TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HCM

-----------------------------------

Bản số: 356/2014/KDTM-ST

Ngày: 07/4/2014

V/v: “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------------

 

NHÂN DANH

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HCM

Với thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

 

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa:         1. Bà Nguyễn Thu A

Các Hội thầm nhân dân:                    2. Bà Lê Thị B

3. Bà Trần Thị Phương C

Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Bà Võ Thu P - Cán bộ Tòa án nhân dân Thành phố HCM.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố HCM tham gia phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Kim T - Kiểm sát viên.

Ngày 07 tháng 4 năm 2014 tại phòng xử Tòa án nhân dân Thành phố HCM xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 814/TLST-KDTM ngày 22 tháng 9 năm 2011 về: “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 47/2014/QĐST-KDTM ngày 17 tháng 02 năm 2014 và Quyết định hoãn phiên tòa số 73/2014/QĐST-KDTM ngày 10 tháng 3 năm 2014 giữa các đương sự:

 

Nguyên đơn:

NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy (gọi tắt là Bên

Địa chỉ: ấp SC 2, quốc lộ 1A, xã SC, huyện XL, tỉnh ĐN

Đại diện theo pháp luật: bà Mai Thị Tuyết Nhung - Giám Đốc (có mặt)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông LVN - Luật sư của Văn

phòng luật sư TV, thuộc Đoàn luật sư tỉnh BP (có mặt)

 

Bị đơn:

BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd (gọi tắt là Bên bán)

Địa chỉ: 435 Orchard Road #21-01 Wisma Atria - Singapore 238877 (vắng mặt) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

 

1.           LQ_Ngân hàng TMCP Thành Danh (gọi tắt là LQ_Thadabank)

Địa chỉ: tầng 8, Văn phòng số L8-01-11+16 Tòa nhà Vincom Center, số 72 LTT, phường BN, Quận X, Thành phố HCM.

Đại diện theo ủy quyền: bà Lê Bạch Mai (theo giấy ủy quyền số 155/2014/EIB/UQ-TGĐ ngày 03/4/2014) (có mặt)

2.           LQ_Ngân hàng Maria Scotta

Địa chỉ: 44 King Street West Toronto, Ontario Canada M5H 1H1

Người đại diện theo ủy quyền: bà Nguyễn Thị Vi (theo giấy ủy quyền ngày 24/9/2012 được hợp pháp hóa lãnh sự tại ốt - Ta - Oa ngày 01/10/2012 bởi Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Canada) (có đơn xin xét xử vắng mặt)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Bà PTLH - Luật sư của Chi nhánh văn phòng luật sư TTVT, thuộc Đoàn luật sư tỉnh BRVT (vắng mặt)

 

Người làm chứng:

Công ty TNHH Giám định VinaControl Thành phố HCM (gọi tắt là VinaControl) Địa chỉ: 80 BHTQ, Phường 9, Quận Y, Thành phố HCM

Đại diện theo ủy quyền: ông Bạch Khánh Nhựt (theo giấy ủy quyền ngày 29/5/2013) (có mặt).

NHẬN THẤY

Trong đơn khởi kiện ngày 15 tháng 9 năm 2011, đơn khởi kiện sửa đổi bổ sung ngày 22 tháng 9 năm 2011 và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, bà Mai Thị Tuyết Nhung - người đại diện hợp pháp của nguyên đơn - NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy trình bày:

Ngày 07/6/2011 NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy (từ đây gọi tắt là Bên mua) và BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd (từ đây gọi tắt là Bên bán) có ký hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số FARCOM/RCN/IVC/036/2011 ngày 07/6/2011 (từ đây gọi tắt là Hợp đồng). Theo nội dung Hợp đồng thỏa thuận Bên mua mua hạt điều thô nguồn gốc Ivory Coast, số lượng là 1000 tấn x l,385,50USD/tấn theo phương thức thanh toán 98% L/C trả chậm trong vòng 90 ngày kể từ ngày giao hàng dựa trên vận tải đơn (B/L) theo tiêu chuẩn chất lượng như sau:

Thu hồi 471bs/80kg và có quyền từ chối nhận hàng khi thu hồi dưới 451bs Hạt: số hạt tối đa là 205/kg .Từ chối là 220 hạt/kg

Độ ẩm tối đa là 10% - Từ chối độ ẩm là trên 12%.

Hàng hóa sẽ được Vinacontrol giám định chất lượng và khối lượng tại thời điểm giao hàng tại Cảng đến là Thành phố HCM.

Do chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) trả chậm trong vòng 90 ngày làm phương thức thanh toán, nên ngày 7 tháng 7 năm 2011, Bên mua đã yêu cầu LQ_Thadabank chi nhánh ĐN mở L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 để Bên mua hoàn thiện thủ tục mua lô hàng từ Bên bán.

Sau khi nhận hàng, theo đúng Điều 8 của Hợp đồng, Bên mua đã kiểm tra lại chất lượng và khối lượng lô hàng tại Cảng dỡ hàng là Cảng Cát Lái Thành phố HCM với sự giám định của Vinacontrol thì phát hiện hàng hóa của Bên bán không đảm bảo chất lượng. Cụ thể theo hai

 

chứng thư của Vinacontrol số 11G04HN05957-01 và số 11G04HN05939-01 ngày 31/8/2011 giám định về khối lượng, phẩm chất và tình trạng hàng hóa thì kết quả giám định thể hiện tỷ lệ bình quân nhân thu hồi hạt điều cho hai lần cắt mẫu hạt điều là 37,6151bs/80kg (tỷ lệ này quá thấp so với điều kiện để từ chối gần l0lbs). Trước sự việc gian lận thương mại đó, Bên mua đã nhiều lần cố gắng liên lạc với Bên bán để giải quyết vấn đề phát sinh về chất lượng lô hàng hạt điều nhập khẩu nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía Bên bán.

Do đó, ngày 15/9/2011, Bên mua nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân Thành phố HCM yêu cầu Bên bán nhận lại lô hàng hạt điều 1.000 tấn vì chất lượng nhân thu hồi nằm trong điều kiện từ chối nhận hàng của Hợp đồng là dưới 451bs, không đồng ý thanh toán tiền mua hàng, đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc LQ_Thadabank tạm ngưng thanh toán cho Bên bán cho đến khi có quyết định khác của Tòa án số tiền 1.313.308,85 USD theo L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do LQ_Thadabank (chi nhánh ĐN) phát hành ngày 07/7/2011 theo cam kết thanh toán của Bên mua.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Bên bán không hợp tác để cùng tìm ra phưomg pháp giải quyết, trong khi lô hàng là hạt điều thô chưa bóc vỏ chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, sau thời gian 12 tháng hạt điều thô sẽ bị hư hỏng và giảm tỉ lệ nhân thu hồi, đồng thời nhân hạt điều sẽ bị nhiễm dầu không thể sử dụng được. Từ khi nhận lô hàng tại Cảng Thành phố HCM, Vinacontrol giám định và kết luận chất lượng nhân thu hồi của lô hàng hạt điều nằm trong điều kiện từ chối nhận hàng, Bên mua đã yêu cầu Vinacontrol niêm chì lô hàng tại kho của Bên mua bằng các số Seal Vinacontrol: 0772911, 0772912, 0772913, 0772914, 0772915. Cho tới thời điểm hiện tại, sự thiếu hợp tác của Bên bán đã khiến vụ việc kéo dài, chất lượng lô hàng đã giảm, chất lượng chỉ còn sử dụng được khoảng 30%.

Hành vi giao hàng kém phẩm chất của Bên bán đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Bên mua vì lô hàng nhận về Bên mua không sử dụng được, không đạt được mục đích của Bên mua khi giao kết hợp đồng là để tái chế xuất khẩu nhân hạt điều đi nước ngoài, nên ngày 12 tháng 6 năm 2013 Bên mua đã đóng tiền tạm ứng án phí cho yêu cầu khởi kiện bổ sung là Yêu cầu hủy bỏ Hợp đồng đồng thời yêu cầu hủy bỏ L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 ngày 07/7/2011 về việc thanh toán cho Bên bán số tiền là USD theo Hợp đồng mua bán ngày 07/6/2011.

 

Tại phiên tòa nguyên đơn đề nghị:

Yêu cầu hủy bỏ Hợp đồng mua bán số FARCOM/RCN/IVC/036/2011 ngày 07/6/2011.

Do hạt điều là mặt hàng thực phẩm dễ hư hỏng nên đề nghị buộc Bên bán phải đến tại kho Bên mua tại địa chỉ ấp SC 2, Quốc lộ 1A, xã SC, huyện XL, tỉnh ĐN ngay khi án có hiệu lực pháp luật để nhận lại toàn bộ lô hàng theo Hợp đồng đã giao. Sau 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nêu Bên bán không đến kho của Bên mua để nhận lại lô hàng thì Thi hành án có quyền bán lô hàng trên, trả lại mặt bàng kho cho Bên mua.

Yêu cầu hủy nghĩa vụ thanh toán của Bên mua đối với L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do LQ_Thadabank chi nhánh ĐN phát hành ngày 07/7/2011 và yêu cầu LQ_Thadabank hoàn trả ngay số tiền ký quỹ để bảo đảm thanh toán L/C là 1.313.308,85 USD cho nguyên đơn.

Yêu cầu Tòa tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011 cho đến khi bản án phát sinh hiệu lực. Đồng thời cho Bên mua nhận lại số tiền 1.500.000.000 đồng mà Bên mua đã thực hiện đảm bảo theo Quyết định của Tòa tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Pasteur khi bản án phát sinh hiệu lực.

 

Trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, Người đại diện theo ủy quyền của LQ_Ngân hàng TMCP Thành Danh (gọi tắt là LQ_Thadabank) - bà Lê Bạch Mai trình bày:

Theo yêu cầu của Bên mua, ngày 07/7/2011, Chi nhánh LQ_Thadabank ĐN đã phát hành L/C số 1801ILUEIB110002 với nội dung nhu sau:

Giá trị L/C 1.357.790 USD

Mục đích nhập khẩu 1.000 tấn hạt điều thô từ Bờ Biển Ngà; Người thụ hưởng: BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd. L/C trả chậm mở theo UCP600; với điều khoản có thể xác nhận

Biện pháp bảo đảm: bảo lãnh của bên thứ ba, TSBĐ; thẻ tiết kiệm.

Ngày đến hạn thanh toán: 29/9/2011 (961.813,66USD) và 17/10/2011 (351.495 19USD)

Sau khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ, Bên mua đã ký nhận thanh toán đủ giá trị và đúng hạn đối với L/C. Căn cứ xác nhận của Bên mua, LQ_Thadabank ĐN đã ký chấp nhận hồi phiếu.

Theo đề nghị của LQ_Thadabank, từ ngày 29/9/2011 đến ngày 20/10/2011, Bên mua đã nộp đủ số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD tại LQ_Thadabank để đảm bảo thanh toán cho LQ_Ngân hàng Maria Scotta (Singapore) theo cam kết thanh toán các bộ chứng từ nhập khẩu của Bên mua.

Đến ngày 28/12/2011, LQ_Thadabank đã giải chấp toàn bộ các sổ tiết kiệm đảm bảo cho việc thanh toán L/C của Bên mua đối với bên thứ ba bảo lãnh, do đó bên thứ ba không còn nghĩa vụ đối với việc thanh toán L/C 1801ILUEIB110002 của Bên mua.

Trên cơ sở đã xác nhận L/C căn cứ vào tình trạng bộ chứng từ LQ_Ngân hàng Maria Scotta Singapore đã chiết khấu miễn truy đòi cho Bên bán đối với 3 bộ chứng từ trị giá 1.313 308,85 USD vào ngày 25/7, 28/7 và 08/8/2011.

Do chất lượng hàng hóa không đúng theo Hợp đồng, Bên mua đã khởi kiện Bên bán tại

Tòa.

Theo nội dung L/C đã phát hành thì L/C được chi phối và áp dụng theo “Quy tắc thực

hành thống nhất về tín dụng chứng từ” phiên bản mới nhất (hiện nay là UCP 600). Theo quy định của UCP 600, LQ_Thadabank với tư cách là Ngân hàng phát hành cam kết thanh toán dựa trên bộ chứng từ xuất trình phù hợp tại Ngân hàng. Khi Bên mua đã ký chấp nhận bộ chứng từ và cam kết thanh toán, đồng nghĩa với việc Bên mua đã thanh toán cho Bên bán. Căn cứ bộ chứng từ hợp lệ và chấp nhận thanh toán của Bên mua, LQ_Thadabank đã ký chấp nhận hối phiếu. LQ_Ngân hàng Maria Scotta Singapore đã chiết khấu miễn truy đòi cho Bên bán đối với 3 bộ chứng từ của L/C nêu trên. Vì vậy, LQ_Ngân hàng Maria Scotta Singapore có quyền khởi kiện LQ_Thadabank tại Trọng tài quốc tế, không phụ thuộc vào việc LQ_Thadabank thực hiện lệnh ngưng thanh toán theo phán quyết của Tòa án.

Tại Tòa, LQ_Thadabank không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu Tòa án hủy bỏ L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 và yêu cầu buộc LQ_Thadabank hoàn trả ngay số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD cho nguyên đơn. LQ_Thadabank đề nghị Tòa án hủy bỏ ngay Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011 để LQ_Thadabank thanh toán cho LQ_Ngân hàng Maria Scotta theo đúng thỏa thuận tại L/C.

 

Theo đơn ngày 24 tháng 9 năm 2012 đề nghị tham gia tố tụng với tư cách Người có quyền, lợi ích liên quan và trong quá trình giải quyết vụ án, Người đại diện theo ủy quyền LQ_Ngân hàng Maria Scotta - bà Nguyễn Thị Vi trình bày:

Bên bán - BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd là một khách hàng của LQ_Ngân hàng Maria Scotta tại Singapore trong việc mở thư tín dụng thanh toán cho các Hợp đồng mua bán ngoại thương. Trong thời gian qua, LQ_Ngân hàng Maria Scotta tại Singapore đã nỗ lực liên hệ với Bên bán đề nghị Bên bán đến Tòa giải quyết tranh chấp nhưng Bên bán không hợp tác.

Căn cứ Hợp đồng ngoại thương số FARCOM/RCN/IVC/036/2011 và Thư tín dụng số 180LUEIB110002 ngày 7/7/2011 thì LQ_Ngân hàng Maria Scotta là Ngân hàng chỉ định của Bên bán để thực hiện Thư tín dụng đảm bảo thanh toán do Ngân hàng LQ_Thadabank phát hành.

Phù hợp với nội dung của Quy tắc UCP 600, LQ_Ngân hàng Maria Scotta tại Singapore đã chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ được xuất trình bởi Bên bán và đã thanh toán giá trị của thư tín dụng cho Bên bán vào ngày 25/7/2011, ngày 28/7/2011 và ngày 08/8/2011. Như vậy, LQ_Ngân hàng Maria Scotta đã mua Thư tín dụng số 1801ILUEIB110002 cùng các chứng từ có liên quan một cách hợp pháp và trở thành người thụ hưởng trực tiếp toàn bộ và bất cứ khoản thanh toán nào của Thư tín dụng này. Sau khi bộ chứng từ được xuất trình theo đúng quy định của Thư tín dụng nêu trên, LQ_Thadabank đã xác nhận chấp nhận bộ chứng từ và cam kết sẽ thanh toán cho LQ_Ngân hàng Maria Scotta vào ngày 29/9/2011 và 17/10/2011 nhưng việc thanh toán đã không được tiến hành do Bên mua đề nghị và Tòa án đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011. Do đó, hành vi yêu cầu Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật của Bên mua và Quyết định áp dụng biện pháp khấn cấp tạm thời của Tòa đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho quyền và lợi ích của LQ_Ngân hàng Maria Scotta. Trong khi LQ_Ngân hàng Maria Scotta đã thanh toán đầy đủ cho Bên bán nhưng lại không nhận được thanh toán từ LQ_Thadabank nên LQ_Ngân hàng Maria Scotta đang phải gánh chịu và trả tiền lãi vay rất lớn trong thời gian dài khi Thư tín dụng nêu trên không được thanh toán.

LQ_Ngân hàng Maria Scotta yêu cầu Tòa án hủy bỏ ngay Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011 và yêu cầu Bên mua bồi thường thiệt hại gây ra cho LQ_Ngân hàng Maria Scotta từ hành vi yêu cầu Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật khiến LQ_Ngân hàng Maria Scotta không nhận được thanh toán giá trị thư tín dụng nêu trên từ LQ_Thadabank. Khoản tiền LQ_Ngân hàng Maria Scotta yêu cầu bồi thường thiệt hại là khoản tiền lãi vay mà LQ_Ngân hàng Maria Scotta hiện đang phải trả dựa trên tồng số tiền phải thanh toán theo 03 bộ chứng từ xuất trình phù hợp cho LQ_Thadabank tương ứng với thời gian chậm thanh toán được tính từ ngày đến hạn thanh toán theo cam kết của LQ_Thadabank (29/9/2011) đến ngày LQ_Ngân hàng Maria Scotta nộp Đơn yêu cầu tham gia tố tụng trong vụ kiện và dựa trên lãi suất vay Đôla Mỹ không kỳ hạn của liên ngân hàng tại thời điểm nộp đơn (3.8%/12 tháng). Tổng số tiền thiệt hại mà LQ_Ngân hàng Maria Scotta tại Canada yêu cầu Bên mua bồi thường là 33.270,49 USD tương đương 694.188.774 VNĐ.

Ngày 28 tháng 3 năm 2014 bà Nguyễn Thị Vi là người đại diện theo ủy quyền của LQ_Ngân hàng Maria Scotta đến Tòa gửi đơn yêu cầu được vắng mặt trong phiên tòa xét xử ngày 7 tháng 4 năm 2014, đồng thời gửi bản tự bảo vệ ngày 28/3/2014 với yêu cầu độc lập như đã trình bày.

 

 

 

Đại diện ủy quyền của Công ty VinaControl trình bày:

- Theo yêu cầu của Bên mua, từ ngày 11/8/2011 đến ngày 14/8/2011 giám định viên Vinacontrol đã có mặt tại Trạm cân số 2 đế giám định số lượng, khối lượng, phẩm chất, chất lượng và tình trạng hàng hóa theo đúng các điều khoản Hợp đồng số FARCOM/RCN/IVC/306/2011 ngày 07/6/2011 đã ký giữa Bên mua và Bên bán. Vinacontrol Thành phố HCM dựa vào kết quả giám định lô hàng và kết quả phân tích các mẫu hàng đã căt, ngày 31/8/2011 phát hành Chứng thư số 11G04HN045957-01 và Chứng thư số 11G04HN045939-01.

Ngày 07/9/2011, theo yêu cầu của Bên mua, Vinacontrol Thành phố HCM đâ tiến hành niêm phong bang seal của Vinacontrol toàn bộ lô hàng trên.

Tại Tòa, người đại diện của Vinacontrol cam đoan đã khai báo trung thực và cam kết Chửng thư số 11G04HN05939-01 và số 11G04HN05957-01 ngày 31/8/2011 giám định về khối lượng, phẩm chất và tình trạng hàng hóa và Chứng thư của Vinacontrol đã được thực hiện đúng trình tự thủ tục, quy trình đúng luật và hoàn toàn chính xác. Giám định viên của Vinacontrol giám định lô hàng đủ tiêu chuẩn Giám định viên theo quy định của Điều 259 Luật Thương mại. Vinacontrol chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của kết quả và kết luận tại hai Chứng thư số 11G04HN05957-01 ngày 31/8/2011 và số 11G04HN05939-01 ngày 31/8/2011.

Mặc dù Tòa án nhân dân Thành phố HCM đã 4 lần gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ thông qua Bộ Tư pháp gửi hồ sơ văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo đúng quy định của Luật Tương trợ tư pháp 2007 và Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp để thông báo cho Bên bán là BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd biết Tòa án nhân dân Thành phố HCM đã thụ lý vụ án với nội dung và yêu cầu như nguyên đơn trình bày ở trên và tống đạt Thông báo thụ lý vụ án, Thông báo hòa giải và Quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Bên bán theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Đồng thời yêu cầu Bên bán trình bày ý kiến đối với nội dung và yêu cầu khởi kiện của Bên mua kèm theo các chứng cứ gửi đến Tòa. Tòa án nhân dân Thành phố HCM đã được Bộ Tư pháp thông báo là các văn bản ủy thác tư pháp nêu trên đã được Bộ ngoại giao Singapore có công hàm phúc đáp cho biết việc tống đạt đã được thực hiện thành công cho BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd nhưng Bên bán vẫn không đến Tòa, không phản hồi và không nộp bất kỳ tài liệu chứng cứ nào nên Tòa án không tiến hành hòa giải được và quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn có yêu cầu Tòa triệu tập ông Janki Dass Jajoo (là người môi giới cho nguyên đơn mua hàng của Bên bán) đến Tòa với tư cách người làm chứng. Tòa án đã nhiều lần triệu tập hợp lệ yêu cầu ông Janki Dass Jajoo đến Tòa để cung cấp lời khai nhưng ông Janki Dass Jajoo từ chối không khai báo và không có mặt tại tòa.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố HCM phát biểu: Việc Tòa án nhân dân Thành phố HCM thụ lý và tiến hành giải quyết vụ án là đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa những người tiên hành tố tụng và những người tham gia tố tụng đều tuân thủ đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

 

 

XÉT THẤY:

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

Về thẩm quyền giải quyết vụ án:

Đây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại phát sinh từ quan hệ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa thương nhân trong nước với thương nhân nước ngoài có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận, bị đơn ở nước ngoài. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận nơi nhận hàng là Cảng Thành phố HCM và các bên không có thỏa thuận chọn trọng tài. Nơi nhận hàng tại Cảng Thành phố HCM là nơi thực hiện hợp đồng. Nguyên đơn đã làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân Thành phố HCM giải quyết vụ tranh chấp này, căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 29, Điều 34, Điểm g Khoản 1 Điều 36, Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều 410 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã sửa đổi, bổ sung năm 2011 (từ nay gọi tẳt là BLTTDS), Tòa án nhân dân Thành phố HCM Việt Nam là Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc những tranh chấp liên quan khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nêu trên.

Về luật áp dụng giải quyết: Tại Điều 15 của Hợp đồng các bên cùng thoả thuận Hợp đồng chịu sự chi phối bởi luật Việt Nam và nếu có tranh chấp sẽ áp dụng pháp luật Việt nam giải quyết, nên căn cứ pháp luật cần áp dụng để xét xử vụ án này là pháp luật của Việt Nam.

Về thời hiệu khởi kiện: Căn cứ vào Khoản 3 Điều 159 BLTTDS, Bên mua đã làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án trong thời hạn quy định (2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm), do đó cần được chấp nhận thụ lý để giải quyết.

 

Về việc xét xử vắng mặt bị đơn - Bên bán BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd:

Bị đơn - Bên bán có trụ sở ở nước ngoài nên Tòa án đã thực hiện việc tống đạt hợp lệ cho Bên bán thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam theo đúng quy định của BLTTDS, Luật Tương trợ tư pháp 2007 và Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP- BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp để tham gia tố tụng, tham gia hòa giải cũng như tham gia phiên tòa nhưng Bên bán vẫn vắng mặt và không có ý kiến phản hồi nên căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 199 và Khoản 3 Điều 202, Điều 417 của BLTTDS, Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vắng mặt Bị đơn.

 

Về việc xét xử vắng mặt Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - LQ_Ngân hàng Scotta Maria

Tòa án đã tống đạt hợp lệ cho bà Nguyễn Thị Vi là Người đại diện theo ủy quyền  của

LQ_Ngân hàng Maria Scotta nhưng bà Vi có gửi đơn yêu cầu Tòa xét xử váng mặt và gửi bản bảo vệ yêu cầu độc lập tại phiên tòa ngày 7 tháng 4 năm 2014, căn cứ Khoản 1 Điều 199 BLTTDS, Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt người đại diện theo ủy quyền của LQ_Ngân hàng Maria Scotta.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của LQ_Ngân hàng Maria Scotta đã được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt, căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 199 BLTTDS, Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của LQ_Ngân hàng Maria Scotta.

 

Về nội dung tranh chấp:

1/ Xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn - Bên mua, Yêu cầu Tòa hủy bỏ Hợp đồng mua bán số FARCOM/RCN/IVC/036/2011 ngày 07/6/2011 trả lại toàn bộ lô hàng cho bị đơn - Bên bán. Hội đồng xét xử nhận định nhu sau:

Hợp đồng được lập thành văn bản được ký và đóng dấu bởi đại diện hợp pháp của cả Bên mua và Bên bán, tại Điều 15 của Hợp đồng hai bên thỏa thuận khi có tranh chấp áp dụng luật Việt Nam.

Nội dung Hợp đồng thể hiện: Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán hàng hóa theo các điều khoản và điều kiện sau đây:

1.           Tên hàng: Hạt điều thô khô, mùa vụ 2011

2.           Số lượng: 1000 tấn +/- 10% do bên bán chọn

3.           Nguồn gốc: IVORY COAST

4.           Qui cách chất lượng: Độ ẩm tối đa 10%

Số hạt tối đa 205 hạt/kg

Tỷ lệ thu hồi: tối thiểu 47 pounds/80 kg.

5.           Phạt/Từ chối: trong trường hợp tiêu chuẩn thấp hom như những điều khoản đã được thỏa thuận, mức Phạt/Từ chối nhận hàng sẽ được áp dụng như sau:

Tiêu chuẩn                             Phạt                                                            Từ chối

Tỷ lệ nhân thu hồi:                USD 29/tấn cho 1 pound thu hồi thiếu      dưới 45 lbs/80 kgs Số hạt:     USD 6/tấn cho mỗi 10 hạt dư ra         trên 220 hạt

Độ ẩm:                                   USD 5/tấn cho mỗi 1% tăng                       trên 12%

6.           Đóng gói: hàng hóa sẽ được đóng khoảng 80 kg trong bao bố

7.           Giá: 1,385.50 đô la Mỹ/tấn CIF Cảng Thành phố HCM (Trọng lượng và Chất lượng được xác định tại cảng đến). Trị giá lô hàng: 1385,500 đô la Mỹ (+/- 10%).

8.           Điều khoản thanh toán: 98% không hủy ngang, L/C trà chậm 90 ngày kể từ ngày xuất trình bộ chứng từ hợp lệ tại ngân hàng bên bán chỉ định là: LQ_NGÂN HÀNG MARIA SCOTTA SCOTIA BANK, SINGAPORE - SWIFT CODE: NOSCGSG

Bên mua mở L/C trong vòng 5 ngày làm việc từ ngày ký Hợp đồng. 98% thanh toán theo trị giá L/C và thanh toán khoản còn lại 2% trong vòng 10 ngày kể từ ngày xuất B/L sau khi chất lượng và trọng lượng được điều chỉnh theo Giám định của Vinacontrol/SGS tại cảng đến. Người mua chỉ có quyền kiểm định lại chất lượng và trọng lượng tại càng đến với Cơ quan giám định SGS hoặc Vinacontrol Vietnam mà thôi. Trong trường hợp có bất kỳ sự tranh chấp nào về chất lượng và trọng lượng, Bên mua và Bên bán tiến hành cắt mẫu 3 lần cùng với Vinacontrol và lấy trung bình cộng của 3 lần cắt mẫu cho bảng tính toán cuối cùng. Trọng lượng sẽ được cân tại cảng đến.

Bên mua sẽ mở L/C trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng hoặc bị phạt 10% và phải trả khoản tiền này cho đại lý hoặc đại diện của Bên bán bằng tiền nội tệ. Trong trường hợp L/C không được mở trong vòng 2 tuần (14 ngày) kể từ ngày ký hợp đồng, Bên mua sẽ bị mất khoản tiền đặt cọc và hợp đồng xem như được hủy bởi lỗi của Bên mua.

Giao hàng: trước hoặc ngay ngày 10 tháng 7 năm 2011. Cho phép cảng chuyển tải. Cho phép giao hàng từng phần. Hàng hóa chỉ được giao trên công 20 feet hoặc 40 feet.

Kiểm định: hàng hóa sẽ được kiểm định tại cảng xuất phát bởi Cơ quan giám định độc

 

lập, Cơ quan phát hành chứng thư giám định về khối lượng, phẩm chất và tình trạng hàng hóa. Bên mua có quyền kiểm tra lại hàng hóa tại cảng đến như Điều 8 của Hợp đồng.

Hội đồng xét xử nhận thấy:

Xét về hình thức và nội dung của Hợp đồng là không vi phạm quy định của pháp luật, phù hợp các quy định tại các Điều, Khoản, Mục II về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa của Luật Thương mại năm 2005 (từ đây gọi tắt là LTM)

Thực hiện hợp đồng nói trên, khi hàng về đến Cảng Thành phố HCM, Bên mua đã yêu cầu Vinacontrol Thành phố HCM giám định phẩm chất và chất lượng hàng theo đúng thỏa thuận của các bên tại Điều 8 và Điều 11 của Hợp đồng. Theo Chứng thư giám định về khối lượng phẩm chất và tình ưạng hàng hóa ngày 31/8/2011 của Vinacontrol xác định: Tỷ lệ nhân hạt điều thu hồi cho hai lần cắt mẫu: Kết quà lần 1 là 38,2 lbs/80kg và kết quả lần 2 là 37,03 lbs/80kg. (Trong khi Điều 5 hợp đồng quy định rõ nêu tỷ lệ nhân thu hồi dưới 45 lbs/80kg thì có quyền từ chối nhận hàng).

Ngay khi có kết quả giám định về chất lượng hàng hóa do Vinacontrol phát hành, Bên mua đã khiếu nại và khởi kiện Bên bán giao hàng không đúng với quy định về chất lượng hàng hóa qui định tại Hợp đồng nhưng Bên bán không hợp tác nên Bên mua căn cứ vào Chứng thư giám định của Vinacontrol khởi kiện bị đơn là Bên bán. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã nhiều lần triệu tập hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật cho bị đơn, thông báo cho bị đơn biết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn dựa theo Chứng thư giám định của Vinacontrol đồng thời yêu cầu bị đơn gửi văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và ý kiến đối với hai Chứng thư giám định của Vinacontrol, nhưng bị đơn vẫn không đến Tòa và không có ý kiến phản đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, cũng không có ý kiến khiếu nại gì với hai chứng thư giám định của Vinacontrol và không nộp bất kỳ tài liệu chứng cứ nào để Tòa án xem xét. Như vậy, căn cứ Điều 79 BLTTDS coi như bị đơn đã từ bỏ quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng, không xuất trình được chứng cứ để chứng minh kết quả Chứng thư giám định của Vinacontrol là không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định theo Điều 261 LTM, ưong khi Vinacontrol là tổ chức giám định được các bên chỉ định trong hợp đồng thực hiện giám định lô hàng, cách thức trình tự thủ tục giám định của Vinacontrol cũng đã được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Do đó, căn cứ Khoản 1 Điều 262 LTM có đủ cơ sở để Hội đồng xét xử công nhận hai Chứng thư giảm định của Vinacontrol là đúng, có giá trị pháp lý đối với tất cà các bên tranh chấp vì trong hợp đồng có thỏa thuận sử dụng chứng thư giám định của tổ chức giám định Vinacontrol để làm căn cứ khiếu nại, được công nhận là chứng cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 83 BLTTDS.

Căn cứ vào các chứng cứ do Bên mua xuất trình trong đó có Chứng thư giám định của Vinacontrol đã có đủ cơ sở đề cho rằng Bên bán đã có lỗi giao hàng không phù hợp với Hợp đồng theo Điều 39 LTM nên Bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Nguyên đơn đã có khiếu nại về việc chất lượng hàng hóa không đúng theo Hợp đồng và yêu cầu Bên bán khác phục sửa chữa là phù hợp với qui định tại Khoản 1 Điều 292 LTM nhưng Bên bán không khắc phục sữa chữa, do đó theo Điều 5 của Hợp đồng,

Bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Mặt khác, việc Bên bán giao hàng không đúng phẩm chất và không chịu khắc phục sửa chữa theo khiếu nại của Bên mua làm cho Bên mua bị thiệt hại nghiêm trọng, hàng không sử dụng được nên Bên mua không đạt được mục đích của hợp đồng do đó có cơ sở cho rằng Bên bản đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng theo Khoản 13 Điều 3 LTM. Vì vậy, nguyên đơn yêu cầu hủy bỏ toàn bộ Hợp đồng, trả lại lô hàng cho Bên bán là có căn cứ pháp luật, phù hợp với thỏa thuận của các bên khi ký kết Hợp đồng và

 

đúng với các quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 312, Khoản 1 Điều 314 LTM nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.

 

Tại Tòa, đại diện của nguyên đơn trình bày: Từ khi nhận lô hàng tại Cảng Thành phố HCM, Vinacontrol giám định và kết luận chất lượng nhân thu hồi cùa lô hàng hạt điều nằm trong điều kiện từ chối nhận hàng mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng, ngay sau đó NĐ_Công ty Phát Huy đã yêu cầu Vinacontrol niêm phong toàn bộ lô hàng tại kho của Bên mua bằng các niêm chì số Seal Vinacontrol: 0772911, 0772912, 0772913, 0772914, 0772915 để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên khi phát sinh tranh chấp. Do đó, nguyên đơn yêu cầu buộc Bên bán phải đến nhận lại hàng tại kho của Bên mua, nếu quá 30 ngày kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật mà Bên bán không đến nhận hàng thì đề nghị Thi hành án bán phát mãi lô hàng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp lô hàng không còn giá trị sử dụng hoặc không thể phát mãi được thì nguyên đơn tự nguyện chịu mọi chi phí phát sinh để cơ quan Thi hành án tiêu hủy lô hàng, yêu cầu này là có cơ sở nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.

2/ Xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đòi hủy bỏ nghĩa vụ phải thanh toán theo L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do LQ_Thadabank (chi nhánh ĐN) phát hành ngày 07/7/2011 và yêu cầu LQ_Thadabank hoàn trả lại số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD để bảo đảm thanh toán L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 ngày 07/7/2011:

Hội đồng xét xử nhận thấy: Phương thức thanh toán bằng L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do LQ_Thadabank - chi nhánh ĐN phát hành ngày 07/7/2011 là một phần không thể tách rời của hợp đồng mua bán, L/C được lập trên cơ sở Hợp đồng ) mua bán (điều khoản thanh toán tiền hàng bằng L/C là một phần không tách rời của hợp đồng mua bán). Theo Điều 8 của Hợp đồng, Bên mua và Bên bán thỏa thuận phương thức thanh toán là mở L/C trả chậm 90 ngày kể từ ngày xuất trình bộ chứng từ hợp lệ tại Ngân hàng LQ_Ngân hàng Maria Scotta. Tại Tòa, Bên mua xác định việc thỏa thuận trả chậm 90 ngày kề từ ngày nhận hàng để có thời gian cho các bên yêu cầu tổ chức giám định kiểm tra về chất lượng hàng hóa và tìm ra phương thức giải quyết. Như phân tích trên,

Hợp đồng mua bán hàng hóa đã bị hủy bỏ toàn bộ do Bên bán vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng, nên theo qui định tại Khoản 1 Điều 314 LTM thì hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Do Bên bán chưa hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nên Bên mua chưa có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng cho Bên bán theo qui định tại Khoản 1 Điều 314 LTM. Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của Bên mua chưa phát sinh nên nghĩa vụ của người bảo lãnh là Ngân hàng LQ_Thadabank cũng chưa phát sinh, tức là L/C trả chậm số 1801ILU cũng không thể được thanh toán cho người thụ hưởng là Bên bán.

Xét ý kiến của Người đại diện hợp pháp của Ngân hàng LQ_Thadabank và Người đại diện hợp pháp của LQ_Ngân hàng Maria Scotta cho rằng: theo quy định của UCP 600, khi Bên mua đã ký chấp nhận bộ chứng từ và cam kết thanh toán, theo thông lệ quốc tế, điều này đồng nghĩa với việc Bên mua đã thanh toán cho Bên bán. Căn cứ Bộ chứng từ hợp lệ và chấp nhận thanh toán của Bên mua, LQ_Thadabank đã ký chấp nhận hối phiếu cho LQ_Ngân hàng Maria Scotta Singapore. Theo đó, LQ_Ngân hàng Maria Scotta Singapore đã chiết khấu miễn truy đòi cho Bên bán đối với 3 bộ chứng từ của L/C nêu trên. Vì vậy, căn cứ vào Điều 4 và Điều 5 UCP 600 thì bắt buộc Ngân hàng LQ_Thadabank phải thanh toán L/C theo đúng cam kết cho Ngân hàng LQ_Ngân hàng Maria Scotta vì các ngân hàng không liên quan đến hợp đồng mua bán và không bị ràng buộc bởi những điều khoản mà Bên mua và Bên bán đã thỏa thuận   trong Hợp

 

10/15

 

đồng. Ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung bộ chứng từ do Bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng để trả tiền cho Bên bán, do đó đề nghị Tòa án hủy bỏ Quyết định áp dụng biển pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011 để LQ_Thadabank thanh toán cho LQ_Ngân hàng Maria Scotta theo đúng cam kết.

Hội đồng xét xử nhận thấy: Thư tín dụng là sự cam kết chắc chắn của ngân hàng mở thư tín dụng thanh toán nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong thư tín dụng. Bản chất của thư tín dụng là Bên bán chắc chắn sẽ được thanh toán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ. Người tạo lập ra chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc xuất trình chứng từ. Các chứng từ được xuất trình chỉ có thể là đúng hoặc không đúng và phải bảo đảm tính trung thực của bộ chứng từ. Chỉ cần các điều kiện trong thư tín dụng được thoả mãn và người thụ hưởng xuất trình đúng bộ chứng từ thì việc thanh toán sẽ được thực hiện, nếu thiết lập chứng từ không đúng với thực tế (chứng từ bất hợp lệ) thì ngân hàng phải từ chối thanh toán. Bản quy tắc UCP 600 được ban hành nhằm giúp cho các bên giao dịch thuận tiện trong việc thanh toán quốc tế, một khi các bên đã thỏa thuận chọn áp dụng bản quy tắc này thì các bên phải tôn trọng và không được tự ý đơn phương làm trái quy tác. Tuy nhiên như trên đã phân tích, sau khi phát sinh tranh chấp, Bên mua đã yêu cầu Tòa án phán xử. Hội đồng xét xử đã có đủ căn cứ xác định bộ chứng từ mà Bên bán xuất trình để yêu cầu thanh toán là không hợp lệ do không phản ánh đúng thực tế chất lượng hàng hóa, Bên mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng thì các bên bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của Tòa án chứ không thể viện dẫn vào UCP để buộc Bên bán trả tiền cho Bên mua mặc dù Bên bán có hành vi gian lận thương mại. Tòa án không thể vừa tuyên bố Bên bán chưa hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (vì đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng mà không chịu sửa đổi khác phục) lại vừa buộc Bên mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng, trong khi Hợp đồng mua bán các bên đã thỏa thuận rõ Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng bàng L/C trả chậm 90 ngày sau khi nhận hàng. Do đó, đề nghị của LQ_Ngân hàng Maria Scotta và Ngân hàng LQ_Thadabank về việc yêu cầu Tòa án ra quyết định Hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011 của Tòa án nhân dân Thành phố HCM để LQ_Thadabank thanh toán ngay L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 ngày 07/7/2011 cho LQ_Ngân hàng Maria Scotta Singapore là không có cơ sở để chấp nhận.

Với những nhận định trên, xét thấy L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do LQ_Thadabank chi nhánh ĐN phát hành ngày 07/7/2011 là không có hiệu lực thanh toán kể từ ngày 21 tháng 8 năm 2011 (Điều 31E của L/C), LQ_Thadabank không có nghĩa vụ thanh toán cho LQ_Ngân hàng Maria Scotta theo L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do LQ_Thadabank chi nhánh ĐN phát hành ngày 07/7/2011 nên Hội đồng xét xử có cơ sở chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn: Buộc LQ_Thadabank hoàn trả lại cho nguyên đơn số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD (mà LQ_Thadabank đang tạm giữ) để bảo đảm thanh toán L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do LQ_Thadabank chi nhánh ĐN phát hành ngày 07/7/2011.

Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011 và Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 100/2011/QĐ/BPĐB ngày 23 tháng 9 năm 2011 của Tòa án nhân dân Thành phố HCM cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ Khoản 2 Điều 122 BLTTDS, có cơ sở chấp nhận cho nguyên đơn được nhận lại số tiền 1.500.000.000 đồng trong tài khoản phong tỏa số 1022130.3441.012 tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Pasteur mà nguyên đơn đã thực hiện việc gửi tài  sản

 

đảm bảo theo Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 100/2011/QĐ/BPĐB ngày 23 tháng 9 năm 2011 của Tòa án nhân dân Thành phố HCM ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật. 3/ Xét yêu cầu của LQ_Ngân hàng Maria Scotta về việc buộc nguyên đơn phải bồi

thường thiệt hại từ việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với L/C trả chậm số

1801ILUEIB110002 do LQ_Ngân hàng TMCP Thành Danh chi nhánh ĐN phát hành ngày 07/7/2011 vói số tiền là 33.270,49 USD (tương đương 694.188.774 đồng), Hội đồng xét xử nhận thấy:

Căn cứ chứng thư giám định của Vinacontrol có cơ sở cho rằng Bên bán đã giao hàng không phù hợp với Hợp đồng, nguyên đơn đã nhiều lần cố gắng liên lạc với Bên Bán để yêu cầu khắc phục sửa chữa sự không phù hợp đó, nhưng Bên bán không phản hồi nên Bên mua khởi kiện và căn cứ Khoản 3 Điều 51 LTM, Khoản 1 Điều 100 và Khoản 1 Điều 99 của BLTTDS, việc nguyên đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Buộc LQ_Thadabank (chi nhánh ĐN) tạm ngưng thanh toán L/C số 1801ILUEIB110002 trị giá 1.313.308,85 USD” là cần thiết để giải quyết vụ án.

Sau khi bên mua nộp số tiền 1.500.000.000 đồng vào tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Pasteur theo Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm của Tòa án nhân dân Thành phố HCM thì ngày 23/9/2011, Tòa án nhân dân Thành phố HCM đã ban hành quyết định Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời qui định tại Khoản 12 Điều 102 và Điều 115 của BLTTDS về việc: “Tạm ngưng thanh toán cho BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd cho đến khi có quyết định khác của Tòa án số tiền 1.313.308,85 USD theo L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do LQ_Thadabank (chi nhánh ĐN) phát hành ngày 07/7/2011 theo cam kết thanh toán của NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy” để bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được là có căn cứ pháp luật, phù hợp với quy định tại Điều 99, Điều 100 BLTTDS. Do đó không có căn cứ chấp nhận lập luận của Người đại diện hợp pháp của LQ_Ngân hàng Maria Scotta cho ràng việc nguyên đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là vi phạm pháp luật làm thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của LQ_Ngân hàng Maria Scotta.

Như trên đã phân tích, việc Hợp đồng mua bán bị hủy bỏ là hoàn toàn do lỗi của Bên bán, LQ_Ngân hàng Maria Scotta Singapore đã chiết khấu miễn truy đòi cho Bên bán đối với 3 bộ chứng từ của L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002, nhưng Bên bán đã sử dụng bộ chứng từ không hợp lệ thì Ngân hàng LQ_Ngân hàng Maria Scotta có quyền yêu cầu Bên bán hoàn trả lại số tiền đã chiết khấu do sử dụng bộ chứng từ không hợp lệ. Nguyên đon không có lỗi nên căn cử Điều 604 Bộ luật Dân sự, việc Ngân hàng LQ_Ngân hàng Maria Scotta yêu cầu Bên mua phải bồi thường thiệt hại từ việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không cỏ cơ sở để Hội đồng xét xử chấp nhận.

Về án phí Kinh doanh thưong mại sơ thẩm:

Căn cứ Điều 131 BLTTDS và Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án:

Do toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận nên nguyên đơn không phải chịu án phí Kinh doanh thương mại sơ thẩm.

BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd phải chịu án phí Kinh doanh thương mại sơ thẩm có giá ngạch trên trị giá lô hàng. Quy đồi 1.313.308,85 USD theo tỷ giá ngoại tệ mua vào do Ngân hàng Vietcombank công bố ngày 07/4/2014 (1USD= 21.080 VNĐ) thành tiền đồng Việt Nam là 27.681.550.558 đồng. Do đó án phí Kinh doanh thương mại sơ thẩm BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd phải chịu là 135.684.500 đồng.

 

Ngân hàng LQ_Thadabank phải chịu án phí Kinh doanh thương mại sơ thẩm không có giá ngạch là 2.000.000 đồng do phải hoàn trả tài sản bảo đảm cho việc thanh toán L/C là số tiền ký quỹ của nguyên đơn.

LQ_Ngân hàng Maria Scotta phải chịu án phí Kinh doanh thương mại sơ thẩm có giá ngạch đối với yêu cầu bồi thường là 694.188.774 đồng không được chấp nhận.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Áp dụng Điểm a Khoản 1 Điều 29, Khoản 3 Điều 33, Điểm a Khoản 1 Điều 34, Điểm g Khoản 1 Điều 36, Điều 79, Khoản 5 Điều 83, Điều 99, Điều 100, Điều 115, Điều 117, Điều

120, Điều 131, Điều 199, Điều 202, Điều 245, Điểm e Khoản 2 Điều 410 và Khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011);

Áp dụng Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005;

Áp dụng Khoản 13 Điều 3, Điều 34, Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 51, Điều 259,

Điều 260, Điều 261, Khoản 1 Điều 262, Điều 292, Điều 306, Điều 312, Khoản 1 Điều 314 Luật Thương Mại;

Áp dụng Điều 24 và Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án ; Tuyên xử:

Hủy bỏ Hợp đồng mua bán số FARCOM/RCN/IVC/036/2011 ngày 07/6/2011 giữa Bên bán là BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd và Bên mua là NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy.

Buộc BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd nhận lại toàn bộ lô hàng hạt điều thô Ivory Coast số lượng là 1.000 tấn đã giao theo Hợp đồng mua bán số FARCOM/RCN/IVC/036/2011 để tại địa chỉ: kho NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy ấp SC 2, Quốc lộ 1A, xã SC, huyện XL, tỉnh ĐN. Sau 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd không đến nhận lại lô hàng trên thì cơ quan Thi hành án có quyền bán phát mãi lô hàng theo quy định của pháp luật trả lại mặt bằng kho cho NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy.

L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do LQ_Ngân hàng TMCP Thành Danh chi nhánh ĐN phát hành ngày 07/7/2011 không còn hiệu lực thanh toán.

LQ_Ngân hàng TMCP Thành Danh không có nghĩa vụ thanh toán cho LQ_Ngân hàng Maria Scotta theo L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do LQ_Ngân hàng TMCP Thành Danh chi nhánh ĐN phát hành ngày 07/7/2011.

Buộc LQ_Ngân hàng TMCP Thành Danh phải hoàn trả cho NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy tài sàn bảo đảm cho việc thanh toán L/C là số tiền ký quỹ 1.313.308,85 (một triệu ba trăm mười ba ngàn ba trăm lẻ tám đô la Mỹ và tám mươi lăm cent) USD .

Tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng tại Quyết định số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23/9/2011 của Tòa án nhân dan Thành phố HCM và biện pháp bảo đảm áp dụng tại Quyết định số 100/2011/QĐ/BPĐB ngày 23 tháng 9 năm 2011 của Tòa án nhân dân Thành phố HCM cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy được nhận lại toàn bộ số tiền 1.500.000.000 đồng (một tỉ năm trăm triệu đồng) ký quỹ trong tài khoản phong tỏa số 1022130.3441.012 tại Ngân

 

hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (chi nhánh Pasteur) mà NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy đã thực hiện việc gửi tài sản đảm bảo theo Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 100/2011/QĐ/BPĐB ngày 23 tháng 9 năm 2011 của Tòa án nhân dân Thành phố HCM khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Không chấp nhận yêu cầu của LQ_Ngân hàng Maria Scotta đòi NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy phải bồi thường thiệt hại với số tiền là 33.270,49 USD, tương đương 694.188.774 VNĐ.

Án phí Kinh doanh thương mại sơ thẩm:

BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd phải chịu án phí Kinh doanh thương mại sơ thẩm là 135.684.500 (một trăm ba mươi lăm triệu sáu trăm tám mươi bốn ngàn năm trăm) đồng.

LQ_Ngân hàng Maria Scotta phải chịu án phí Kinh doanh thương mại sơ thẩm là

31.767.500 đồng (ba mươi mốt triệu bảy trăm sáu mươi bảy ngàn năm trăm đồng).

Cấn trừ vào số tiền tạm ứng án phí 15.884.000 đồng (mười lăm triệu tám trăm tám mươi bốn ngàn đồng) đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí số AG/2010/04464 ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố HCM. LQ_Ngân hàng Maria Scotta còn phải nộp 15.883.500 đồng (mười lăm triệu tám trăm tám mươi ba ngàn năm trăm đồng).

NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy không phải chịu án phí, nên được nhận lại số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 57.286.603 đồng (Năm mươi bảy triệu hai trăm tám mươi sáu ngàn sáu trăm lẻ ba đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí số AE/2010/09792 ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố HCM   và

2.000.000 đồng (hai triệu đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí số AG/2010/05378 ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố HCM.

- LQ_Ngân hàng TMCP Thành Danh phải chịu án phí Kinh doanh thương mại sơ thẩm là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng).

Việc thi hành án được thực hiện tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy, nếu LQ_Thadabank không chịu thanh toán số tiền nói trên thì còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án là 5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, ngày nghĩa vụ đến hạn hoặc từng định kỳ nghĩa vụ đến hạn được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Các đương sự có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án đối với NĐ_Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dịch vụ Phát Huy và LQ_Ngân hàng TMCP Thành Danh và kể từ ngày bản án được tống đạt hợp lệ đối với BĐ_Công ty Ms Nami Commodities Ltd và LQ_Ngân hàng Maria Scotta.

 

 

  

 

Tên bản án

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 356/2014/KDTM-ST

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án

VẤN ĐỀ PHÁP LÝ:

1.       Vấn đề xác định vi phạm cơ bản nghĩa vụ trong Hợp đồng (Điều 308, 310, 312 Luật thương mại)

Trong trường hợp các Bên có xác định cụ thể những vi phạm nào vi phạm cơ bản thì những vi phạm đó sẽ được xem là vi phạm cơ bản nghĩa vụ trong hợp đồng, là cơ sở để một bên đơn phương chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng. Có một vấn đề đặt ra đó là trong trường hợp các bên không có thoả thuận thì những vi phạm như thế nào mới được xem là vi phạm cơ bản nghĩa vụ trong Hợp đồng. Mời các bạn theo dõi và cùng cho ý kiến trong những bản án khác.

 

2.       Tính độc lập của L/C và Hợp đồng giữa các bên

Theo quyết định của toà án thì nội dung thanh toán bằng L/C giữa các bên, là một bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng. Hành vi của bên bán là hành vi vi phạm hợp đồng nghiêm trọng là cơ sở để Bên mua huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp bị huỷ bỏ thì Bên mua không có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên ,bán. Do đó mặc dù đã kí chấp thuận thanh toán theo quy định UCP 600, nhưng toà vẫn quyết định ngân hang phát hành LC phải hoàn lại số tiền đặt cọc cho Bên mua. Như vậy thực tiễn xét xử ở VN đặt ra vấn đề là tính độc lập của L/C không được hoàn toàn công nhận và tôn trọng.

Tiếng Việt

English