Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

 

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP CỦA CHÚNG TA

GS. PHAN ĐÌNH DIỆU – Đại học Quốc gia Hà nội

Sinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: “Chúng ta đang làmbiến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến  đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó[1]. Quả thực, mấy chục năm qua, dưới tác động của những tiến bộ vũ bão của khoa học và công nghệ, mà nổi bật là công nghệ thông tin, môi trường kinh tế và xã hội đang có những biến đổi căn bản, đang chuyển biến tới một môi trường kinh tế và xã hội về cơ bản là mới, mà ta bắt đầu gọi là kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Con người tạo ra môi trường đó, nhưng rồi đến lượt mình, chính sự phát triển khách quan của môi trường đó, với tất cả tính phức tạp, bất định và thường xuyên biến động của mình, lại đòi hỏi con người phải tự biến đổi để có được cách nhìn mới, cách nghĩ mới, nhiều năng lực trí tuệ mới khác về chất so với các năng lực cũ, nhằm giúp mình thích nghi với môi trường mới, có khả năng hành động linh hoạt trong cái phức tạp, bất định và thường xuyên biến động đó của môi trường mới.

I. Những chuyển biến hướng tới kinh tế và xã hội tri thức

1. Một môi trường đang thay đổi nhanh chóng

  Trong thế kỷ 20, khoa học và công nghệ đã liên tục phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu có ý nghĩa cách mạng trong khắp các lĩnh vực, và càng ngày càng dồn dập, để đi đến những thập niên cuối của thế kỷ góp phần chủ đạo tạo nên bước chuyển biến mới của nền kinh tế và xã hội trên phạm vi toàn thế giới.  Những thành tựu khoa học to lớn đó  đã cung cấp cho con người những nhận thức hoàn toàn mới về thế giới vật chất, về sự sống, và đặc biệt về chính hệ thống kinh tế và xã hội của loài người; đã làm cơ sở cho hàng loạt những phát minh công nghệ kỳ diệu đưa đến những cải tiến và đổi mới liên tục nền sản xuất của xã hội; và những cải cách cơ cấu tổ chức, phương thức quản lý, những phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường trong từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu.

  Sự ra đời của máy tính điện tử cùng với việc xuất hiện các khoa học về thông tin, điều khiển, hệ thống,… vào những năm giữa thế kỷ này là những mầm mống báo hiệu cho một kỷ nguyên phát triển mới của xã hội loài người, đúng như Norbert Wiener đã dự báo “Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ ….”.  Nhưng, “biến đổi môi trường đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó” thì là một dự báo mà đương thời ít ai tính đến. Những biến đổi trong môi trường kinh tế, xã hội trên thế giới trong mấy chục năm qua, đặc biệt trong thập niên cuối cùng của thế kỷ này, đã xẩy ra càng lúc càng nhanh chóng, dồn dập, càng lúc càng đầy tính bất ngờ và không tiên đoán được. Ngay trong lĩnh vực máy tính, những chuyên gia hàng đầu như “ông vua” phần mềm Bill Gates vào năm 1981 còn dự đoán “640K là đủ cho mọi người”, không thể ngờ chưa đầy hai mươi năm sau, các máy vi tính hạng trung đã có khả năng nhớ hàng chục tỷ bytes và tính toán với tốc độ hàng chục triệu phép tính/giây, để rồi thừa nhận là thực tế thay đổi nhanh hơn mọi dự đoán, mọi chuẩn mực, vì vậy, ngày nay trong công nghệ phần mềm, “chuẩn mực chính là sự thay đổi”, liên tục thay đổi để cải tiến, để thích nghi với yêu cầu luôn thay đổi của thị trường[2].

Ba mươi năm trước, khi tin học và máy tính bắt đầu được sử dụng phổ biến vào các lĩnh vực kinh tế xã hội, thúc đẩy cuộc “cách mạng quản lý”, người ta đã nói đến tin học hoá xã hội và một “xã hội thông tin” trong tương lai, nhưng những điều hình dung về tương lai đó còn mang tính dự phóng. Nhưng rồi vào thập niên 80 khi lần lượt các thế hệ máy vi tính ra đời, với khả năng cung cấp cho thị trường mỗi năm hàng triệu, hàng chục triệu rồi hàng trăm triệu máy, với năng lực xử lý thông tin càng ngày càng cao, được sử dụng trong khắp mọi lĩnh vực hoạt động, thì hình thù của một cơ sở hạ tầng cho “xã hội thông tin” mới bắt đầu rõ nét. Và, bước chuyển biến có ý nghĩa quyết định nhất, thuyết phục nhất, khẳng định sự xuất hiện của xã hội thông tin trong thực tế là các siêu xa lộ thông tin mà bằng chứng hiển hiện là sự phát triển bùng nổ của mạng Internet toàn cầu với những bước đi lừng lững vào sâu mọi ngõ ngách của đời sống con người, bất chấp mọi rào ngăn và cản trở.  Mạng Internet, nối hàng trăm triệu máy tính của người dùng, có thể truy cập đến hàng triệu nguồn cung cấp thông tin trên khắp thế giới, không còn chỉ là một phương tiện kỹ thuật đơn thuần, mà đã trở thành một môi trường mới của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá,… có tác động rất lớn đến các chuyển biến nhanh chóng của đời sống con người trên khắp hành tinh chúng ta. Và đó mới chỉ là những bước đầu để khẳng định “xã hội thông tin” đã là một hiện thực. Con đường hoàn thiện nó, có những điều dự đoán được và vô số điều không dự đoán được, còn trải dài ở phía trước, hứa hẹn nhiều bất ngờ mới cho thế kỷ mà ta vừa bước vào.

Và vì thế, có lẽ không lấy làm lạ là vào thập niên cuối thế kỷ 20, trong bề bộn của những biến động chính trị và xã hội sâu sắc, những tăng trưởng thần kỳ xen lẫn những khủng hoảng của nhiều nền kinh tế, sự xuất hiện của thương mại điện tử, của xu thế toàn cầu hoá kinh tế, v.v… nổi bật lên những hy vọng mới (và cả những lo âu mới) về tương lai gần của một nền kinh tế tri thức, của một xã hội tri thức, không chỉ cho các nước giàu đã phát triển, mà còn là cho mọi quốc gia, và cùng với những hy vọng đó là các khuyến nghị và cảnh báo từ các cơ quan quốc tế như Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới,… [3]


 

 

SOURCE: TẠP CHÍ THỜI ĐẠI SỐ 5/2001, PP 9-29

 

 

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP CỦA CHÚNG TA

Tác giả GS. PHAN ĐÌNH DIỆU – Đại học Quốc gia Hà nội
Tạp chí TẠP CHÍ THỜI ĐẠI SỐ 5/2001, PP 9-29
Năm xuất bản 2001
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ