Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf

Tác giả NGUYỄN THỊ THU HIỀN
Tạp chí TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Năm xuất bản 2014
Tham khảo
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong thương mại quốc tế hiện nay, các tranh chấp về chống BPG ngày càng trở nên phức tạp và phổ biến khi mà các biện pháp chống BPG đang được nhiều quốc gia, trong đó chủ yếu là các nước phát triển, sử dụng như một rào cản trong thương mại và bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa. Trong vòng 17 năm, tính từ ngày 1/1/1995 cho tới ngày 30/06/2013, đã có tổng cộng 4.358 vụ điều tra chống BPG mới được khởi xướng với 2.795 biện pháp chống BPG đã được áp dụng bởi các thành viên WTO. Các vụ điều tra chống BPG và sử dụng các biện pháp chống BPG của các thành viên WTO mặc dù không tăng nhiều về số lượng nhưng chúng ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn. Tính đến hết tháng 12/2013, khoảng hơn 100 thành viên WTO đã có khung pháp lý về điều tra chống BPG, trong số đó, có đến hơn nửa số thành viên mỗi năm khởi xướng ít nhất 1 vụ điều tra chống BPG [64], và khoảng 70 thành viên WTO đã tiến hành các vụ điều tra chống BPG trên thực tế [54]. Bởi vậy, trước thực trạng nói trên, các thành viên WTO, bên cạnh việc tìm ra những giải pháp để đối phó với các cuộc điều tra về chống BPG và việc áp thuế chống BPG, đã tích cực sử dụng những cơ chế thích hợp để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Một trong những cơ chế được đánh giá là có hiệu quả nhất hiện nay chính là DSM của WTO. Theo Điều 17 của ADA, các thành viên WTO có thể đưa các tranh chấp về chống BPG ra giải quyết theo DSM của tổ chức này. Trên thực tế, tính đến hết tháng 12/2013, 102 vụ tranh chấp về chống BPG đã và đang được giải quyết tại WTO [78]. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, qua hơn 19 năm tồn tại, việc giải quyết tranh chấp về chống BPG nói riêng và DSM của WTO nói chung đã bộc lộ một số điểm hạn chế và bất cập cần phải được hoàn thiện. 2 Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO và được hưởng qui chế dành cho một thành viên đang phát triển. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và được hưởng sự đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho thành viên đang phát triển trong giải quyết tranh chấp tại WTO để bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình. Tính đến hết tháng 12/2013, Việt Nam đã tham gia vào chín vụ tranh chấp về chống BPG trên tổng số mười chín vụ kiện có sự tham gia của Việt Nam tại WTO [59]. Qua từng vụ tranh chấp, Việt Nam, ở một mức độ nhất định, đã tham gia chủ động và tích cực vào DSM của WTO. Tuy nhiên, sự tham gia đó vẫn còn những hạn chế bởi tính phức tạp của các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO cũng như cơ chế điều phối của chính Việt Nam. Việc nghiên cứu pháp luật của WTO, cũng như yêu cầu chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW; Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. 3 Bên cạnh đó, thực tiễn tham gia của Việt Nam trong các vụ tranh chấp về chống BPG đã đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu một cách toàn diện pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, học hỏi kinh nghiệm của các nước cũng như xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan ở trong và ngoài nước, để từ đó, có thể đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Thực hiện các chủ trương mà Đảng đề ra, xuất phát từ thực tiễn tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết các tranh chấp về chống BPG tại WTO cũng như những yêu cầu cấp bách đặt ra cho Việt Nam v.v., cho thấy tính cấp thiết cao, cả về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ