Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Đề cương môn Luật hành chính:

Câu 1: Phân tích, so sánh các khái niệm quản lý, quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước.

-      KN QL:

QL là sự điều khiển, chỉ đạo 1 hệ thống hay 1 quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc  tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt đc mục đích đã đặt ra từ trước. Là 1 yếu tố thiết yếu quan trọng, QL k thể thiếu đc trong đời sống xã hội, XH càng pt cao thì vai trò của QL càng lớn và nội dung càng phức tạp.

-      KN QLNNL:

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực NN, sử dụng quyền lực NN để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người. Điểm khác nhau cơ bản giữa QLNN và các hình thức quản lý khác ( VD: quản lý của các TC xã hội…) là tính quyền lực NN gắn liền vs cưỡng chế NN khi cần. Từ khi xuất hiện, NN điều chỉnh các quan hệ xã hội đc xem là quan trọng, cần thiết. QLNN đc thực hiện bởi toàn  bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy NN nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của NN.

 

-      KN QLHCNN:

QLHCNN là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan HCNN, của các cơ quan NN khác và các TC đc NN ủy quyền QL trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng TC, QL, điều hành các quá trình xã hội của NN. Nói cách khác, QLHCNN chính là quản lý NN trong lĩnh vực hành pháp- đc thực hiện bởi ít nhất 1 bên có thẩm quyền HCNN trong quan hệ chấp hành, điều hành.

Câu 2: Phân tích đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật HC

Ðối tượng điều chỉnh của luật hành chính

TOP

Ðối tượng điều chỉnh của một ngành luật nói chung là những quan hệ xã hội xác định các đặc tính cơ bản giống nhau và do những quy phạm thuộc ngành luật đó điều chỉnh. Cùng với phương pháp điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh là tiêu chuẩn để phân biệt ngành luật này với ngành luật khác.

Ðối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ bản hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, hay nói khác hơn đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước.

Nhìn chung, đối tượng điều chỉnh của luật hành chính bao gồm những vấn đề sau:

+ Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước.

+ Các hoạt động quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội trên từng địa phương và từng ngành.

+ Trực tiếp phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Ðây phải được xác định là mục tiêu hàng đầu của quản lý hành chính.

+ Khen thưởng, trao danh hiệu cho các cá nhân tổ chức có đóng góp và đạt được những thành quả nhất định trong lĩnh vực hành chính nhà nước hoặc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật định; xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước.

Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam ta có thể chia các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hành chính thành hai nhóm lớn.

* Nhóm 1: Những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trong phạm vi các cơ quan hành chính nhà nước (ngoại trừ hoạt động trong quan hệ công tác nội bộ), với mục đích chính là đảm bảo trật tự quản lý, hoạt động bình thường của các cơ quan hành chính nhà nước

Ðây là nhóm những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính. Thông qua việc thiết lập những quan hệ loại này, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các chức năng cơ bản của mình. Những quan hệ này rất đa dạng, phong phú bao gồm những quan hệ được chia thành 2 nhóm nhỏ như sau:

 * Quan hệ dọc

* Quan hệ ngang

Thực tiễn của hoạt động quản lý hành chính nhà nước cho thấy trong một số trường hợp pháp luật quy định có thể trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành cho một số các cơ quan nhà nước khác (không phải là cơ quan hành chính nhà nước), các tổ chức, cá nhân. Ðiều này có nghĩa là hoạt động quản lý hành chính nhà nước không chỉ do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành.

Hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức hoặc cá nhân được trao quyền có tất cả các hậu quả pháp lý như hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhưng hoạt động này chỉ giới hạn trong việc thực hiện hoạt động chấp hành điều hành

* Nhóm 2: Các quan hệ quản lý hình thành khi các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trong các trường hợp cụ thể liên quan trực tiếp tới các đối tượng không có thẩm quyền hành chính nhà nước hoặc tham gia vào quan hệ đó không với tư cách của cơ quan hành chính nhà nước, với mục đích chính là phục vụ trực tiếp nhân dân, đáp ứng các quyền và lợi hợp pháp của công dân, tổ chức.

Nói ngắn gọn, đây là quan hệ pháp luật hành chính tư, hình thành giữa một bên chủ thể tham gia với tư cách chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước và một bên chủ thể tham gia không với tư cách chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước. Nhóm này được gọi ngắn gọn là nhóm hành chính tư". Ðây là mục đích cao nhất của quản lý hành chính nhà nước khi cơ quan hành chính- cơ quan được xem là công bộc của nhân dân, quản lý hành chính vì quyền lợi nhân dân

Trên cơ sở phân tích đặc điểm của các vấn đề liên quan đến luật hành chính, đối tượng điều chỉnh của luật hành chính, có thể đưa ra định nghĩa luật hành chính như sau:

Luật hành chính là một ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội trong quá trình các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định.

Ngoài ra có thể định nghĩa luật hành chính một cách ngắn gọn hơn: Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.

Như vậy, qua định nghĩa trên ta thấy rằng chỉ có thể nói đến điều chỉnh bằng pháp luật hành chính khi trong quan hệ quản lý phải có ít nhất một bên có thẩm quyền với tư cách là chủ thể thực hiện chức năng chấp hành và điều hành của nhà nước. Nếu cơ quan hành chính nhà nước hoạt động không phải trong phạm vi, lĩnh vực thẩm quyền của mình, không sử dụng quyền lực nhà nước, thì hoạt động đó được thực hiện không phải thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật hành chính.

2. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam

TOP

Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là cách thức tác động đến các quan hệ xã hội bằng pháp luật. Phương pháp điều chỉnh là yếu tố quan trọng để xác định ngành luật đó có phải là ngành luật độc lập hay không. Ngoài ra, phương pháp điều chỉnh còn góp phần xác định phạm vi điều chỉnh của các ngành luật trong trường hợp những quan hệ xã hội có chỗ gần kề hoặc đan xen với nhau.

Ðặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là tính mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ quyền uy - phục tùng giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước và ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ phục tùng. Sự áp đặt ý chí được thể hiện trong các trường hợp sau:

- Cả hai bên đều có những quyền hạn nhất định do pháp luật quy định nhưng bên này quyết định vấn đề gì thì phải được bên kia cho phép, phê chuẩn. Ðây là quan hệ đặc trưng của hành chính công.

- Một bên có quyền đưa ra những yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có thẩm quyền xem xét, giải quyết, có thể thỏa mãn những yêu cầu, kiến nghị này hoặc có thể bác bỏ.

- Một bên có quyền ra các mệnh lệnh yêu cầu còn bên kia phải phục tùng các yêu cầu, mệnh lệnh đó.

- Một bên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Sự bất bình đẳng còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính.

Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể quản lý hành chính nhà nước, dựa vào thẩm quyền của mình trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lý thích hợp đối với từng đối tượng quản lý cụ thể. Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở quyền lực đã được pháp luật quy định.

Ngoài ra, có những trường hợp phương pháp thoả thuận được áp dụng trong quan hệ pháp luật hành chính, còn gọi là "quan hệ pháp luật hành chính theo chiều ngang". Cụ thể như khi ban hành các văn bản liên bộ, liên ngành, liên tịch...(ví dụ: Thông tư Liên Bộ của Bộ Tư pháp và Bộ Xây dựng; Thông tư liên tịch giữa Mặt trận Tổ Quốc Việt nam và Bộ giáo dục...). Tuy nhiên, các "quan hệ pháp luật hành chính theo chiều ngang" cũng là tiền đề cho sự xuất hiện "quan hệ pháp luật hành chính theo chiều dọc". Suy cho cùng, các quan hệ pháp luật hành chính cũng không hoàn toàn bình đẳng tuyệt đối. Trên những đặc quyền hành chính và thể chế hành chính, các bên chấp nhận những đề nghị của nhau, cùng phục vụ cho mục đích quản lý hành chính nhà nước.

Tóm lại: Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính Việt Nam là phương pháp mệnh lệnh đơn phương. Nó được xây dựng trên các nguyên tắc sau:

- Một bên được nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực để đưa ra các quyết định hành chính còn bên kia phải tuân theo những quyết định ấy.

- Quyết định hành chính phải thuộc phạm vi thẩm quyền của bên nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, trên cơ sở pháp luật có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế nhà nước.

Từ các phân tích trên, có thể kết luận được Luật Hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh đặc thù gắn liền với khái niệm quản lý hành chính nhà nước.

Câu 3: Tại sao nói phương pháp điều chỉnh của luật HC là phương pháp mệnh lệnh đơn phương  dựa trên cơ sở quyền uy phục tùng và lấy ví dụ minh họa:

Ðặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là tính mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ quyền uy - phục tùng giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước và ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ phục tùng. Sự áp đặt ý chí được thể hiện trong các trường hợp sau:

- Cả hai bên đều có những quyền hạn nhất định do pháp luật quy định nhưng bên này quyết định vấn đề gì thì phải được bên kia cho phép, phê chuẩn. Ðây là quan hệ đặc trưng của hành chính công.

- Một bên có quyền đưa ra những yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có thẩm quyền xem xét, giải quyết, có thể thỏa mãn những yêu cầu, kiến nghị này hoặc có thể bác bỏ.

- Một bên có quyền ra các mệnh lệnh yêu cầu còn bên kia phải phục tùng các yêu cầu, mệnh lệnh đó.

- Một bên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Sự bất bình đẳng còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính.

Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể quản lý hành chính nhà nước, dựa vào thẩm quyền của mình trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lý thích hợp đối với từng đối tượng quản lý cụ thể. Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở quyền lực đã được pháp luật quy định.

Ngoài ra, có những trường hợp phương pháp thoả thuận được áp dụng trong quan hệ pháp luật hành chính, còn gọi là "quan hệ pháp luật hành chính theo chiều ngang". Cụ thể như khi ban hành các văn bản liên bộ, liên ngành, liên tịch...(ví dụ: Thông tư Liên Bộ của Bộ Tư pháp và Bộ Xây dựng; Thông tư liên tịch giữa Mặt trận Tổ Quốc Việt nam và Bộ giáo dục...). Tuy nhiên, các "quan hệ pháp luật hành chính theo chiều ngang" cũng là tiền đề cho sự xuất hiện "quan hệ pháp luật hành chính theo chiều dọc". Suy cho cùng, các quan hệ pháp luật hành chính cũng không hoàn toàn bình đẳng tuyệt đối. Trên những đặc quyền hành chính và thể chế hành chính, các bên chấp nhận những đề nghị của nhau, cùng phục vụ cho mục đích quản lý hành chính nhà nước.

Tóm lại: Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính Việt Nam là phương pháp mệnh lệnh đơn phương. Nó được xây dựng trên các nguyên tắc sau:

- Một bên được nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực để đưa ra các quyết định hành chính còn bên kia phải tuân theo những quyết định ấy.

- Quyết định hành chính phải thuộc phạm vi thẩm quyền của bên nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, trên cơ sở pháp luật có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế nhà nước.

Từ các phân tích trên, có thể kết luận được Luật Hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh đặc thù gắn liền với khái niệm quản lý hành chính nhà nước.

Câu 4: Phân tích khái niệm và đặc điểm quan hệ pháp luật HC:

-KN: Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành và điều hành của NN đc điều chỉnh bởi quy phạp PLHC giữa những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của PLHC.

-Đặc điểm:

+QHPLHC chủ yếu phát sinh trong quá trình QLHCNN trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, luôn gắn liền vs hoạt động chấp hành và điều hành của NN, chúng vừa thể hiện lợi ích của các bên tham gia quan hệ vừa thể hiện những yêu cầu và mục đích của hoạt động chấp hành- điều hành.

+QHPLHC có thể phát sinh giữa all các loại chủ thể như cơ quan NN, TC xã hội, công dân, người nước ngoài… nhưng ít nhất 1 bên trong quan hệ phải là cơ quan HCNN hoặc cơ quan NN khác or TC, cá nhân đc trao quyền quản lý. Điều này có nghĩa là quan hệ giữa công dân vs công dân, TC vs TC hay TC vs công dân nào đó( K mang quyền lực HCNN) thì k thể hình thành QHPLHC.

+QHPLHC có thể phát sinh do đề nghị hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự thỏa thuận của bên kia k phải là đk bắt buộc cho sự hình thành quan hệ.

+Các tranh chấp trong quan hệ PLHC phần lớn đc gq theo trình tự, thủ tục HC và chủ yếu thuộc thẩm quyền của cơ quan HCNN.

+ Trong quan hệ PLHC, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước NN chứ k phải chịu trách nhiệm trước bên kia của QHPLHC.

   

Câu 5: Phân tích thành phần quan hệ pháp luật HC:

a./ Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, có năng lực chủ thê,ứ có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm: cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch. Trong đó, có một loại chủ thể luôn luôn hiện diện trong mọi quan hệ pháp luật hành chính: chủ thể quản lý-bên có thẩm quyền hành chính nhà nước.

* Chủ thể quản lý hành chính nhà nước: là các cá nhân hay tổ chức của con người mang quyền lực hành chính nhà nước, nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. "Mang quyền lực nhà nước" ở đây cần hội đủ 2 yếu tố sau:

- Có thẩm quyền hành chính nhà nước do pháp luật qui định;

- Tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách của chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước, không vượt ra khỏi thẩm quyền đã được luật định;

Nói lên điều này để phân biệt rạch ròi "vai trò" của một chủ thể nhất định trong những trường hợp cụ thể nhất định. Trường hợp chủ thể A là chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước, nhưng tham gia vào quan hệ không với tư cách thẩm quyền ấy, thì không thể hình thành quan hệ pháp luật hành chính với A là chủ thể quản lý

Ví dụ: Nguyễn Văn A là chủ tịch UBND huyện B, có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trong khi điều khiển phương tiên xe 2 bánh. Trường hợp này, A phải chịu xử lý theo pháp luật hành chính như tất cả các cá nhân khác vi phạm trật tư an toàn giao thông.

Chủ thể bắt buộc trong quan hệ pháp luật hành chính có quyền nhân danh Nhà nước để đơn phương ra những mệnh lệnh (thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật hoặc các mệnh lệnh cụ thể để giải quyết công việc cụ thể) buộc phía bên kia phải thực hiện. Ðây là một đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật hành chính so với các quan hệ pháp luật khác. Ðiều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là phải có năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính. Chủ thể này có thể là:

- Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ hành chính nhà nước. Tuy nhiên, cần phân biệt quan hệ pháp luật hành chính với quan hệ chỉ đạo công tác trong nội bộ một cơ quan.

Ví dụ: Quan hệ pháp luật giữa UBND Tỉnh A với UBND Huyện B tương ứng trực thuộc là quan hệ pháp luật hành chính. Tuy nhiên, quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước với thư ký của cơ quan đó trong việc "nhờ" cô thư ký đánh máy một công văn thì không phái là quan hệ pháp luật hành chính. Nó dựa trên quan hệ pháp luật hành chính, nhưng là quan hệ công tác nội bộ của cơ quan.

- Cơ quan nhà nước khác, cá nhân, tổ chức xã hội tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể với tư cách là bên có thẩm quyền hành chính nhà nước được qui định trong pháp luật hành chính.

Ví dụ: Theo Ðiều 35[1] Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995, chủ toạ phiên toà có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây rối tại phiên toà. Trong quan hệ này, toà án (cơ quan tư pháp) được trao thẩm quyền hành chính nhà nước, vì thế đây là quan hệ pháp luật hành chính với chủ thể quản lý là toà án.

* Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước:

Là một bên trong quan hệ pháp luật hành chính, chịu sự quản lý, chấp hành mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Trong quan hệ pháp luật hành chính, đây có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia không với tư cách có quyền lực hành chính nhà nước; hoặc cá nhân công dân, các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội không mang quyền lực hành chính nhà nước. Theo pháp luật Việt nam:

- "Nhà nước CH XHCN Việt nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân". (Ðiều 2 Hiến pháp 1992)

- "Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân". (Ðiều 3 Hiến pháp 1992)

- "Công dân có quyền tham gia vào quản lý nhà nước..." (Ðiều 53 Hiến pháp 1992).

Do đó, công dân Việt nam không chỉ là chủ thể của quản lý mà còn có quyền và nghĩa vụ tham gia vào quản lý nhà nước, làm cho mục đích của quản lý hành chính ngày càng thể hiện rõ hơn lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

b. Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính

Là trật tự quản lý hành chính nhà nước. Trật tự này được quy định trong từng lĩnh vực cụ thể và khi tham gia vào quan hệ này, đối tượng mà các chủ thể mong muốn hướng tới là những lợi ích về vật chất hoặc những lợi ích phi vật chất, nó đóng vai trò là yếu tố định hướng cho sự hình thành và vận động của một quan hệ pháp luật hành chính. ở đây có sự khác nhau về khách thể của quan hệ pháp luật hành chính công và tư.

c. Cơ sở của sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính

Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt khi có đủ ba điều kiện:

- Quy phạm pháp luật hành chính;

- Năng lực chủ thể hành chính;

- Sự kiện pháp lý hành chính.

* Quy phạm pháp luật hành chính: Là cơ sở ban đầu cho sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính, bởi vì quan hệ pháp luật hành chính quy định:

- Ðiều kiện và hoàn cảnh phát sinh quan hệ pháp luật hành chính;

- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể;

- Các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm.

Như vậy, quy phạm pháp luật hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quản lý hành chính nhà nước, quy định nội dung những quy tắc xử sự của các bên tham gia quan hệ, do đó nếu không có các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh, thay đổi hay chấm dứt, bản thân nó không tạo ra được quan hệ pháp luật hành chính mà phải có những tình huống, những điều kiện cụ thể khác như chủ thể, sự kiện pháp lý ...

* Sự kiện pháp lý hành chính: là những sự kiện thực tế mà khi xảy ra làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính. Hay nói cách khác, sự kiện pháp lý hành chính là những sự kiện xảy ra trong thực tế phù hợp với những điều kiện mà quy phạm pháp luật hành chính dự liệu trước.

Sự kiện pháp lý có hai loại: sự kiện pháp lý ý chí và sự kiện pháp lý phi ý chí.

*Sự kiện pháp lý ý chí là những sự kiện xảy ra tùy thuộc vào ý chí của con người.

Ví dụ: cố ý chạy xe vượt tuyến, cố ý làm sai lệch hồ sơ...

* Sự kiện pháp lý phi ý chí (còn gọi là sự biến) là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người, nó mang yếu tố khách quan.

Ví dụ: lũ lụt, bão, cái chết tự nhiên của con người...

 

Câu 6: Phân tích nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý HCNN:

a) Cơ sở pháp lý

Ðiều 4-Hiến pháp 1992 quy định: Ðảng cộng sản Việt Nam-đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

b) Nội dung nguyên tắc

Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của Ðảng là hạt nhân của mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bằng những hình thức và phương pháp lãnh đạo của mình, Ðảng cộng sản giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của nhà nước trên mọi lĩnh vực; sự lãnh đạo của Ðảng đối với nhà nước mang tính toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội...Sự lãnh đạo đó chính là việc định hướng về mặt tư tưởng, xác định đường lối, quan điểm giai cấp, phương châm, chính sách, công tác tổ chức trên lĩnh vực chuyên môn.

Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình thức hoạt động của các tổ chức Ðảng:

1. Trước hết, Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Trên cơ sở đường lối chủ trương, chính sách của Ðảng. Các chủ thể quản lý hành chính nhà nước xem xét và đưa ra các quy định quản lý của mình để từ đó đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng sẽ được thực hiện hóa trong quản lý hành chính nhà nước. Trên thực tế, đường lối cải cách hành chính nhà nước được đề ra trong nghi quyết đại hội đại biểu Ðảng cộng sản Việt nam lần thứ VI và thứ VII và trong Nghị quyết trung ương khoá VIII về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, mà trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính quốc gia là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

2. Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ. Các tổ chức Ðảng đã bồi dưỡng, đào tạo những Ðảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực gánh vác những công việc trong bộ máy hành chính nhà nước, đưa ra các ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên vấn đề bầu, bổ nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, ý kiến của tổ chức Ðảng là cơ sở để cơ quan xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.

3. Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước. Thông qua kiểm tra xác định tính hiệu quả, tính thực tế của các chủ trương chính sách mà Ðảng đề ra từ đó khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong công tác lãnh đạo.

4. Sự lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước còn được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Ðảng và của từng Ðảng viên. Ðây là cơ sở nâng cao uy tín của Ðảng đối với dân, với cơ quan nhà nước.

5. Ðảng chính là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân. Sự lãnh đạo của Ðảng là cơ sở bảo đảm sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, lôi cuốn nhân dân lao động tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp quản lý.

6. Ðây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, cần được vận dụng một cách khoa học và sáng tạo cơ chế Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính nhà nước, tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Ðảng cũng như khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, đường lối, chính sách của Ðảng không được dùng thay cho luật hành chính, Ðảng không nên và không thể làm thay cho cơ quan hành chính nhà nước. Các nghị quyết của Ðảng không mang tính quyền lực- pháp lý. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước không thể tách rời sự lãnh đạo của Ðảng.

 

Câu 7: Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ:

a) Cơ sở pháp lý

Ðây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta nên việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này. Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định :Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

b) Nội dung nguyên tắc

Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung.

¨ Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở. Cả hai yếu tố này vì thế phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nước.

¨ Tập trung dân chủ thể hiện quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ quan quản lý trước cơ quan dân chủ ; phân định chức năng, thẩm quyền giữa cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của cấp trên của trung ương và quyền chủ động của cấp dưới. Ngoài ra, đó là hệ thống "song trùng trực thuộc" của nhiều cơ quan quản lý, bảo đảm sự kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể của địa phương.

¨ Có sự phân cấp rành mạch. Quyền lực nhà nước không phải được ban phát từ cấp trên xuống cấp dưới. Sự phân quyền cho từng cấp là cần thiết nhưng phải đồng thời được kết hợp với việc xác định vai trò của từng cấp hành chính: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Từ khi ra đời, mỗi cấp đã có "sứ mệnh lịch sử" và vai trò quản lý hành chính nhà nước riêng, đặc thù. Có những chức năng được thực hiện ở cấp dưới lại có hiệu quả hơn cấp trên, hoặc có những chức năng tất yếu phải được thực hiện ở cấp cơ sở. Hương ước làng xã là một ví dụ. Hương ước không thể được "lập ra" ở cấp huyện, cấp mà có thể có rất nhiều làng xã với những tập quán và lối sống khác nhau. Từ đó, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện cụ thể như sau:

- Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định : Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Như vậy, Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó. Ðể thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và nó luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

+ Các cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, thay đổi, bãi bỏ các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp.

+ Trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình với cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Tất cả sự phụ thuộc này nhằm mục đích bảo đảm cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động, bảo đảm sự tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực-cơ quan do dân bầu và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

- Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương đối với trung ương.

Nhờ có sự phục tùng này cấp trên và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương, nếu không có sự phục tùng sẽ xảy ra tình trạng cục bộ địa phương, tùy tiện, vô chính phủ.

+ Sự phục tùng ở đây là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật.

+ Mặt khác, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà nước.

+ Phải tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhằm chủ động thực hiện được "thẩm quyền cấp mình". Có như thế mới khắc phục tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo của địa phương, cấp dưới.

- Sự phân cấp quản lý.

Là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương thức cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình.

Phân cấp quản lý là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên, việc phân cấp phải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Phải xác định quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước trong phạm vi toàn quốc.

+ Phải mạnh dạn phân quyền cho địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.

+ Phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật. Hạn chế tình trạng cấp trên gom quá nhiều việc, khi không làm xuể công việc ấy thì giao lại cho cấp dưới. Phân cấp quản lý phải xác định chức năng cơ quan. Mỗi loại việc chỉ được thực hiện bởi một cấp cơ quan, hoặc một vài cấp cơ quan. Cấp trên không phải lúc nào cũng thực hiện được một số chức năng một cách có hiệu quả như cấp dưới.

- Sự hướng về cơ sở

Hướng về cơ sở là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hội trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi tạo ra của cải vật chất trực tiếp phục vụ đời sống nhân dân. Vì thế nhà nước cần có các chính sách quản lý thống nhất và chặt chẽ, cung cấp và giúp đỡ về vật chất nhằm tạo điều kiện để đơn vị cơ sở hoạt động có hiệu quả. Có như vậy hoạt động của các đơn vị này mới phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðây cũng chính là việc thực hiện "dân là gốc" trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

- Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc. Ðối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung một mặt phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, mặt khác phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Ví dụ: UBND Tỉnh A một mặt chịu sự chỉ đạo của HÐND Tỉnh A theo chiều ngang, một mặt chịu sự chỉ đạo của Chính phủ theo chiều dọc.

Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp.

Ví dụ: Sở Tư pháp Tỉnh B, một mặt phụ thuộc vào UBND Tỉnh B, mặt khác phụ thuộc vào Bộ Tư pháp.

Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích của lãnh thổ.

Câu 8: Phân tích nguyên tắc nhân dân làm chủ:

Câu 9: Phân tích nguyên tắc pháp chế XHCN trong quản lý HCNN:

a) Cơ sở pháp lý

Ðây là nguyên tắc thể hiện một nguyên lý căn bản của tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Bởi vì trước hết việc tổ chức và hoạt động hành chính phải hợp pháp, tức là phải tuân theo pháp luật. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa vì vậy là một biện pháp để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". (Ðiều 12- Hiến pháp 1992)

b) Nội dung nguyên tắc

Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước như sau:

1. Trong lĩnh vực lập quy

Khi ban hành quy phạm pháp luật thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan hành chính nhà nước phải tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải tôn trọng vị trí cao nhất của hiến pháp và luật, nội dung văn bản pháp luật ban hành không được trái với hiến pháp và văn bản luật, chỉ được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền và hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

2. Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật

Việc áp dụng quy phạm pháp luật phải tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tức là phải phù hợp với yêu cầu của luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, phải thiết lập trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể áp dụng quy phạm pháp luật, mọi vi phạm phải xử lý theo pháp luật, áp dụng pháp luật phải đúng nội dung, thẩm quyền và phải tôn trọng những văn bản quy phạm pháp luật do chính cơ quan ấy ban hành.

3. Trong lĩnh vực tổ chức

Ðể đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi việc thực hiện pháp chế phải trở thành chức năng quan trọng của mọi cơ quan quản lý và ngay trong bộ máy quản lý cũng phải có những tổ chức chuyên môn thực hiện chức năng này. Vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực tổ chức là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước, vi phạm mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau.

4. Trong việc quản lý nói chung

Mở rộng, bảo đảm các quyền dân chủ của công dân. Mọi quyết định hành chính và hành vi hành chính đều phải dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngược lại, việc hạn chế quyền công dân chỉ được áp dụng trên cơ sở hiến định.

5. Phải chịu trách nhiệm trước xã hội và pháp luật

Các chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải chịu trách nhiệm do những sai phạm của mình trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, xâm phạm đến lợi ích tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và phải bồi thường cho công dân. Chính vì vậy, hoạt động quản lý gắn liền với một chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt đối với một chủ thể quản lý. Chế độ trách nhiệm ấy thông qua pháp luật và các hệ thống kỷ luật nhà nước. Cụ thể hơn, yêu cầu của quản lý đặt dưới sự thanh tra, kiểm tra giám sát và tài phán hành chính để pháp chế được tuân thủ thống nhất, mọi vi phạm đều bị phát hiện và xử lý theo đúng pháp luật. Sự kiểm tra và giám sát ấy, trước hết phải được bảo đảm thực hiện chính từ chủ thể quản lý. Tự kiểm tra với tư cách tổ chức chuyên môn vì thế cũng rất cần thiết như sự kiểm tra, giám sát từ phía các cơ qaun nhà nước tương ứng, các tổ chức xã hội và công dân.

Câu 10: Phân tích nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ và biểu hiện của nguyên tắc này trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản luật trong quản lý HCNN hiện nay:

Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh có cùng một cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với cùng một mục đích giống nhau. Có sự phân chia các hoạt động theo ngành tất yếu dẫn đến việc thực hiện hoạt động quản lý theo ngành.

Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và xã hội. Hoạt động quản lý theo ngành được thực hiện với hình thức, qui mô khác nhau, có thể trên phạm vi toàn quốc, trên từng địa hay một vùng lãnh thổ.

Quản lý theo địa giới hành chính là quản lý trên một phạm vi địa bàn nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của nhà nước. Quản lý theo địa giới hành chính ở nước ta được thực hiện ở bốn cấp:

- Cấp Trung ương (cấp nhà nước)

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Xã, phường, thị trấn.

Nội dung của hoạt động quản lý theo địa giới hành chính gồm đề ra các chủ trương, chính sách, có quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên một phạm vi toàn lãnh thổ. Bắt đầu từ qui hoạch xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng cho sản xuất, đời sống dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ. Tiếp đó, có sự tổ chức điều hòa phối hợp sự hợp tác, quản lý thống nhất về khoa học công nghệ, liên kết, liên doanh các đơn vị kinh tế, văn hóa, xã hội trên lãnh thổ...

Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý theo ngành luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa giới hành chính. Ðây chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các Bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Sự kết hợp này là một nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, mang tính cần thiết, khách quan. Nội dung của quản lý theo điạ giới hành chính:

+ Xây dựng qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên lãnh thổ, nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả từ trung ương tới địa phương.

+ Qui hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất và đời sống dân cư sống và làm việc trên một địa giới hành chính. Ðầu tư kinh tế luôn được khuyến khích và chù ý trong quá trình lập dự án hạ tầng. Tuy nhiên, phải có kế hoạch và định hướng, tránh tình trạng "đầu tư đi trước, qui hoạch theo sau", làm sự phát triển và an cư bị xáo trộn, gây mất cân bằng trong quản lý kinh tế-xã hội.

+ Tổ chức điều hoà, phối hợp, hợp tác liên doanh giữa các đơn vị kinh tế trực thuộc Trung ương về những mặt có liên quan đến linh tế- xã hội trên địa bàn lãnh thổ; bảo đảm cho các điều kiện ở địa phương phục vụ cho phương hướng phát triển của trung ương, và đa dạng hoá các khả năng, ngành nghề phát triển.

+ Tổ chức, chăm lo đời sống nhân dân trên một địa bàn lãnh thổ, không kể các nhân, tổ chức đó do Trung ương hay địa phương quản lý. Mặt khác, bảo đảm sự chấp hành pháp luật chính sách của địa phương, không trái với Trung ương.

Câu 11: Phân tích các phương pháp quản lý HCNN:

Khái niệm: Phương pháp quản lí hành chính nhà nước là cách thức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính; cách thức tác động của chủ thể quản lí hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lí nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết.

*Nhóm phương pháp chung :

Phương pháp kế hoạch hóa

Phương pháp thống kê

Phương pháp toán học

Phương pháp tâm lí xã hội

Phương pháp sinh lí học

1.     Phương pháp kế hoạch hóa

Xây dựng chiến lược phát triển KTXH

Lập quy hoạch tổng thể và chuyên ngành

Dự báo xu thể phát triển

Đặt chương trình mục tiêu và xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn

Sử dụng pp này để tính toán các chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, các biện pháp cân đối

2.     Phương pháp thống kê

Tiến hành điều tra, khảo sát, phân bổ sử dụng các pp tính toán

Thu thập số liệu, tổng hợp và chỉnh lý để tính toán tốc độ phát triển các chỉ tiêu quan trọng

Phân tích các nguyên nhân, dự báo tình hình của hiện tượng quản lí

3.     Phương pháp toán học

Các cơ quan nhà nước sử dụng các máy điện toán  để thu thập số liệu xử lý và lưu trữ thông tin

Tính toán cân đối các liên ngành trong mọi lĩnh vực quản lí

4.     Phương pháp tâm lí - xã hội:

Tác động vào tâm tư, tình cảm của người lđ, tạo cho họ không khí hồ hởi yêu thích công việc, gắn bó với tập thể hăng say làm việc, giải quyết các vướng mắc trong công tác, giúp đỡ giải quyết các khó khăn về cuộc sống

5.     Phương pháp sinh lí học

Các cq hành chính nhà nước tiền hành bố trí nơi làm việc phù hợp với sinh lí con người, tạo ra sự thoải mái trong làm việc và tiết kiệm các thao tác không cần thiết nhằm nâng cao năng suất lao động như: bố trí phòng làm việc; bàn làm việc; ghế ngồi; màu sắc; ánh sáng…

Nhóm phương pháp quản lí hành chính nhà nước chủ đạo

         Phương pháp thuyết phục

         Phương pháp cưỡng chế

         Phương pháp hành chính

         Phương pháp kinh tế

-      Phương pháp thuyết phục

Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lí hiểu rõ sự cần thiết  và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định

Thông qua pp thuyết phục Các chủ thể quản lí giáo giục cho mọi người nhận thức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỉ luật nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

Các tổ chức xã hội là cơ sở để thực hiện nguyên tắc này

Các biện pháp thuyết phục: Giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, kêu gọi, cung cấp thông tin, tuyên truyền phát triển các hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, khen thưởng…

-      Phương pháp cưỡng chế

Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp mà pháp luật quy định.PP cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước thể hiện trong việc áp dụng những biện pháp bắt buộc đơn phương đối với đối tượng quản lí

Các hình thức cưỡng chế nhà nước: Cưỡng chế hình sự .Cưỡng chế dân sự .Cưỡng chế kỉ luật .Cưỡng chế hành chính .

-      Phương pháp hành chính: Là PP quản lí bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống, nghĩa là ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lí. Đặc trưng là sự tác động trực tiếp lên đối tượng bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lí

Phương pháp hành chính bao gồm: Quy định những quy tắc xử sự chung trong quản lí hành chính nhà nước

Quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan dưới quyền, giao nhiệm vụ cho các cq đó

Thỏa mãn đơn phương yêu cầu hợp pháp của công dân

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới

Phương pháp kinh tế (hiệu quả): Là PP tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lí thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người

Phươg pháp kinh tế gồm: Quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh; Chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thưởng…nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lí, sử dụng hợp lí tài sản được giao, phát huy và khai thác hợp lí nhất những khả năng sẵn có

 

Câu 12: vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ trong cơ quan QLHCNN:

Điều 109 Hiến pháp 1992 và Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ (2001) quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người đứng đầu Chính phủ theo Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ (2001) là Thủ tướng

Vị trí pháp lý của Chính phủ :

1. Chính phủ là một thiết chế chính trị nắm quyền hành pháp, theo nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công, phân cấp rành mạch giữa ba quyền: lập, hành và tư pháp, Chính phủ có chức năng cụ thể là:

+ Có quyền lập qui để thực hiện các luật do cơ quan lập pháp định ra;

+ Quản lý công việc hàng ngày của nhà nước;

+ Quyền tổ chức bộ máy hành chính và quản lý bộ máy đó;

+ Trong phạm vi luật định, có quyền tham gia vào các dự luật, hỗ trợ Quốc hội trong hoạt động lập pháp.

2. Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Ðiều 112 Hiến pháp 1992 và Chương II, Luật tổ chức Chính phủ công bố ngày 10/02/1992)

3. Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ và các thành viên của Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo với Quốc hội. Chính phủ phải trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội khi Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội có yêu cầu.

4. Trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan thành viên: Chính phủ do Quốc hội lập ra trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội. Quốc hội bầu TTCP theo đề nghị của Chủ tịch nước, giao cho TTCP đề nghị danh sách các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ để Quốc hội phê chuẩn

Chức năng của CP:

+ Có quyền lập quy để thực hiện các luật do cơ quan lập pháp định ra.

+Quản lý công việc hàng ngày của NN.

+Quyền tổ chức bộ máy hành chính và quản lý bộ máy đó.

+Trong phạm vi luật định, có quyền tham gia vào các dự luật, hỗ trợ Quốc hội trong hoạt động lập pháp.

Nhiệm vụ của CP:

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của NN, đảm bảo hiệu lực của bộ máy NN từ TW đến cơ sở. Là cơ quan điều hành cao nhất, Cp chỉ đạo tập trung, thống nhất các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP, các cấp chính quyền địa phương, CP có toàn quyền quyết định các vấn đề có lien quan đến HĐ quản lý NN trên phạm vi toàn quốc, trừ các công việc của Quốc hội và UBTV Quốc hội ( Điều 112 Hiến pháp 1992 và chương II, Luật tổ chức Chính phủ công bố ngày 10/2/1992).

Thẩm quyền của CP:

- Quyền sáng kiến lập pháp: Trên cơ sở đường lối chính sách pháp luật của Ðảng và nhà nước, Chính phủ dự thảo:

+ Các văn bản luật trình Quốc hội;

+ Các văn bản pháp lệnh trình UBTV Quốc hội;

+ Các dự án kế hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước;

+ Các chính sách lớn về đối nội và đối ngoại của nhà nước.

- Quyền lập quy: tức là ban hành những văn bản quản lý dưới luật có tính chất qui phạm pháp luật nhằm:

+ Ðưa ra các chủ trương, biện pháp để thực hiện chính sách, pháp luật;

+ Bảo vệ lợi ích nhà nước;

+ Bảo đảm trật tự xã hội;

+ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;

Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị quyết, nghị định. TTCP có thẩm quyền ban hành quyết định, chỉ thị. Trong đó, nghị định của Chính phủ bao giờ cũng là văn bản pháp quy.

- Quyền quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo đúng đường lối, chủ trương chính sách của Ðảng, văn bản luật của Quốc hội, UBTV Quốc hội và hệ thống văn bản lập quy của Chính phủ.

- Quyền xây dựng và lãnh đạo toàn bộ hệ thống tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương, từ cơ quan HCNN có thẩm quyền chung đến cơ quan HCNN có thẩm quyền chuyên môn.

- Quyền tổ chức những đơn vị sản xuất, kinh doanh theo những hình thức thích hợp, lãnh đạo các đơn vị ấy kinh doanh theo đúng kế hoạch, đúng cơ chế, đúng pháp luật.

Câu 13: Trình bày quy trình tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện nay:

Tuyển dụng công chức: là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan Nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển.

Định kỳ hàng năm (vào quí IV năm trước), trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc sở căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình đánh giá nhu cầu công việc, vị trí công tác của từng chức danh, đề xuất nhu cầu biên chế.

. Căn cứ đề xuất biên chế của các phòng gửi lên, Chánh Văn phòng tổng hợp, lập kế hoạch biên chế trình Giám đốc Sở xem xét và gửi Sở Nội vụ thẩm địn.

Khi có thông báo của Sở Nội vụ, Chánh Văn phòng thực hiện theo chỉ đạo của Giám đốc Sở thông báo tuyển công chức, viên chức trên các phương tiện thông tin đại chúng,

. Chánh Văn phòng giúp sở tiếp nhận hồ sơ dự tuyển;

Trường hợp thi tuyển: Sở nộp danh sách và hồ sơ dự tuyển tại Sở Nội vụ. Thực hiện thi  tuyển theo quy định hiện hành.

Trường hợp xét tuyển: Hội đồng tuyển dụng sở họp xét hồ sơ dự tuyển và lập biên bản họp hội đồng tuyển dụng.

Trường hợp thi tuyển: Căn cứ thông báo kết quả trúng tuyển của Sở Nội vụ; Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định tuyển dụng vào làm việc theo  quy định.

Trường hợp xét tuyển: Căn cứ kết quả họp xét, Chánh Văn phòng lập danh sách những người đủ điều kiện tuyển dụng trình Giám đốc Sở phê duyệt và báo cáo Sở Nội vụ kết quả tuyển dụng theo quy định phân cấp (gửi văn bản đề nghị Sở Nội Vụ tiếp nhận, điều động công chức, viên chức theo phân cấp của UBND tỉnh).

Văn phòng sở hoàn thiện hồ sơ và đưa vào lưu trữ.

 

Câu 14: Phân tích các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp năm 1992:

a.Các quyền cơ bản của công dân:

Nhóm quyền dân chủ về chính trị bao gồm:

Quyền tham gia quản lý NN và xã hội; Tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương kiến nghị vs các CQNN, biểu quyết khi NN trưng cầu ý dân, quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và HĐND theo quy định của pháp luật, quyền khiếu nại, tố cáo vs cơ quan NN có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan NN, Tổ chức kinh tế, TC xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân or bất cứ cá nhân nào.

Nhóm quyền dân chủ về kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm:

Quyền lao động: quyền tự do kinh doanh theo quy định của PL: quyền học tập, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác, quyền thừa kế, quyền đc bảo vệ sức khỏe, quyền đc xây dựng nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền đc bảo hộ về hôn nhân và gia đình, quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đc hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe, quyền đc NN và XH tạo đk học tập,….

Nhóm quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân bao gồm:

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền đc thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của PL, quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của PL, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về than thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

b.Tính chất của các quyền công dân đc ghi nhận trong hiến pháp:

Tính đầy đủ: Mọi công dân nước CHXHCNVN đều có các quyền, trên all các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xh.

Tính rộng rãi và công bằng: Mọi công dân k phân biệt về trình độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giới tính… đều đc hưởng các quyền cơ bản mà Hiến pháp quy định. Việc thực hiện các quyền này dựa trên nguyên tắc “ Mọi công dân đều bình đẳng trc pháp luật” ( Điều 52). Tuân thủ nguyên tắc này trong thực hiện quyền của mỗi công dân là bảo đảm công bằng xã  hội, đảm bảo cho pháp luật đc thi hành nghiêm chỉnh.

Tính hiện thực và phát triển: Hiến pháp năm 1946 có 18 điều quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,, khẳng định vị trí làm chủ của nhân dân ta sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ. tiếp đó, hiến pháp 1959 vs 21 điều và hiến pháp 1980 vs 29 điều tiếp tục khẳng định và phát triển chế độ định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nước ta.

Đến hiến pháp 1992- Hiến pháp của thời kì đổi mới, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nước ta đã đc ghi nhận trong 34 điều. như vậy, về số lượng các quyền cơ bản của công dân ngày càng pt phù hợp với mỗi gđ lịch sử của CM VN. Nội dung của các quyền ghi nhận trong hiến pháp cũng càng phong phú và hoàn thiện.

c.Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

Các nghĩa vụ cơ bản của công dân đc ghi nhận trong Hiến pháp bao goomg: Nghĩa vụ trung thành vs Tổ quốc, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của NN và lợi ích công cộng, nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích, nghĩa vụ thuân theo Hiến pháp và pháp luật.

d.Tính chất của nghĩa vụ công dân đc quy định trong Hiến pháp:

 Tính thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi: Tính chất này đc thể hiện ở điều 51, hiến pháp 1992 :” Quyền của công dân k tách rời nghĩa vụ công dân. NN đảm bảo các quyền công dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối vs NN và xh”. Quy định này cho thấy, mỗi công dân đc hưởng quyền thì đồng thời cũng phải làm nghĩa vụ đối với NN. Làm tròn nghĩa vụ đối với NN sẽ tạo ra những đk thuận lợi để NN đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền công dân.

Tính thống nhất giữa nghĩa vụ và đạo đức XHCN:

Pháp luật XHCN về cơ bản có nhiều điểm thống nhất vs đạo đức XHCN, phù hợp vs truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN và con ng VN, vs những thuần phong mỹ tục của dân tộc ta từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Thể hiện niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân khi làm nghĩa vụ đối với NN:

Thực tế cho thấy, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, nhân dân ta k tiếc xương máu, của cải để làm nghĩa vụ đối vs Tổ quốc, để đánh thắng giặc ngoại xâm, giành quyền làm chủ của công dân 1 nước độc lập, giành lại c/s ấm nó, tự do, hp. Đó chính là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân khi làm nghĩa vụ đối với Tổ quốc, góp phần tạo nên những thành quả to lớn của cách mạng nước ta.

 

C âu 15: Phân biệt giữa Vi phạm hành chính vs tội phạm:

-Tính chất:

+Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đc quy định trong bộ luật  hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý hoặc vô ý xâm phạm các QHXH đc luật hình sự bảo vệ.

+Vi phạm HC là những hành vi trái pháp luật do các cá nhân, TC có năng lực HC thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý xâm hại quy tắc NN trong các lĩnh vực đời sống xã hội mà k phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt HC.

Vi phạm HC k gây nguy hiểm cho xã hội cao như tội phạm.

-Văn bản quy định:

+Tội phạm quy định trong bộ luật hình sự, hành vi nào là hành vi phạm tội đc bộ luật hình sự quy định.

+Vi phạm hành chính đc quy định trong pháp lệnh xử lý vi phạm HC,

-Đối tượng xâm hại:

+Tội phạm: chủ yếu xâm hại trong các lĩnh vực của xã hội.

+VPHC: Là phạm vi chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực của quản lý NN, trật tự quản lý NN trên mọi đời sống xã hội.

-Hình thức xử lý:

+Tội phạm:Có hình thức tăng nặng và giảm nhẹ đc áp dụng trong quyết định hình phạt.

+VPHC: K có hình thức tăng nặng, giảm nhẹ.

-Chủ thể:

+ Chủ thể của tội phạm k phải là tổ chức vì k có năng lực trách nhiệm hình sự và k áp dụng đc hình phạt với tổ chức.

+ Chủ thể của vi phạm HC có thể là tổ chức.

   

 

Câu 16: Phân tích các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:

-.Mọi vi phạm HC phải đc phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm HC phải đc tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả do vi phạm HC gây ra phải đc khắc phục theo đúng quy định của PL,

-.Cá nhân, tổ chức bị xử phạt HC khi có vi phạm HC do PL quy định cụ thể trong các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nghị định của chính phủ.

Các văn bản do thủ tướng chính phủ, các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, UBND ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, TC thực hiện xử lý vi phạm HC theo thẩm quyền k đc quy định hành vi vi phạm HC và hình thức, mức xử phạt.

Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thược 1 trong các đối tượng đc quy định tại các điều 23, 24, 25, 26,27 của Pháp lệnh này

-Việc xử lý vi phạm HC phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của PL.

-Một hành vi vi phạm HC chỉ bị xử phạt 1 lần, cụ thể:

Một hành vi vi phạm đã đc người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc lập biên bản để xử phạt thì k đc lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ 2 đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục đc thực hiện mặc dù đã bị ng có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 điều 9 của Pháp lệnh.

Một hành vi vi phạm HC đã đc ng có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt thì k đồng thời áp dụng biện pháp xử lý HC khác quy định tại điều 22 của Pháp lệnh đối vs hành vi đó.

Trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ng đã quyết định xử phạt phải hủy bỏ quyết định xử phạt, nếu chưa ra quyết định xử phạt thì k xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó.

Nhiều người cùng thực hiện 1 hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó và ng có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng ng cùng thực hiện vi phạm HC.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm HC thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, người có thẩm quyền chỉ ra 1 quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm, nếu cá hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung ( khoản 2 điều 56 của pháp lệnh).

-Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

-K xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm HC trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

 

Câu 17: Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm PL hành chính:

a.      Chủ thể của quan hệ PLHC: Là những bên tham gia vào quan hệ pháp luật HC, có năng lực chủ teher. Có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau theo quy đinh của pháp luật HC.

*Chủ thể của quan hệ PL HC bao gồm: Cơ quan NN. Cán bộ NN, TC xã hội, đơn vị kinh tế, công dân VN, người nước ngoài và ng k quốc tịch. Trong đó có 1 loại chủ thể luôn luôn hiện diện trong mọi quan hệ PL HC: chủ thể quản lý, bên có thẩm quyền hành chính nhà nước.

Chủ thể quản lý HCNN: Là các cá nhân hay TC của con ng mang quyền lực HCNN,cần hội đủ 2 yếu tố sau:

-Có thẩm quyền HCNN do PL quy định

-Tham gia vào quan hệ PLHC vs tư cách của chủ thể có thẩm quyền hành chính NN, k vượt ra khỏi thẩm quyền đã quy định.

Chủ thể bắt buộc trong quan hệ pháp luật HC có quyền nhân danh NN để đơn phương ra những mệnh lệnh buộc phía bên kia phải thực hiện. Điều kiện để trở thành chỉ thể:

+Cơ quan HCNN, cán bộ HCNN.

+Cơ quan NN khác, cá nhân, TC xã hội tham gia vào 1 quan hệ PL cụ thể vs tư cách là bên có thẩm quyền HCNN đc quy định trong PLHC.

*Chủ thể của QLHCNN:

Là 1 bên trong quan hệ PLHC, chịu sự quản lý,chấp hành mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Trong quan hệ PLHC, đây có thể là cơ quan, TC, cá nhân tham gia k vs tư cách có quyền lực HCNN, hoặc cá nhân, công dân, các TC kinh tế ngoài quốc doanh, các TC xã hội k mang quyền lực HCNN. Theo hiến pháp VN:

“NN CHXHCNVN là NN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.( Điều 2 Hiến pháp 1992).

“NN bảo đảm và k ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân” (Điều 3 Hiến pháp 1992).

“Công dân có quyền tham gia vào quản lý NN..”( Điều 53 Hiến pháp 1992).

b.Khách thể của quan hệ PLHC:

là trật tự quản lý HCNN. Trật tự này đc quy định trong từng lĩnh vực cụ thể và khi tham gia vào quan hệ này, đối tượng mà các chủ thể mong muốn hướng tới là những lợi ích về vật chất hoặc những lợi ích phi vật chất, nó đóng vai trò là yếu tố định hướng cho sự hình thành và vận động của 1 quan hệ PLHC. ở đây có sự khác nhau về khách thể của quan hệ PLHC công và tư.

 

 

Câu 18: Khái niệm vi phạm luật HC và thẩm quyền ban hành vi phạm hành chính?

KN: Là hành vi xâm hại các quy tắc quản lí hành chính nhà nước do chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí hành chính thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm hình sự theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính

Thẩm quyền ban hành vi phạm HC:

         Chủ tịch UBNDCC

         Công an nhân dân

         Bộ đội biên phòng

         Cảnh sát biển

         Hải quan

         Kiểm lâm

         Tòa án nhân dân

         Cơ quan thi hành án dân sự

         Cơ quan thuế

         Quản lí thị trường

         Thanh tra chuyên ngành

         Giám đốc cảng vụ hàng hải

         Cảng vụ thủy nội địa

         Cảng vụ hàng không

 

Đề cương môn Luật hành chính

Tác giả Nguyễn Hữu Lạc
Tạp chí
Năm xuất bản 2013
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ