Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

 

ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

JERRY SAINTE-ROSE – Công tố viên cao cấp tại Toà Phá án Cộng hòa Pháp, Chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực pháp luật về đạo đức sinh học

I. Giới thiệu về đạo đức sinh học

Đạo đức sinh học là gì?

Bác sỹ chuyên khoa ung thư người Mỹ Von-Pater, người đã đưa ra khái niệm này, định nghĩa rằng đó là sự kết hợp giữa những khám phá sinh học với những giá trị nhân bản. Các nhà nghiên cứu về sự sống và về cơ thể sống thì cho rằng đó là một cách tiếp cận mới trong quá trình đưa ra những quyết định về những vấn đề đạo đức và về việc sử dụng các công nghệ mới có liên quan đến cơ thể sống và đến sức khoẻ của con người.

Trong thực tế, thực tiễn đạo đức sinh học đã xuất hiện trước khi có thuật ngữ để chỉ thực tiễn đó. Vào cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà bác học thuộc mọi quốc gia đã tập hợp lại với nhau, bày tỏ sự lo lắng của họ trước việc sử dụng vũ khí hạt nhân và mong muốn định hướng cho tương lai. Quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Nakasaki đã là một dấu hiệu của thực tiễn đạo đức sinh học.

Gần đây, ở Pháp người ta đã tỏ ra quan ngại về những thành tựu mới mà các nhà sinh học đã đạt được. Ví dụ như vào năm 1997, khi mà chú cừu Dolly được ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính tại Xcốt-Len, dư luận cũng như giới chính trị gia đã lập tức đặt ra câu hỏi là một khi phương pháp sinh sản vô tính đã thành công ở động vật thì chắc cũng có thể thực hiện được ở người và trong trường hợp đó, chuyện gì sẽ xảy ra? Một sự việc nữa làm chấn động dư luận nước Pháp gần đây là việc một bà cụ 62 tuổi đã sinh ra một đứa trẻ hình thành nên từ trứng xin của một người khác và được thụ tinh bằng tinh trùng của em trai bà. Như vậy đứa trẻ sinh ra vừa là con vừa là cháu của bà.

Trước những tình huống như vậy, vấn đề đặt ra đối với các nhà lập pháp là có nên để mặc hay cần có một khuôn khổ pháp luật để điều chỉnh. Từ lâu, các luật gia đã cho rằng cần phải có một khuôn khổ pháp lý điều chỉnh một số hoạt động nghiên cứu khoa học mới này như việc nghiên cứu sinh sản vô tính ở người mà một số nhà khoa học Italia và Hy Lạp đang tiến hành chẳng hạn. Tuy nhiên, cho đến bây giờ thì vẫn chưa có cơ sở để xác thực được rằng những nghiên cứu như vậy có thể thành công bởi như chúng ta đều biết, các nhà khoa học đã phải tiến hành đến 300 cuộc thí nghiệm để có thể tạo ra được chú cừu Dolly.

Sự phát triển của cuộc tranh luận xung quanh khái niệm đạo đức sinh học đã thể hiện sự gặp gỡ của hai tiến triển đặc trưng của xã hội. Về khía cạnh này, thuật ngữ đạo đức sinh học có rất nhiều ý nghĩa. Một mặt, nó thể hiện sự phát triển vượt bậc của khoa học nghiên cứu về cơ thể sống đã cho phép con người kiểm soát được tự nhiên và thậm chí là ngay bản thân mình một cách khó tưởng tượng nổi. Mặt khác, thuật ngữ này gắn liền với một khái niệm khác ngày càng được sử dụng rộng rãi, đó là khái niệm đạo đức.

Ngày nay, vấn đề đạo đức đặt ra ở khắp mọi nơi và thậm chí trở thành một thứ quyền lực trong kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học. Nền tảng đạo đức đáp ứng một đòi hỏi, đó là đòi hỏi điều tiết xã hội. Nó quy định rằng những người ra quyết định phải cư xử một cách hợp lý, phải chăng, đó là nhiệm vụ đầu tiên của đạo đức. Nhưng sự xuất hiện của thứ công cụ điều tiết xã hội mới này còn mang một ý nghĩa khác, đó là ý nghĩa quy phạm. Tính quy phạm của nguyên tắc đạo đức không giống với tính quy phạm của những chuẩn mực thông thường và tính quy phạm của luật pháp. Nguyên tắc đạo đức không dựa trên một nền tảng cụ thể xuất phát từ một sự thật siêu hình trong tôn giáo và được thế tục hoá, một nền tảng thể hiện một trật tự mang tính thực thể mà từ đó người ta rút ra những nguyên tắc ứng xử. Nguyên tắc đạo đức cũng không tương đồng với những đòi hỏi của nguyên tác luật pháp bởi nó không nằm trong khuôn khổ của các thể chế Nhà nước hay quốc tế và cũng không xuất phát từ việc ban hành các quy định pháp luật mà giá trị chỉ dựa trên tính chính thống của quyền lực đã ban hành ra chúng và trên các biện pháp chế tài.


SOURCE: THAM LUẬN TẠI TỌA ĐÀM “PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP, Hà Nội, 16-17/9/2001

 

ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Tác giả JERRY SAINTE-ROSE – Công tố viên cao cấp tại Toà Phá án Cộng hòa Pháp, Chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực pháp luật về đạo đức sinh học
Tạp chí THAM LUẬN TẠI TỌA ĐÀM “PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP, Hà Nội, 16-17/9/2001
Năm xuất bản 2001
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ