Lĩnh vực Tư pháp - Pháp Lý

Nhà nước Việt Nam luôn đánh giá cao những cống hiến của người phụ nữ đối với những thắng lợi chung của dân tộc từ xưa đến nay, coi đó là nguồn nhân lực dồi dào và không thể thiếu trong tiến trình phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước luôn nhận thức sâu sắc rằng phụ nữ hoàn toàn xứng đáng được hưởng quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực. Chính vì thế, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước (Hiến pháp năm 1946), Nhà nước đã ghi nhận quyền công dân nói chung và quyền bình đẳng của phụ nữ nói riêng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp. Nguyên tắc này tiếp tục được kế thừa và phát triển trong các bản Hiến pháp về sau, tạo ra khung pháp lí hoàn thiện cho hệ thống pháp luật Việt Nam, thể hiện rõ bản chất ưu việt của nền dân chủ mang tính nhân văn của Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Khái niệm “đảo”, “quần đảo”, “quốc gia quần đảo” và các khái niệm pháp lý liên quan (“đảo nhân tạo”, “thiết bị công trình trên biển”, “bãi cạn nửa chìm nửa nôi”…) cùng quy chế pháp lý của chúng là những vấn đề phức tạp, chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc, thấu đáo trong khoa học luật biển quốc tế tại Việt Nam. Chính vì vậy, với việc làm rõ những khái niệm pháp lý này, phân tích đặc điểm và các yếu tố cấu thành cùng quy chế pháp lý của chúng trong tiến trình lịch sử phát triển của luật biển quốc tế, tác giả đã đưa ra sự nhận xét, đánh giá đối với trường hợp của Việt Nam. Tác giả cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa không phải là “quần đảo” hay “quốc gia quần đảo” mà phải được coi là “vùng đảo” theo tinh thần của Công ước Luật biển năm 1982; đồng thời tác giả còn phân tích cụ thể hiệu lực của các đảo trong hai “vùng đảo” Hoàng Sa và Trường Sa trong việc xác định các vùng biển của Việt Nam; qua đó, tác giả cho rằng điều này sẽ có lợi cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm đối với hai vùng đảo này.
Trong điều kiện hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, cải cách hành chính, hội nhập quốc tế và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), yêu cầu về xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, dân chủ phải được quan tâm hơn bao giờ hết. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng ban hành văn bản quản lý nhà nước, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến quan điểm và tiêu chí đánh giá chất lượng ban hành văn bản quản lý nhà nước của các cơ quan hành pháp ở Việt Nam.
Bài viết phân tích những nội dung tiến bộ, nhân văn, hợp lý về quan chế (chế độ quan lại) dưới triều vua Lê Thánh Tông. Chính sách của nhà nước triều Lê là xây dựng một đội ngũ quan lại chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trong hoạt động công vụ. Nhà Lê đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định rõ ràng, chặt chẽ về quan chế, bao gồm các chế định cơ bản là: chế độ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, sát hạch; chế độ trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức; chế độ đãi ngộ, xử phạt và khen thưởng.
Thị trường chứng khoán (TTCK) chính thức, công khai ở Việt Nam hoạt động cho đến thời điểm hiện nay đã được gần 8 năm. Tuy nhiên, TTCK ở Việt Nam khác với TTCK ở các nước, được “sinh sôi, nảy nở” trong những điều kiện rất đặc biệt, đó là một hệ thống pháp luật tương đối đồ sộ điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của TTCK. Điều này thể hiện sự quan tâm sát sao của Đảng và Nhà nước ta về loại thị trường tài chính đặc biệt này và cũng khẳng định quan điểm: muốn có một TTCK phát triển phải có một hệ thống luật pháp đầy đủ và ổn định. Bài viết đã trình bày về sự cần thiết cũng như những đặc trưng cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TTCK ở Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay, sự tồn tại và phát triển của các định chế tài chính và vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực thị trường tài chính là vấn đề rất quan trọng, tác động trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế. Đểđảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và sự hiệu quả trong hoạt động của thị trường tài chính, đòi hỏi phải có mô hình giám sát thịtrường tài chính phù hợp với những qui định pháp lý chặt chẽ. Bài viết tập trung phân tích và làm rõ những qui định pháp lý đặc thù về giám sát thị trường tài chính ở Việt Nam (bao gồm thị trường ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm), trên cơ sở có sự tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và nêu ra những bất cập, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát thị trường tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết tập trung phân tích những thay đổi trong chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Dự thảo 3 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2013. Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các quy định liên quan của Luật nhân quyền quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 mà Việt Nam đã là thành viên, tác giả đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân của Dự thảo kể trên, đồng thời đề xuất những điều chỉnh để Dự thảo phù hợp hơn với Luật nhân quyền quốc tế.
Bài viết phân tích những điểm chung giữa vi phạm hành chính với tội phạm, đồng thời chỉ ra một số hạn chế trong khái niệm tội phạm của Bộ luật hình sự, từđó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện khái niệm tội phạm, bảo đảm ranh giới xử lý rõ ràng giữa tội phạm và vi phạm hành chính.