Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.
CẦN CÂN NHẮC ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CẠNH TRANH TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT HÌNH SỰ SỬA ĐỔI

CẦN CÂN NHẮC ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CẠNH TRANH TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT HÌNH SỰ SỬA ĐỔI

Dự thảo Bộ Luật hình sự sửa đổi đã được Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo để trình Quốc hội và hiện nay đang được lấy ý kiến đóng góp rộng rãi. Tại dự thảo, lần đầu tiên xuất hiện tội vi phạm quy định về cạnh tranh tại Điều 221.

1. Nội dung quy định của tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Điều 221. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh

1. Người nào vi phạm các quy định về cạnh tranhgây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạmthì bị phạt tiền từ 10% đến 30% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi phạm tội của từng người là các bên của thỏa thuận hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

aCạnh tranh không lành mạnh;

bThỏa thuận ấn định giá hàng hóadịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

cThỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụnguồn cung cp hàng hóanguồn cung  dịch vụ;

dThỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượngkhối lượng sản xuấtmua bán hàng hóadịch vụ;

đ) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuậtcông nghệhạn chế đầu tư;

eThỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng muabán hàng hóadịch vụ  hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

gThỏa thuận ngăn cảnkìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

hThỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;

iThông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóacung ứng dịch vụ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 30% đến 50% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi phạm tội của mỗi bên là các bên của thỏa thuận hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

aPhạm tội từ 02 lần trở lên;

bDùng thủ đoạn xảo quyệt;

cGây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Pháp nhân phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định Điều này thì bị phạt tiền gấp từ 02 lần đến07 lần mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân phạm tội tại khoản tương ứng.

Pháp nhân phạm tội còn có thể bị cấm kinh doanhhoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 06 tháng đến 02 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Quy định trên đây cho thấy tính nguy hại của một số hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh đã được ghi nhận. Việc quy định tội vi phạm quy định về cạnh tranh như trên có lẽ xuất phát từ những đánh giá của Ban soạn thảo đưa ra trong Báo cáo đánh giá tác động dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) năm 2015. Cụ thể, trong Báo cáo đánh giá tác động, Ban soạn thảo đã xác định: “...Những hạn chế đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Điều này đòi hỏi cần phải đổi mới tư duy trong việc hoàn thiện các quy định của BLHS để BLHS phải thể hiện đúng vai trò là công cụ hữu hiệu để bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó các qui luật của kinh tế thị trường được vận hành đúng hướng; tạo hành lang pháp lý an toàn, minh bạch và thông thoáng cho các doanh nghiệp và mọi người dân tham gia hoạt động kinh tế; động viên tính sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế; duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh…”.

2. Ý kiến bình luận

Cạnh tranh có vai trò là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên bảo vệ cạnh tranh là hết sức cần thiết làm tiền đề cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Khi cạnh tranh trên thị trường được bảo vệ một cách tốt nhất sẽ đảm bảo cho sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế. Chính vì vậy, bảo vệ cạnh tranh và phát triển nền kinh tế thị trường là mục tiêu quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của đất nước đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra và được quy định cụ thể tại các Điều 51 và 52, Hiến pháp năm 2013.

Mặc dù các hành vi phản cạnh tranh đã được quy định và kiểm soát theo Luật Cạnh tranh năm 2004 nhưng từ thực tiễn thực thi cho thấy cần phải có những hình thức xử lý hoặc chế tài có tính răn đe cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh, từ đó tăng cường các hoạt động cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Với ý nghĩa đó, việc bổ sung tội danh liên quan đến hành vi xâm hại cạnh tranh vào Bộ luật hình sự là cần thiết và phù hợp.

Thực tiễn, xử lý bằng các chế tài hình sự đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm cạnh tranh từ lâu đã được nhiều nước áp dụng và hiện nay đang trở thành một xu thế chung trên thế giới. Vì vậy, áp dụng chế tài hình sự để xử lý đối với hành vi xâm hại cạnh tranh tại Việt Nam càng mang nhiều ý nghĩa và có tính thời đại. Hơn nữa việc quy định xử lý hình sự đối với các hành vi xâm hại cạnh tranh tại Việt Nam cũng đã đến độ chín muồi.

Tuy nhiên, nội dung quy định tại “Điều 221. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh” hiện tại còn nhiều bất cập và thiếu tính khả thi. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, doanh thu chỉ phát sinh đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vì vậy, việc quy định xử phạt tiền đối với cá nhân “...từ 10% đến 30% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi phạm tội của từng người là các bên của thỏa thuận...” như tại Khoản 1, Điều 221 là không khả thi.

Thứ hai, việc quy định xử phạt tù đối với nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh và một số hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh khác mà không phải là các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng (mà trên thế giới sử dụng khái niệm là nhóm các hành vi hardcore cartel) là không phù hợp với cả thực tiễn và cả với thông lệ ở nhiều nước trên thế giới.

Thứ ba, việc quy định phạt tiền đối với pháp nhân “...gấp từ 02 lần đến 07 lần mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân phạm tội tại khoản tương ứng…”, tức là ít nhất bằng 20% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của pháp nhân là mức phạt quá hà khắc mà trên thế giới chưa có tiền lệ, có thể làm cho pháp nhân bị phá sản. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người lao động mà còn làm xáo trộn thị trường, và nghiêm trọng hơn có thể xáo trộn cả nền kinh tế.

3. Một số đề xuất

3.1. Về nhóm hành vi phản cạnh tranh cần xử lý hình sự

Trong thực tiễn, các dạng hành vi phản cạnh tranh là khá đa dạng nhưng tựu chung được phân thành nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh (trong đó bao gồm các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, và các hành vi tập trung kinh tế) và nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Như đã phân tích ở trên, việc xử lý hình sự đối với các hành vi xâm hại cạnh tranh là cần thiết. Tuy nhiên, căn cứ trên bản chất và tính nguy hại đối với cạnh tranh, đối với người tiêu dùng nói riêng, và đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như xuất phát nhu cầu của hoạt động kiểm soát đối với các hành vi phản cạnh tranh trên thực tiễn thì trong giai đoạn trước mắt, chỉ nên áp dụng chế tài hình sự để xử lý đối với bốn dạng hành vi phản cạnh tranh sau:

- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bị cấm;

- Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, nguồn cung dịch vụ bị cấm;

- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

- Thông đồng để môt hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Đây cũng chính là bốn dạng hành vi phản cạnh tranh được nhiều nước trên thế giới áp dụng các chế tài hình sự để xử lý. Lý do là bởi chúng là những dạng hành vi xâm hại cạnh tranh với mức độ nguy hại nhất. Đồng thời bốn dạng hành vi này thuộc nhóm các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh – một dạng hành vi phản cạnh tranh mà việc đấu tranh, phát hiện để xử lý là khó khăn nhất.

Nhiều chuyên gia và cơ quan cạnh tranh trên thế giới cho rằng những hành vi này có tính chất nguy hại hơn cả hành vi trộm cắp bởi việc trộm cắp thường có phạm vi ảnh hưởng hẹp, tới một hoặc một vài cá nhân và những thiệt hại vật chất do hành vi trộm cắp gây ra thường không lớn. Trong khi đó, các hành vi thoả thuận nêu trên thường có phạm vi tác động và ảnh hưởng lớn, thậm chí tới toàn xã hội, và những thiệt hại vật chất gây ra cũng thường rất lớn. Thậm chí nguy hại hơn nữa là ở việc các cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi này để trục lợi trong khi những người bị trục lợi lại thường không hay biết hoặc không nhận biết được do tính chất bí mật hay bất minh của hành vi mà các chủ thể tham gia thường hướng tới.

3.2. Về đối tượng cần xử lý hình sự

Theo quy định tại Điều 118, Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp nếu thực hiện  hành vi vi phạm (thực hiện một hoặc một số hành vi thoả thuận bị cấm nêu trên) sẽ bị xử phạt tiền tối đa lên đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính (của doanh nghiệp vi phạm) trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Từ thực tiễn điều tra và xử lý đối với những hành vi trên trong thời gian qua của cơ quan cạnh tranh cho thấy hình thức và mức độ xử lý như hiện tại theo quy định của Luật Cạnh tranh là phù hợp, đã đảm bảo tính răn đe, sự nghiêm minh của pháp luật và có sự phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, việc quy định xử lý hình sự đối với doanh nghiệp (pháp nhân) vi phạm là không cần thiết. Bên cạnh đó, Luật Cạnh tranh cũng đã quy định một cách chi tiết, cụ thể các thủ tục tố tụng, quy trình điều tra và xử lý đối với chủ thể vi phạm là các doanh nghiệp. Vì vậy, các cơ quan cạnh tranh đã có đủ cơ sở pháp lý và công cụ cần thiết nhằm xử lý một cách hiệu quả và triệt để đối với doanh nghiệp vi phạm.

Điều cần thiết hơn hiện nay và cũng là điều mà Luật Cạnh tranh hiện đang còn thiếu, chưa quy định đó là việc xử lý đối với các cá nhân trực tiếp tham gia vào hoặc thực hiện các hành vi thoả thuận nêu trên. Chỉ khi nào những cá nhân trực tiếp tham gia vào hoặc thực hiện các hành vi thoả thuận trên đây bị quy trách nhiệm (mang tính cá nhân) và bị xử lý một cách thích đáng thì tính răn đe của pháp luật mới được tăng cường, và từ đó hiệu quả thực thi mới được nâng cao.

Từ các nội dung phân tích trên, tác giả cho rằng Điều 221 trong dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) chỉ nên quy định nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân trực tiếp tham gia vào hoặc thực hiện các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên cơ sở lỗi cố ý và ở mức độ của tội phạm ít nghiêm trọng.

 

Phùng Văn Thành

 

CẦN CÂN NHẮC ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CẠNH TRANH TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT HÌNH SỰ SỬA ĐỔI

Tác giả PHÙNG VĂN THÀNH
Tạp chí 2015
Năm xuất bản 0
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ