Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

SO SÁNH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005

 

 

 

       Loại                  Hình   

 

 

 

 

 

 

So sánh




Công ty trách nhiệm hữu hạn




Công ty cổ phần




Công ty hợp danh




Doanh nghiệp tư nhân

 

 

Từ hai thành viên trở lên

 

 

Một thành viên





Khái Niệm & Đặc Điểm

Công ty TNHH có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó:

- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân (ít nhất là hai) nhưng số lượng thành viên không vượt quá năm mươi người.        

- Trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

                 

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần nhưng được quyền phát hành các loại chứng khoán khác.

- Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ.

 

Công ty TNHH 1 thành viên là:

- Công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

     

- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

                             

- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

- Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

   

- Có thể tăng vốn điều lệ, không thể giảm vốn điều lệ.

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

                   

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

 

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần và các loại chứng khoán để huy động vốn.

 

- Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ.

 

Công ty hợp danh là doanh nghiệp :

- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh), có thể có thành viên góp vốn. 

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

               

- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh.

     

- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

   

- Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Chủ sở hữu duy nhất  của DNTN là một cá nhân hoặc 1 đơn vị kinh doanh; chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

¯ Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- DNTN không có tư cách pháp nhân.

         

- DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.






 

 

 

 

 


Cấu
Tổ
Chức

Cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc). Công ty TNHH có từ 11 thành viên có thể thành lập Ban kiểm soát.

Ø Hội đồng thành viên: gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Kỳ họp Hội đồng thành viên ít nhất mỗi năm một lần.

Ø Chủ tịch Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty, nhiệm kỳ 5 năm nhưng không hạn chế số lần nhiệm kỳ.

Ø Giám đốc (Tổng giám đốc): là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. (Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc không phải thành viên).

                                                           

Ä Chủ tịch HĐTV hoặc GĐ/TGĐ là người đại diện theo pháp luật.

 

 

 

 

¯ Điều kiện tiến hành cuộc họp HĐTV:

+ Lần I, số thành viên tham dự đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ.

+ Lần II, số thành viên tham dự đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ (cách lần thứ I ít nhất 15 ngày)

+ Lần III, cách lần II ít nhất 10 ngày (không yêu cầu tỉ lệ tham dự).

Biểu quyết đồng ý khi 75% số thành viên tham dự đồng ý.

 

¯ Điều kiện triệu tập cuộc họp bất thường:

 Theo yêu cầu của chủ tịch HĐTV

Theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc 1 tỉ lệ khác nhỏ hơn nếu điều lệ công ty quy định.

                 

1

 Ø Do 1 tổ chức làm chủ sở hữu:

Cử ra người đại diện phần vốn góp của tổ chức công ty.

- Nếu tổ chức cử ra ít nhất 2 người đại diện thì:

+ HĐTV gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền.

+ GĐ/ TGĐ

+ Kiểm soát viên (BKS).

 

- Nếu tổ chức cử ra ít nhất 1 người đại diện:

 +  Chủ tịch công ty là người được cử.

+GĐ/TGĐ.

+ Kiểm soát viên

                                                                     

Ä  Chủ tịch HĐTV và GĐ/TGĐ là người đại diện theo pháp luật.

 
 

Ø Do 1 cá nhân làm chủ sở hữu gồm:

- Chủ tịch công ty, GĐ/TGĐ. (Chủ tịch cty có thể kiêm nhiệm GĐ/ TGĐ hoặc thuê người khác)

- Chủ sở hữu đồng thời là chủ tịch cty.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ä Chủ tịch công ty hoặc GĐ/ TGĐ là người đại diện theo pháp luật.

 

Cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc( Tổng giám đốc), nếu có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phải có Ban kiểm soát.

Ø Đại hội đồng cổ đông:

Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết) là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

Ø Hội đồng quản trị :

Là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

HĐQT có không ít hơn 3 thành viên, không quá mười một thành viên. Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.

Ø Giám đốc (Tổng giám đốc): Là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. (Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác).

Ø Ban kiểm soát:

- Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định.

- Không phải là vợ hoặc chồng, cha, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác.

- Hơn tổng số ½ thành viên trong BKS là người Việt Nam.

ÄChủ tịch Hội đồng quản trị hoặc GĐ/TGĐ là người đại diện theo pháp luật của công ty.

 

 

 

 

¯ Điều kiện tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ :

+ Lần I, thì phải có số cổ đông tham dự đại diện ít nhất 65 % tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

+ Lần II, sẽ được tổ chức cách lần I khoản 30 ngày và sẽ có sổ cổ đông tham dự ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

+Lần III, được tổ chức cách lần II 20 ngày kể từ lần II không thành , không yêu cầu tỉ lệ tham dự.

¯ Điều kiện triệu tập cuộc họp bất thường ĐHĐCĐ:

+  Yêu cầu của HĐQT

+  Yêu cầu của BKS,KSV

+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu > 10 % tổng số cổ phần phổ thông liên tục 6 tháng.

 

Cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm: Hội đồng thành viên, Thành viên hợp danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

 Ø Hội đồng thành viên (Chủ tịch hội đồng thành viên) là cơ quan có quyền quyết định cao nhất.

- Chủ tịch hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời kim Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu điều lệ cty không quy định khác.

Ø Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định việc kinh doanh của cty. Chủ tich hội đồng thành viên có thể triệu tập hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh.

- Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động của cty.

- Trong điều hành hoạt động kinh doanh của cty các thành viên hợp danh cùng nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát cty.

- Khi một hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số hoạt động kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.

                                                     

Ä Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc GĐ/ TGĐ là người đại diện theo pháp luật.

Quản lý DNTN:

 Ø Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lơi nhuận sau khi đã nộp thếu và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Ø Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thêu người khác làm giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ DNTN phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ø Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài hoặc tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

                                                                               

Ä Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

¯ Cho thuê doanh nghiệp: Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.

¯ Bán DNTN:

Chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác chậm nhất 15 ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyêt các hợp đồng đó.

- Sau khi bán doanh nghiệp chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của DN có thỏa thuận khác:

+ Người bán, người mua DN phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động

+ Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của luật DN.

             

 

SO SÁNH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP

Tác giả
Tạp chí
Năm xuất bản 0
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ