Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẦU TƯ GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẦU TƯ GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

ĐỖ VIẾT ANH THÁI*

 * ThS, Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương.

 

Đặt vấn đề

Tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài phát sinh ngày càng phổ biến trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển cả về quy mô, phạm vi và tính chất. Hiện tượng nói trên cũng đang đặt ra cho Việt Nam nhiều vấn đề về hoàn thiện cơ chế để giải quyết hiệu quả loại hình tranh chấp này.

Bài viết này nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ nước nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh trên lãnh thổ nước nhận đầu tư. Bài viết này sẽ phân tích 3 nội dung sau: những đặc điểm cơ bản của loại hình tranh chấp này; cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.

1.         Đặc điểm của tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài

Tranh chấp về đầu tư giữa chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

Về các bên tranh chấp: Một bên tranh chấp là chính phủ nước nhận đầu tư và bên kia là nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ nước nhận đầu tư trong tranh chấp chính là các cơ quan quản lý nhà nước. Đó là các cơ quan được Nhà nước giao quyền, chức năng và nhiệm vụ để thay mặt chính phủ nước nhận đầu tư quản lý hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ đầu tư vào nước mình. Các cơ quan này được thành lập và phân cấp một cách thống nhất từ trung ương (các bộ, ban, ngành...) xuống địa phương  (cơ quan quản lý tại các tỉnh,     thành phố, quận, huyện, thị xã...). Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức được thành lập  ở nước ngoài. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân hay tổ chức nước ngoài đều được gọi là nhà đầu tư nước ngoài. Luật pháp một số nước quy định rằng nhà đầu tư nước ngoài phải là những tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh thương mại, tức là nhằm mục đích sinh lợi1. Để được tiến hành các hoạt động kinh doanh họ phải là các thương nhân và phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và do cơ quan có thẩm quyền, nơi họ thành lập, cấp. Ngoài ra, để được tiến hành các hoạt động đầu tư tại nước nhận đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về đầu tư nước ngoài do luật pháp nước nhận đầu tư quy định2. Trong thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài thường là các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực mà họ có kinh nghiệm ở nước mình và có tiềm lực kinh tế mạnh để tiến hành các hoạt động đầu tư tại nước nhận đầu tư.

Về nội dung tranh chấp: Các tranh chấp này có nội dung đa dạng và phức tạp, thể hiện ở chỗ nội dung tranh chấp có thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hình thức đầu tư gián tiếp (như đầu tư dưới hình thức mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu...) hoặc đầu tư trực tiếp (như đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh, đầu tư để sáp nhập hoặc mua lại công ty...). Ví dụ tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với chính phủ nước nhận đầu tư về trình tự, thủ tục thuê đất, giao nhận và sử dụng đất đối với những dự án đầu tư của nước ngoài có yêu cầu sử dụng đất; Tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản của nhà đầu tư nước ngoài tại nước sở tại; Tranh chấp liên quan đến việc thực hiện chính sách ưu đãi về thủ tục mua sắm đấu thầu, về thủ tục cấp phép đầu tư... mà chính phủ nước sở tại dành cho các nhà đầu tư nước ngoài theo các cam kết quốc tế v.v...3

Về phạm vi các mối quan hệ phát sinh:

Đây là tranh chấp có yếu tố quốc tế vì những tranh chấp này phát sinh giữa một bên là chính phủ của một nước – nước nhận đầu tư - với một bên là nhà đầu tư nước ngoài, tức là các doanh nghiệp của nước khác. Tranh chấp này sẽ làm nảy sinh các mối quan hệ giữa một quốc gia này với doanh nghiệp ở một quốc gia khác và những quan hệ này thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

Những đặc điểm nêu trên làm cho việc giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, vì một bên tranh chấp là một quốc gia và theo quy định của tư pháp quốc tế, quốc gia có thể được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

Quyền miễn trừ tư pháp là một chế định được luật quốc tế thừa nhận từ những thập kỷ trước đây. Theo chế định này, quyền miễn trừ tư pháp là một đặc quyền của quốc gia, theo đó quốc gia (mà cụ thể là các cơ quan, cá nhân đại diện cho quốc gia) sẽ không bị đưa ra xét xử trước tòa án bác đơn kiện đó. Quyền miễn trừ này còn bao gồm cả quyền của quốc gia không bị bắt buộc phải ra làm chứng trước tòa án (trừ trường hợp quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền này) và quyền không bị bắt buộc phải thi hành phán quyết của tòa án. Khi tham gia vào các mối quan hệ quốc tế, tất cả các quốc gia đều có quyền miễn trừ tư pháp trước tòa án của nước khác. Quyền miễn trừ tư pháp được giới luật gia tư sản đưa ra nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các quốc gia thực hiện chức năng quản lý dân cư và lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia khi tham gia vào các mối quan hệ quốc tế. Tuy nhiên khi các nhà nước XHCN ra đời dựa trên nền tảng của chế độ sở hữu nhà nước và tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế, vấn đề về quyền miễn trừ tư pháp lại được nhìn nhận với góc độ khác: Quốc gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp khi thực hiện các hoạt động thương mại. Quan điểm thay đổi này đã được pháp điển hóa trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế mà cụ thể là được quy định tại Điều 31 của Công ước Viên năm 1961 về Quan hệ Ngoại giao và Điều 43 của Công ước Viên năm 1963 về Quan hệ Lãnh sự4. Mặc dù vậy, trong thực tiễn khi có tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại, việc doanh nghiệp nước ngoài khởi kiện các cơ quan nhà nước ra trước tòa án vẫn hết sức khó khăn. Điều này dẫn đến một thực tế là việc giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa một chính phủ với một doanh nghiệp nước ngoài cũng không dễ dàng. Nguyên nhân là vì pháp luật của nhiều nước không quy định về quyền của nhà đầu tư nước ngoài được khởi kiện chính phủ ra tòa án5, thậm chí một số nước không cho phép doanh nghiệp khởi kiện chính

và nếu công dân hoặc pháp nhân nào đó khởi kiện quốc gia ra tòa án thì tòa án có nghĩa vụ quy định viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra tòa án làm chứng trong các vụ kiện.

phủ ra tòa án6 và bản thân các tòa án cũng không muốn giải quyết tranh chấp trong đó một bên là chính phủ. Tiến trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại trong đầu tư đã làm gia tăng các hoạt động đầu tư quốc tế nói chung và tranh chấp về đầu tư giữa chính phủ với nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu phải xây dựng cơ chế phù hợp để giải quyết loại hình tranh chấp này.

Theo quy định của tư pháp quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chính phủ của một nước với doanh nghiệp là nhà đầu tư của một nước khác do luật quốc gia, nơi các hoạt động đầu tư đang được thực hiện làm phát sinh tranh chấp hoặc điều ước quốc tế có liên quan quy định. Cơ chế giải quyết loại hình tranh chấp này có gì đặc biệt? liệu doanh nghiệp nước ngoài có thể khởi kiện Chính phủ ra tòa án trong nước hoặc tòa án nước ngoài hay không? Câu hỏi có thể được làm sáng tỏ nếu phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

2.         Cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

Ở Việt Nam, cơ chế giải quyết đối với loại hình tranh chấp này được luật hóa rất muộn. Loại hình tranh chấp này chỉ phát sinh trong giai đoạn khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa cho các nhà đầu   tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.Vào năm 1987, để thực hiện đường lối mở cửa và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần đầu tiên được ban hành vào ngày 29 tháng 12 năm 1987. Tại Điều 25 liệt kê các loại hình tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nhưng trong đó không quy định về tranh chấp cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài.7 Trong thực tế, khi có tranh chấp phát sinh giữa Chính phủ với nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài, việc giải quyết tranh chấp thường do Cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài của Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam8 chịu trách nhiệm giải quyết, như Điều 36 của Luật khẳng định:“Cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài  tại Việt Nam”. Điều này cũng có nghĩa là một khi có tranh chấp phát sinh giữa các nhà đầu tư nước ngoài với Chính phủ Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể khởi kiện ra tòa án mà chỉ có thể đưa sự việc ra giải quyết tại Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư. Tòa án không có thẩm quyền giải quyết các loại hình tranh chấp này.

Thực tế này đã tồn tại ở Việt Nam trong gần 10 năm, từ năm 1987 cho đến năm 1996 khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 được thay thế bằng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 19969. Mặc dù Luật năm 1996 cũng không quy định cụ thể về loại hình tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ với nhà đầu tư nước ngoài, tại Điều 24 của Luật năm 1996 quy định rằng các tranh chấp phát sinh giữa các bên từ hợp đồng xây dựng- kinh doanh-chuyển giao (hợp đồng BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (hợp đồng BTO) và hợp đồng xây dưng-chuyển giao (hợp đồng BT) được giải quyết theo phương thức do các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Khoản 11, 12 và 13 của Điều 2 giải thích rõ rằng các loại hợp đồng này là văn bản ký kết giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với một bên là nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy có thể thấy chủ thể của các hợp đồng này, về phía bên Việt Nam, là Chính phủ Việt Nam. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BTO, BOT và BT, nếu có tranh chấp phát sinh thì đây chính là một loại hình tranh chấp giữa Chính phủ Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài. Điểm tiến bộ của Luật năm 1996 là đưa ra quy định thông thoáng về cơ chế giải quyết tranh chấp theo hướng tăng quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể hợp đồng trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Các bên có thể lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án Việt Nam hoặc tòa án nước ngoài. Tuy nhiên, trong cả giai đoạn Luật đầu tư năm 1996 có hiệu lực, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng BOT, BTO và BT ở Việt Nam hầu như chưa có tiền lệ theo đó nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra tòa án hay trọng tài Việt Nam hoặc tòa án hay trọng tài nước ngoài.

Năm 2005, bằng việc ban hành Luật Đầu tư mới – Luật Đầu tư năm 200510 trên cơ sở thống nhất luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước, loại hình tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ với nhà đầu tư nước ngoài mới được quy định một cách cụ thể. Khoản 4 Điều 12 Luật Đầu tư năm 2005 quy định: “Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua trọng tài hoặc tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam, như quy định tại khoản 1 Điều 81, là Chính phủ vì Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, theo sự phân cấp của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư còn có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban đầu tiên pháp luật của Việt Nam đã có những quy định cụ thể về cơ chế giải quyết tranh chấp đối với tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài, theo đó, nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn các phương thức: Thương lượng giữa các bên; Hòa giải; Trọng tài Việt Nam; hoặc Tòa án Việt Nam.

Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là cũng theo quy định của khoản 4 Điều 12 nêu trên, với những hợp đồng, như hợp đồng BOT, BTO, BT hoặc với những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhà đầu tư nước ngoài cũng có quyền sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp khác do các bên thỏa thuận trong các hợp đồng hoặc hiệp định đó.

Ví dụ, trong Hiệp định thương mại song phương ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 4 của Chương IV về Phát triển quan hệ đầu tư. Điều 4 quy định rằng nếu tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng (hoặc hòa giải) thì các bên tranh chấp có thể lựa chọn: (a) giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan tài phán hành chính có thẩm quyền của nước nơi hoạt động đầu tư  đang  được thực hiện; (b) giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài được thành lập theo Công ước năm 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Nhà nước và công dân nước ngoài (Công ước ICSID)11 theo thủ tục trọng tài của Trung tâm này nếu cả hai bên đều là thành viên của ICSID;

(c) giải quyết tranh chấp tại Trọng tài quốc tế theo Quy tắc trọng tài của UNCITRAL12. Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga (năm 1995) quy định rằng trong vòng 6 tháng kể từ khi phát sinh tranh chấp, nếu tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng thì các bên tranh chấp có quyền: (a) đưa ra tòa án có thẩm quyền hoặc trọng tài của nước nơi hoạt động đầu tư đang được thực hiện; (b) đưa ra Cơ quan nhân dân các cấp (khoản 2, 3 Điều 81).            

Có thể nói, với Luật Đầu tư năm 2005,   lần giải quyết tranh chấp đầu tư, ký tại Washinton ngày 18 tháng 3 năm 1965. Việt Nam chưa gia nhập Công ước này. 12 UNCITRAL là tên viết tắt từ tiếng Anh của Ủy ban

Liên hợp quốc về Pháp luật Thương mại Quốc tế.trọng tài của Phòng Thương  mại   Stockholm;

(c) đưa ra Trọng tài “ad- hoc” phù hợp với Quy tắc Trọng tài của Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)13. Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo (năm 1995) quy định rằng trong vòng 3 tháng kể từ khi một bên tranh chấp tiến hành khiếu nại, nếu tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng thì   sẽ được giải quyết bởi một Hội đồng trọng tài gồm 3 trọng tài viên theo Quy tắc trọng tài của UNCITRAL14…

Như vậy, với những nhà đầu tư nước ngoài mà Nhà nước ta chưa ký hiệp định đầu tư thì tranh chấp phát sinh giữa họ với Chính phủ Việt Nam có thể sẽ được giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài Việt Nam. Với những nước mà Nhà nước ta đã ký hiệp định đầu tư thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo cơ chế do hiệp định đầu tư quy định.

3.         Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam cho thấy có rất nhiều vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc giải quyết loại hình tranh chấp này.

Thứ nhất, các vụ kiện mà nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa án Việt Nam (hoặc trọng tài Việt Nam) sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Theo Luật Đầu tư năm 2005, khi có tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài với các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam do các cơ quan quản lý nhà nước vi phạm nghĩa vụ trong các hợp đồng BOT, BTO, BT hoặc vi phạm các cam kết khác liên quan đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn việc khởi kiện các cơ quan này ra tòa án Việt Nam hoặc ra trọng tài Việt Nam. Kể từ khi Luật này có hiệu lực cho đến nay, đã có một số vụ tranh chấp trong   đó Chính phủ Việt Nam là bị đơn và nguyên đơn là nhà đầu tư nước ngoài15. Điều này đặt ra cho các Tòa án và trọng tài của Việt Nam một thực tế là trong thời gian tới đây, các vụ kiện loại này có thể sẽ gia tăng. Vì vậy, các tòa án của Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vụ kiện trong đó bị đơn là Chính phủ Việt Nam. Còn các tổ chức trọng tài thương mại Việt Nam16 cũng phải chuẩn bị mọi điều kiện về kỹ năng, về trình độ của các trọng tài viên đủ tài và đức để giải quyết hiệu quả loại hình tranh chấp này.

Thứ hai, Chính phủ Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vụ kiện bị đưa ra xét xử tại các tổ chức trọng tài quốc tế.

Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn 60 hiệp định về khuyến khích và bảo đảm đầu tư với các nước17 và trong mỗi hiệp định, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nước nhận đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài được quy định rất khác nhau nhưng đều cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, nếu thương lượng bất thành, được quyền khới kiện Chính phủ ra các tổ chức trọng tài quốc tế. Điều này cho thấy một thực tế là Chính phủ Việt Nam, mà cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, có thể sẽ là bị đơn trong các vụ tranh chấp về đầu tư do các tổ chức trọng tài quốc tế giải quyết. Trong khi đó, nhiều cơ quan quản lý của Việt Nam còn rất xa lạ với các tổ chức trọng tài này, nhiều cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chưa phân biệt được sự khác nhau giữa Trung tâm Trọng tài ICSID với trọng tài xét xử theo quy tắc trọng tài của UNCITRAL hoặc với Tòa án trọng tài của ICC…; Nhiều chuyên  gia, luật sư chưa nắm được quy   định của các tổ chức trọng tài quốc tế về thủ tục và quy trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Trong khi đó, thực tiễn giải quyết tranh chấp về thương mại quốc tế bằng trọng tài cho thấy rằng việc thiếu sự hiểu biết dẫn đến những sai sót không đáng có về thủ tục trọng tài có thể đẩy Chính phủ vào rủi ro do thua kiện.

Thứ ba, Việt Nam chưa có cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp quốc tế về đầu tư.

Luật Đầu tư năm 2005 mới chỉ quy định    về cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài. Chưa có văn bản luật hay dưới luật hiện hành nào quy định về cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp quốc tế về đầu tư.Trong khi đó tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài thường rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như chứng khoán, đất đai, môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, bồi thường liên quan đến quốc hữu hóa… Kỹ thuật tranh tụng phức tạp vì liên quan đến việc áp dụng nhiều văn bản pháp luật với thời hạn kéo dài và chi phí tốn kém. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có đội ngũ luật sư tranh tụng có kỹ năng đạt chuẩn quốc tế, có các luật gia giỏi và các nhà tư vấn dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư để tư vấn cho Chính phủ khi cần thiết. Để làm được việc này, cần phải có một cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp quốc tế về đầu tư.

Nhiều nước trên thế giới đã giao nhiệm vụ của cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp quốc tế về đầu tư cho các cơ quan quản lý nhà nước, ví dụ như ở Hoa Kỳ là Cơ quan đại diện thương mại, ở Canada là Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế, ở Trung Quốc là Bộ Thương mại, ở Nhật Bản là Bộ Kinh tế và Công thương 18… Vì vậy Việt Nam cũng cần phải có một cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp quốc tế về đầu tư nhằm tập hợp mọi nguồn lực để sẵn sàng trợ giúp Chính phủ trong trường hợp Chính phủ Việt Nam bị các nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện. Cơ quan đầu mối này là Bộ tư pháp,   Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao… hay một cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ? Vấn đề này không đơn giản và nó cần phải được đưa ra phân tích để nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các luật gia, luật sư… cùng trao đổi ý kiến.

Về phía mình, người viết cho rằng cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp quốc tế về đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài nên là Bộ Tư pháp. Đề xuất này của người viết dựa trên hai cơ sở sau đây:

Một là, Bộ Công thương hiện đang là cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp về thương mại quốc tế (trong đó có đầu tư) phát sinh giữa các quốc gia với nhau, ví dụ như tranh chấp về chống bán phá giá phát sinh giữa các thành viên của WTO, của ASEAN… hoặc tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các hiệp định thương mại song phương, khu vực… Tranh chấp về thương mại - đầu tư giữa các quốc gia có nhiều điểm khác biệt với tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài cả về nội dung, quy mô và tính chất. Do đó, không nên giao thêm cho Bộ Công thương chức năng làm cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp quốc tế về đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài. Cũng không nên giao chức năng này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư vì theo Luật Đầu tư năm 2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư, nghĩa là các cơ quan này rất có thể sẽ là bị đơn trong vụ tranh chấp. Không nên giao cho Bộ Ngoại giao vì Bộ Ngoại giao có thể sẽ có chức năng là cơ quan đầu mối trong việc giải quyết tranh chấp về Biển Đông.

Hai là, nếu Bộ tư pháp đứng ra làm cơ quan đầu mối thì việc hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm sự tuân thủ về quy định, thủ tục tranh tụng tại tòa án Việt Nam hay tại các tổ chức trọng tài quốc tế cũng như việc tập hợp các luật sư, luật gia của Việt Nam…  để chuẩn bị ứng phó cho một vụ kiện sẽ thuận lợi và phù hợp hơn cả về chức năng quản lý hành chính cũng như về kỹ năng và nghiệp vụ chuyên sâu.

 

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẦU TƯ GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Tác giả ĐỖ VIẾT ANH THÁI* * ThS, Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương.
Tạp chí Tạp chí Khoa học pháp lý 4(71)
Năm xuất bản 2012
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ