Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Khóa luận tốt nghiệp Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực thi luật đầu tư Việt Nam năm 2005 sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Tác giả Phạm Thị Hồng
Tạp chí Đại học Ngoại Thương
Năm xuất bản 2008
Tham khảo
LỜI MỞ ĐÀU
1. T í n h c ấ p thiết c ủ a đ ề tài
Thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, Nhà nước đã tập trung xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật nhằm quàn lý có hiệu quả nền kinh tế và xã hội. Nên kinh
tế theo cơ chế thị trường từng bước được xây dựng và đã được điều chỉnh bàng
hàng loạt các văn bản pháp luật khác nhau. Đe thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới thì nhu cễu về vốn đễu tư ở Việt Nam là rất lớn. Thế nhưng, kêu gọi đễu tư
không phải là một việc dễ dàng vì nhà đễu tư có quyền tự do lựa chọn các hình thức
cũng như địa bàn đễu tư. Do vậy kêu gọi đễu tư phải được thể hiện bằng môi trường
đễu tư đủ sức hấp dẫn, trước hết là từ phía văn bản luật về đễu tư. Việc Quốc hội
khóa X I kỳ họp thứ 8 ban hành Luật Đễu tư (LĐT) năm 2005 của Việt Nam là một
nỗ lực nhằm tạo môi trường pháp lý phù họp cho đễu tư trong nước và đễu tư nước
ngoài. Đó là lý do mà L Đ T năm 2005 - L Đ T thống nhất ra đời. So sánh các văn bản
pháp luật trước đó, L Đ T năm 2005 được ban hành với nhiều điểm mới so với trước
kia, trên tinh thễn bám sát các nội dung cơ bàn như xóa bỏ các phân biệt đối xử bất
hợp lý giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phễn kinh tế khác nhau; hạn chế sự
can thiệp của Nhà nước vào các quyết định của nhà đễu tư; tôn trọng quyền tự do
kinh doanh của doanh nghiệp; đổi mới chức năng cùa Nhà nước đối với hoạt động
đễu tư, kinh doanh theo hướng khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn nhà đễu tư. doanh
nghiệp là chính. Tuy nhiên, khi Luật được ban hành và áp dụng trong thực tiễn đã
phát sinh một số vấn đề chưa thực sự phù hợp, nhất là khi Việt Nam đã là thành
viên chính thức của WTO và quá trình hội nhập diễn ra sâu rộng hơn cùng với làn
sóng đễu tư ồ ạt, mạnh mẽ của các nhà đễu tư nước ngoài và sự bùng nổ cùa thị
trường chứng khoán. Một số quy đinh trong Luật hiện tại đã bám sát tư tường nói
trên nhưng nhiều chế định khác trong Luật cễn được cân nhắc bồ sung, chinh sửa để
thể hiện một cách đễy đủ tinh thễn chủ đạo là thu hút đễu tư, không phân biệt đối
xử, phù hợp diễn biến mới góp phễn tạo ra một môi trường kinh doanh thật sự minh
bạch, an toàn, bình đẳng cho các nhà đễu tư và doanh nghiệp... Chính vì vậy, khi
chọn đề tài Khóa luận " M ộ t s ố v ấ n đ ề đ ặ t r a đ ố i v ó i v i ệ c t h ự c t h i L u ậ t Đ ầ u t ư
Ì
Việt Nam năm 2005 sau khi Việt Nam gia nhập WTO", người viết muốn qua
LĐT năm 2005 giới thiệu những điểm mới trong cải thiện môi trường đầu tư và nêu
ra một số vấn đề đặt ra đối với việc thực thi Luật trong thực tiễn, đề xuất một số
biện pháp tháo gỡ nhàm có những góc nhìn đa diện, nhiều chiều về cơ chế quản lý
nhà nước qua việc ban hành các văn bản luật.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cịu cùa Khóa luận là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật đầu tư nói chung và phân tích tồng
quan L Đ T Việt Nam năm 2005 nói riêng.
- Phân tích và làm rõ những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi L Đ T năm
2005, mối quan hệ với những văn bàn pháp luật có liên quan, những vấn đề còn
chưa được Luật quy định.
- Đ ề xuất các giải pháp để tăng cường thực thi L Đ T năm 2005 trong thực tiễn,
đặc biệt đề xuất việc tiếp tục ban hành các văn bản dưới luật hướng dân thực thi
LĐT năm 2005, về giải quyết những bất cập về nội dung cùa Luật, về thiết chế thực
thi LĐT năm 2005... phù hợp với tinh hình cụ thể ờ Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tê.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cịu của Khóa luận là L Đ T Việt Nam năm 2005, đặc biệt là
những vấn đề liên quan đến tăng cường thực thi L Đ T năm 2005 trong thực tiễn. Đối
tượng nghiên cịu của Luận văn còn bao gồm nội dung của các quy định có liên
quan tới đầu tư trong Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và
Luật Xây dựng năm 2003 cũng như quy định của WTO về dầu tư.
- Phạm vi nghiên cịu cùa Khóa luận giới hạn ờ những vấn đề chung nhất về pháp
luật đầu tư nói chung và nội dung cơ bàn của L Đ T Việt Nam năm 2005 nói riêng.
Ngoài ra, phạm vi nghiên cịu của Khóa luận, trong một chừng mực nhất định. sẽ
được mở rộng cả đến những quy định có liên quan đen đầu tư cùa một số Luật khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cịu của Khóa luận này là chù nghĩa Mác - Lênin về duy
vật biện chịng và duy vật lịch sử. Tư tưởng Hô Chí Minh cũng như các quan điểm
2
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước cũng
là phương pháp luận nghiên cứu của Khóa luận.
Đe hoàn thành Khóa luận, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
phân tích, luận giải, tổng hợp, thống kê... Đặc biệt, phương pháp so sánh luật hịc
sẽ được sử dụng một cách tối đa nhằm nêu lên những điểm khác biệt của các quy
định có liên quan tới đầu tư trong các văn bản luật khác.
Khóa luận cũng sử dụng những số liệu thống kê để minh hịa khi phân tích từng vấn
đề. Những số liệu đó được thu thập từ các nguồn khác nhau như: Tổng cục Thống
kê, sách báo, tài liệu từ các hội thảo, các trang Web...
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài lời mờ đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của Khóa luận bao
gồm 3 chương:
Chương ì: Tống quan về pháp luật đẩu tư và Luật Đẩu tư Việt Nam năm 2005
Chương li: Một số vấn đề đặt ra đối vói việc thực thi Luật Đầu tư năm 2005
sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Chương HI: Một số đề xuất nhằm tăng cường thực thi Luật Đầu tư năm 2005.
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VÈ PHÁP LUẬT ĐÀU Tư VÀ
LUẬT ĐẨU Tư VIỆT NAM NĂM 2005
ì. Khái quát về pháp luật đầu tư
1. Khái niệm về đầu tư
a. Đầu tư
Khái niệm đầu tư theo cách hiểu phổ thông là việc "bò nhân lực, vật lực, tài lực vào
công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tê, xã hội".1 Trong khoa học kinh tê,
đàu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại
cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lờn hơn các nguồn lực đã sử
dụng để đạt được các kết quà đó.2 Đầu tư là nhân tố không thể thiếu để xây dựng và
phát triển kinh tế, là "chìa khóa" của sự tăng trường kinh tế. Mọi hoạt động đầu tư
suy cho cùng đều nhằm mang lại những lợi ích xác định, đó có thể là sự tăng thêm
tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hay nguồn nhân lực cho xã hội.
Dười giác độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và
cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhăm mục đích lợi nhuận
hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác. Hoạt động đầu tư có thế có tính chất kinh doanh
(thương mại) hoặc phi thương mại. Trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn xây
dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yếu được đề cập là hoạt
động đầu tư kinh doanh, vời bản chất là "sự chi phí của cài vật chất nhăm mục đích
làm tăng giá trị tài sàn hay tim kiếm lợi nhuận".
Ở Việt Nam, trườc khi ban hành L Đ T năm 2005, khái niệm đầu tư kinh doanh chưa
được định nghĩa thống nhất trong các văn bản pháp luật. Luật Khuyến khích đầu tư
trong nườc 1994 (sửa đồi ngày 20/5/1998) và L Đ T nườc ngoài tại Việt Nam 1996
(sửa đổi năm 2000) không có định nghĩa về đầu tư nói chung, mà thay vào đó là
khái niệm đầu tư trong nườc và đầu tư trực tiếp nườc ngoài. L Đ T năm 2005, vời
phạm vi điêu chình là hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh đã đưa ra định
1 Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nằng, tr. 301.
2 Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình kinh tế đầu tu, Nxb. Thống kè, Hà Nội 2003 tr 16-
17.
3 Black's Law Dỉctỉonary, Centennỉal Edỉtỉon, Sixth Edition, 1991, page 825.
4
nghĩa: "Đâu tư là việc nhà đầu tư bò vốn bằng các loại tài sân hữu hình hoặc vô
hình đẽ hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đâu tu".4 Luật này còn có sự
phân biệt đầu tư và hoạt động đầu tư, theo đó hoạt động đầu tư được hiểu là hoạt
động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư. thực
hiện và quản lý dự án đầu tư.5
Vê lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật, cân phân biệt khái niệm đâu tư
(nhằm mục đích lợi nhuận) vấi khái niệm kinh doanh (thương mại). Theo Luật
Doanh nghiệp năm 2005, kinh doanh được định nghĩa là việc thực hiện liên tục một,
một số hoặc tất cà các công đoạn của quá trinh đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.6 Cùng vấi sự
phát triển cùa kinh tế thị trường, khái niệm thương mại đã được mở rộng đến cả lĩnh
vực sàn xuât, phân phối, dịch vụ.. .vấi mục đích tìm kiếm lợi nhuận và do đó có thể
đông nhất khái niệm kinh doanh và khái niệm thương mại ở chỗ chúng là những
hoạt động của các chủ thể trong xã hội nhằm mục đích lợi nhuận. Luật Thương mại
năm 2005 cũng đã hợp lý khi định nghĩa hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều
chình cùa Luật là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, trong đó bao gồm cả hoạt
động đầu tư.7 Vấi cách hiểu về thương mại như vậy, hoạt động đầu tư kinh doanh
được coi là một bộ phận của hoạt động thương mại.
Hoạt động đầu tư có những đặc điểm của hoạt động thương mại nói chung, và có
mối liên hệ mật thiết vấi các bộ phận khác của hoạt động thương mại như mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại... Sự khác biệt cơ bản cùa hoạt động đâu tư
so vấi các hoạt động thương mại khác thể hiện ở chỗ đầu tư là hoạt động có tính
chất tạo lập (bỏ vốn, tài sàn) nhằm hình thành cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như các
điều kiện khác để thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận.
4 Khoản Ì Điệu 3 Luật Đầu tu năm 2005.
5 Khoản 7 Điệu 3 Luật Đầu tư năm 2005.
6 Khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005.
7 Khoản Ì Điều 3 Luật thương mại năm 2005.
5
b. Phân loại đầu tư
Dựa trên những tiêu chí khác nhau, người ta có thể phần chia đầu tư thành các loại
khác nhau. Từ phương diện pháp lý, có thể phân loại hoạt động đầu tư theo những
tiêu chí cơ bản sau:
• Căn cứ vào mục đích đầu tư, có thể chia đầu tư thành đầu tư phi lợi nhuận và
đầu tư kinh doanh:
• Đầu tư phi lơi nhuận là việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các hoạt động
không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Đây là các hoạt động đầu tư cổa Nhà nước
hoặc cổa các tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội. V i dụ
Nhà nước đầu tư (từ ngân sách) xây dựng cơ sờ hạ tầng công cộng; các tổ chức cá
nhân đầu tư mua sắm tài sàn, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt tiêu dùng...
• Đầu tư kinh doanh là hoạt động đầu tư sử dụng các nguồn lực để kinh doanh
thu lợi nhuận, v ề phương diện pháp lý, đầu tư kinh doanh có thể được thực hiện
bằng nhiều hình thức và phương thức tổ chức khác nhau như: đầu tư vốn thành lập
doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh trên cơ sờ hợp đồng thực hiện hợp đồng xây
dựng - kinh doanh - chuyển giao (BÓT)...
•> Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư, có thể chia đầu tư thành đầu tư trong nước và đầu
tư nước ngoài:
• Đầu tư trong nước là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động
từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức, cá nhân trong nước. Theo L Đ T năm 2005.
đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và tài sản hợp
pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam.8
• Đầu tư nước ngoài (còn gọi là đầu tư quốc tế) là hoạt động đầu tư mà các
nguồn lực đầu tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người cổa
nước nhận đầu tư định cư ở nước ngoài đầu tư về nước. Theo L Đ T năm 2005, đầu
tư từ nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bàng tiền và
các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư; Đầu tư ra nước ngoài là
Khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005.
6
việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sàn họp khác từ Việt Nam ra nước
ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
• Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối vói vốn đầu tư, có thê chia
đầu tư thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
• Đầu tu trực tiếp là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia
quàn lý, điều hành quá trinh sử dụng các nguồn lực (vốn) đầu tư. Trong hoạt động
đầu tư trực tiếp không có sự tách bạch giứa quyền sờ hứu và quyền quản lý của nhà
đầu tư đối với vốn đầu tư. Theo L Đ T năm 2005, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư
do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.' Đầu tư trực
tiếp có thể là đầu tư trực tiếp trong nước hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài.
• Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà ờ đó nhà đầu tư không trực tiếp tham
gia quản lý hoạt động đầu tư." Như vậy, khác với đầu tư trực tiếp, trong hoạt động
đầu tư gián tiếp, người đàu tư vốn và người quản lý, sử dụng vốn là hai chủ thể khác
nhau và có thấm quyền chi phối khác nhau đối với nguôn lực đâu tư.
c. Hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư là cách tiến hành hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư theo quy
định của pháp luật. L Đ T năm 2005 phân chia các hình thức đầu tư thành hai nhóm
là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
• Các hình thức đầu tư trực tiếp: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà ờ đó nhà
đầu tu nắm quyền quàn lý kinh doanh; người đầu tư vốn (chù đầu tư) đồng thời là
người sử dụng vốn. Theo L Đ T năm 2005, các hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm:
• Đầu tư vào tô chức kinh tế (thành lập hoặc góp vốn): bao gồm các nhóm hình
thức đầu tư chủ yếu sau:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn cùa nhà đầu tư. Thuộc nhóm hình thức
đầu tư này bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên.
- Thành lập góp vốn vào tổ chức kinh tế có sự hợp tác giứa nhiều nhà đầu tư. Ở
nhóm hình thức đầu tư này, nhà đầu tư có thể thành lập hoặc góp vốn vào công ty

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ