Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

CÂU HỎI:

1 – Quan hệ pháp luật đất đai bao gồm tất cả các quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai.

2 – Quy hoạch sử dụng đất chi tiết tại xã, phường, thị trấn khi được lập không cần lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.

3 – Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất trong khu kinh tế giống như các chủ thể khác sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

4 – TAND giải quyết tất cả các tranh chấp QSDĐ mà đương sự có yêu cầu.

5 – TAND chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp QSDĐ khi người sử dụng đất có GCN QSDĐ.

6 – Tất cả các chủ thể được Nhà nước cho phép sử dụng đất đều phải nộp thuế sử dụng đất.

7 – Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất trong LĐĐ được quy định dựa vào chủ thể sử dụng đất và mục đích sử dụng đất.

8 – Thẩm quyền thu hồi đất và thẩm quyền trưng dụng đất được pháp luật quy định giống nhau.

9 – Thế chấp, bảo lãnh là 2 hình thức chuyển QSDĐ.

10 – Thuế sử dụng đất và tiền sử dụng đất là một loại nghĩa vụ tài chính.

11 – Thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất là loại thuế áp dụng đối với tất cả các hành vi chuyển quyền sử dụng đất.

12 – Thuế sử dụng đất là nghĩa vụ tài chính của tất cả các chủ thể sử dụng đất.

13 – Tiền sử dụng đất là nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất dưới hình thức giao phải nộp cho Nhà nước.

14 – Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm không được thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất.

15 – Tổ chức kinh tế trong nước sử dụng đất không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.

16 – Tổ chức kinh tế chuyển nhượng QSDĐ thuê không phải nộp thuế từ việc chuyển quyền.

17 – Tổ chức kinh tế chuyển QSDĐ thì không phải nộp thuế chuyển QSDĐ.

18 – Tổ chức, cá nhân nước ngoài được lựa chọn hình thức cho thuê đất.

19 – Trong mọi trường hợp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đều phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.

20 – Trưng dụng đất và thu hồi đất đều dẫn đến việc chấm dứt QSDĐ của người SDĐ.

21 – Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất khác nhóm đất đều phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

22 – Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai lần đầu thì người khiếu nại được quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính.

23 – UBND có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận không được ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp.

24 – UBND cũng có thể giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ.

25 – UBND cấp tỉnh có quyền giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất an ninh quốc phòng.

26 – UBND có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp QSDĐ mà đương sự không có GCN QSDĐ.

27 – Việc thu hồi đất trong mọi trường hợp đều do Nhà nước tiến hành.

ĐÁP ÁN:

1 – Quan hệ pháp luật đất đai bao gồm tất cả các quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai.

Nhận định Sai

Vì quan hệ pháp luật đất đai không đồng nhất với quan hệ xã hội đất đai, có một số quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai quan hệ pháp luật đất đai không điều chỉnh như việc cho mượn đất, cầm cố đất đai, hoặc quan hệ xã hội đất đai có liên quan đến quốc tế.

2 – Quy hoạch sử dụng đất chi tiết tại xã, phường, thị trấn khi được lập không cần lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.

Nhận định Sai

vì căn cứ theo khoản 5 Điều 25 Luật Đất đai 2013:

“Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất (sau đây gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết); Trong quá trình lập là quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân”.

CSPL: khoản 5 Điều 25 Luật Đất đai 2013

3 – Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất trong khu kinh tế giống như các chủ thể khác sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Nhận định Sai

vì tùy theo chủ thể được Ban quản lý khu kinh tế giao lại đất hay cho thuê lại đất áp dụng theo khoản 4 Điều 151 Luật Đất đai 2013:

“4. Người sử dụng đất trong khu kinh tế được đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, kết cấu hạ tầng, được sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ và có các quyền, nghĩa vụ như sau: a) Trường hợp được Ban quản lý khu kinh tế giao lại đất trong khu kinh tế thì có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước giao đất theo quy định của Luật này; b) Trường hợp được Ban quản lý khu kinh tế cho thuê đất trong khu kinh tế thì có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật này.”

CSPL: khoản 4 Điều 151 Luật Đất đai 2013

4 – TAND giải quyết tất cả các tranh chấp QSDĐ mà đương sự có yêu cầu.

5 – TAND chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp QSDĐ khi người sử dụng đất có GCN QSDĐ.

Nhận định Sai

Bởi vì nếu không có GCN QSDĐ mà có các giấy tờ khác theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2013 thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai 2013:

“Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có GCN QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do TAND giải quyết”.

CSPL: Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 và khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai 2013

6 – Tất cả các chủ thể được Nhà nước cho phép sử dụng đất đều phải nộp thuế sử dụng đất.

7 – Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất trong Luật Đất đai 2013 được quy định dựa vào chủ thể sử dụng đất và mục đích sử dụng đất.

Nhận định Sai

Bởi vì thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được quy định dựa vào chủ thể sử dụng đất, không dựa vào mục đích sử dụng đất của chủ thể đó (Điều 59 Luật Đất đai 2013).

CSPL: Điều 59 Luật Đất đai 2013

8 – Thẩm quyền thu hồi đất và thẩm quyền trưng dụng đất được pháp luật quy định giống nhau.

Nhận định Sai

Bởi vì căn cứ Điều 66 Luật Đất đai 2013 thì chỉ có UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện mới có thẩm quyền thu hồi đất còn căn cứ vào Khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai 2013 thì:

“Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất. Người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác”. Như vậy thẩm quyền thu hồi đất và thẩm quyền trưng dụng đất là khác nhau theo quy định của pháp luật hiện hành.”

9 – Thế chấp, bảo lãnh là 2 hình thức chuyển QSDĐ.

Nhận định Sai

Bởi vì: Thế chấp, bảo lãnh là hai biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người khác.

10 – Thuế sử dụng đất và tiền sử dụng đất là một loại nghĩa vụ tài chính.

11 – Thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất là loại thuế áp dụng đối với tất cả các hành vi chuyển quyền sử dụng đất.

12 – Thuế sử dụng đất là nghĩa vụ tài chính của tất cả các chủ thể sử dụng đất.

Nhận định Sai

Bởi vì: Thuế sử dụng đất chỉ áp dụng cho một số chủ thể. Đối tượng không phải nộp thuế sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức thuê đất để sản xuất nông nghiệp (trong giá thuê đã bao hàm cả thuế sử dụng đất); tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào VN mà sử dụng đất nông nghiệp.

13 – Tiền sử dụng đất là nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất dưới hình thức giao phải nộp cho Nhà nước.

14 – Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm không được thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất.

15 – Tổ chức kinh tế trong nước sử dụng đất không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.

Nhận định Đúng

Vì theo khoản 27 Điều 3 Đất đai 2013:

“Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.”

CSPL: khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2013

16 – Tổ chức kinh tế chuyển nhượng QSDĐ thuê không phải nộp thuế từ việc chuyển quyền.

Nhận định Sai

Bởi vì căn cứ theo điểm 1 mục I của thông tư số 104/2000/TT­BTC ngày 23/10/2000:

“Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đ ất đai đều phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, trừ những trường hợp quy định tại điểm 3 mục I thông tư này. Điểm 3.6 mục I thông tư số 104/2000/TT­BTC ngày 23/10/2000: “ Các trường hợp không thuộc diện chịu thuế: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất có chuyển nhượng QSDĐ thuê. Người chuyển nhượng QSDĐ thuê phải có hợp đồng thuê đất và ghi rõ số tiền thuê đất đã nộp còn lại tính đến thời điểm chuyển nhượng và thời hạn thuê đất; Người nhận QSDĐ thuê tiếp tục thực hiện chế độ thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai”.

CSPL: điểm 1 mục I của thông tư số 104/2000/TT-­BTC

17 – Tổ chức kinh tế chuyển QSDĐ thì không phải nộp thuế chuyển QSDĐ.

Nhận định Sai

Bởi vì chỉ có những tổ chức kinh tế thỏa mãn quy định của khoản 5 điều 2 Luật số 17/1999/QH10 ngày 21/12/1999 mới không phải nộp thuế chuyển QSDĐ:

“Những trường hợp sau đây không thuộc diện chịu thuế chuyển QSDĐ: Tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất có chuyển nhượng QSDĐ thuê”.

CSPL: khoản 5 điều 2 Luật số 17/1999/QH10

18 – Tổ chức, cá nhân nước ngoài được lựa chọn hình thức cho thuê đất.

Nhận định Đúng

Căn cứ khoản 1 Điều 172 Đất đai 2013 :

“Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này được lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê”.

CSPL: khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai 2013

19 – Trong mọi trường hợp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đều phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.

Nhận định Sai

Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng an ninh không cần phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân mà chỉ cần lấy ý kiến của UBND cấp tỉnh.

CSPL: khoản 4 Điều 43 Luật đất đai 2013.

20 – Trưng dụng đất và thu hồi đất đều dẫn đến việc chấm dứt QSDĐ của người SDĐ.

Nhận định Sai

Trưng dụng đất không dẫn đến việc chấm dứt QSDĐ của người SDĐ. (Khoản 4, 6 Điều 72 Luật Đất đai 2013)

CSPL: Khoản 4, 6 Điều 72 Luật Đất đai 2013

Cách trả lời khác:

Nhận định Sai

Vì chỉ có thu hồi đất mới dẫn đến việc chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Trường hợp trưng dụng đất thì người sử dụng đất sẽ được hoàn trả quyền sử dụng đất sau khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

CSPL: khoản 11 Điều 3 và khoản 6 Điều 72 Luật đất đai 2013.

21 – Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất khác nhóm đất đều phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhận định Sai

Vì có những TH chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất khác nhóm quy định trong khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 là phải có phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền => Không phải xin phép.

CSPL: Khoản 4, 6 Điều 72 Luật Đất đai 2013

Cách trả lời khác:

Nhận định Sai

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất khác nhóm đất không phải xin phép CQNN có thẩm quyền mà phải đăng kí biến động là:

+ Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật được PL cho phép.

+ Chuyển từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

CSPL: Khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015.

22 – Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai lần đầu thì người khiếu nại được quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính.

23 – UBND có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận không được ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp.

Nhận định Sai

UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và moi trường cùng cấp cấp GCN.

CSPL: khoản 1 Điều 105 Luật đất đai 2013.

24 – UBND cũng có thể giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ.

25 – UBND cấp tỉnh có quyền giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất an ninh quốc phòng.

Nhận định Sai

UBND cấp tỉnh không có thẩm quyền thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư… căn cứ theo khoản 1 Điều 66 Đất đai 2013:

“Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn”.

CSPL: khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai 2013

26 – UBND có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp QSDĐ mà đương sự không có GCN QSDĐ.

Nhận định Đúng

Bởi vì căn cứ vào khoản 2 Điều 203 Đất đai 2013:

“Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

CSPL: khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013

27 – Việc thu hồi đất trong mọi trường hợp đều do Nhà nước tiến hành.

Nhận định Sai

Cảng vụ hàng không cũng có thẩm quyền thu hồi đất đối với đất được Cảng vụ hàng không giao hoặc cho thuê.

 

CSPL: Điều 8 Nghị định 83/2007/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không.

Tổng hợp nhận định thường gặp môn Luật Đất đai có đáp án

Tác giả
Tạp chí
Năm xuất bản 0
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ