Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

 

TRUNG QUỐC VÀO TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO): CƠ HỘI VÀ THỬ THÁCH

 

 TRUNG QUỐC VÀO TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO): CƠ HỘI VÀ THỬ THÁCH

TRẦN QUỐC HÙNG – Chuyên viên cao cấp của một Tổ chức Tài chính Quốc tế

Tóm tắt

Việc Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ià một sự kiện Iịch sử trong nền kinh tế thế giới. Trung Quốc coi việc vào WTO Ià một quyết định có tính cách chiến Iược, nhằm củng cố và đẩy mạnh các cải cách kinh tế mà Trung Quốc đã thực hiện trong hơn hai thập kỷ qua. Trước khi vào WTO, Trung Quốc đã nhiều lần giảm thuế quan xuống mức thấp nhất trong các nước đang phát triển. Vì vậy, Trung Quốc có khả năng thực hiện các cam kết về giảm thuế quan theo Iịch trình WTO. Sau khi vào WTO, Trung Quốc sẽ trở thành một mắt xích rất quan trọng trong tiến trình sản xuất và phân phối toàn cầu. Cùng với thị trường nội địa khổng lồ, Trung Quốc sẽ thu hút đầu tư trực tiếp từ khắp thế giới. Ðây Ià thách thức Iớn cho các nước trong khu vực. Tuy nhiên, nếu các nước này Iinh động và nắm được thời cơ, thì cũng có thể dựa theo đà phát triển của Trung Quốc để kích thích nền kinh tế của nước mình.

I. Giới Thiệu

Trong tháng 9/2001 đã xảy ra hai sự kiện có khả năng thay đổi cục diện thế giới.1Cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 đã tạo ra nhiều thay đổi lớn trong quan hệ chính trị và an ninh giữa các nước. Sự kiện thứ hai là trong ngày 17/9, Trung Quốc (TQ) đã kết thúc quá trình đàm phán kéo dài 15 năm để gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Sự kiện này đánh dấu một bước trưởng thành của công cuộc cải cách kinh tế TQ : có khả năng và điều kiện để chấp nhận và thi hành luật lệ thương mại quốc tế, cũng như sự cạnh tranh của doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ nước ngoài trong thị trường nội địa. Nó cũng thể hiện quyết tâm của giới lãnh đạo TQ muốn thúc đẩy quá trình cải cách lên một mức độ cao hơn, cụ thể là dùng thể chế và luật lệ quốc tế cũng như sự cạnh tranh để làm sức ép đẩy mạnh việc cải cách doanh nghiệp, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Nếu thành công, TQ sẽ tiến một bước rất lớn trong việc hiện đại hoá và công nghiệp hoá, trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.

Tuy nhiên, chiến lược gia nhập WTO không phải là không có rủi ro. Tăng cường cạnh tranh sẽ làm nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện đang thua lỗ bị phá sản, suất thất nghiệp tăng cao, phân hoá xã hội thêm sâu sắc, có thể dẫn tới mất ổn định chính trị. Có tác giả cho rằng 5 năm sau khi gia nhập WTO, Ðảng Cộng Sản TQ có thể bị sụp đổ vì những mâu thuẫn và áp lực xã hội.2

Bài viết này kiểm điểm quá trình cải cách và hội nhập kinh tế thế giới của TQ, đánh giá chiến lược gia nhập WTO cùng các cơ hội và thử thách, và phân tích ảnh hưởng của sự kiện này dối với kinh tế thế giới, khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và Việt Nam.

II. Quá Trình Cải Cách và Hội Nhập của TQ

Từ năm 1978 đến nay, TQ đã tiến hành cải cách và mở cửa kinh tế một cách tương đối liên tục, ít bị gián đoạn vì khủng hoảng kinh tế, chính trị, hay vì thay đổi chánh sách, mặc dù nhịp độ cải cách có biến đổi lúc nhanh lúc chậm. Ðe dọa nghiêm trọng nhất cho công cuộc cải cách là tình trạng bất ổn và hoang mang, cả ở trong nước và trong giới đầu tư nước ngoài, sau sự cố Thiên An Môn năm 1989. Tình trạng này chấm dứt với chuyến Nam Du của ông Ðặng Tiểu Bình năm 1992, nhằm khẳng định và tăng cường nhịp độ cải cách. Quan trọng không kém quyết tâm chính trị, TQ chứng tỏ có khả năng đề ra và thực hiện những bước cải cách mới khi đợt cải cách cũ bắt đầu hết tác dụng trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là những bước cải cách có tính kế thừa nhau: cải cách nông nghiệp, khoán sản phẩm, bãi bỏ hệ thống hợp tác xã, xây dựng xí nghiệp hương trấn, cải cách giá cả, cải cách hệ thống ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại, bước đầu cải cách doanh nghiệp và chấp nhận doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư nhân, mở cửa nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài, cải cách tỷ giá hối đoái, cải cách ngoại thương, cải cách chính phủ, xây dựng thị trường tài chính kể cả thị trường chứng khoán v.v.

Công cuộc cải cách của TQ đã đạt được nhiều thành qủa quan trọng. Trong gần một phần tư thế kỷ, kinh tế TQ tăng trưởng một cách ổn định, bình quân 9,5% một năm, đưa tổng thu nhập quốc dân (GDP) lên mức US$ 1,1 triệu tỷ, đứng hàng thứ bảy trên thế giới. Quá trình phát triển này đã biến một nền kinh tế thiếu thốn thành nền kinh tế có nhiều lãnh vực dư thừa, nâng lợi tức đầu người sau lạm phát lên 5 lần, giúp cho hơn 200 triệu người thoát cảnh đói nghèo. Tuy số người nghèo ở TQ vẫn còn nhiều, đây là thành tích giảm nghèo nhanh và rộng nhất trong lịch sử kinh tế, theo cách đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank). Trong hai thập kỷ, TQ đã “làm được những việc mà các nươc khác phải mất hàng thế kỷ”.3 Có nhiều yếu tố góp phần đạt những thành tựu này, nhưng hai động lực quan trọng nhất là ngoại thương và đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

SOURCE: TẠP CHÍ THỜI ĐẠI SỐ 8 – 2003, TR. 31-59

 

   

TRUNG QUỐC VÀO TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO): CƠ HỘI VÀ THỬ THÁCH

Tác giả TRẦN QUỐC HÙNG – Chuyên viên cao cấp của một Tổ chức Tài chính Quốc tế
Tạp chí TẠP CHÍ THỜI ĐẠI SỐ 8 – 2003, TR. 31-59
Năm xuất bản 2003
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ