Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.
LUẬT ĐẦU TƯ (CHUNG) CHƯA THỰC SỰ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN

LUẬT ĐẦU TƯ (CHUNG) CHƯA THỰC SỰ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN

Luật Đầu tư chung (ĐTC) là một trong hai luật kinh doanh quan trọng (cùng với Luật Doanh nghiệp thống nhất) đang được soạn thảo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Luật ĐTC sẽ thay thế Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài, góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế cho các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. Sau khi lấy ý kiến đóng góp và được chỉnh sửa nhiều lần, Dự luật sẽ được trình lên Quốc hội vào kỳ họp tháng 11 năm nay. Bản tin này phân tích một số nét mới của dự thảo Luật ĐTC mới nhất và đưa ra một số nhận định về tác động của luật này đối với các nhà đầu tư.

Luật ĐTC sẽ thống nhất khung pháp lý về đầu tư cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau

Xóa bỏ các phân biệt đối xử bất hợp lý giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những cam kết quan trọng của Chính phủ Việt Nam trong tiến trình cải thiện môi trường đầu tư để hội nhập quốc tế, đặc biệt là gia nhập WTO. Cho đến nay, đã có hàng loạt những nỗ lực sửa đổi trong chính sách của nước ta về đầu tư theo hướng này như loại bỏ chế độ hai giá, các yêu cầu riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài về xuất nhập khẩu, mua nguyên liệu, hàng hóa trong nước, hay các hạn chế về chuyển giao công nghệ và tuyển dụng lao động v.v. Tuy nhiên các thay đổi chính sách đó vẫn chưa tạo ra được sân chơi thực sự bình đẳng cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi vẫn còn tồn tại một sự khác biệt căn bản giữa hai khối doanh nghiệp này trong khung pháp lý hiện hành. Đó là việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải xin cấp phép cho bất cứ hoạt động đầu tư nào và chỉ được phép hoạt động trong phạm vi của Giấy phép Đầu tư (theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài – ĐTNN), trong khi doanh nghiệp trong nước được tự do đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào mà pháp luật không cấm. Luật ĐTC ra đời để điều chỉnh mọi hoạt động đầu tư tại Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài – có thể coi đây là một nỗ lực quan trọng trong tiến trình xây dựng một khung pháp lý thống nhất về đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài được mở rộng

Hiện nay quyền tự do kinh doanh của nhà ĐTNN bị hạn chế vì họ chỉ được phép hoạt động kinh doanh trong phạm vi của Giấy phép đầu tư; và vì thế họ chịu nhiều hạn chế so với nhà đầu tư trong nước. Luật ĐTC sẽ xóa bỏ hầu hết các hạn chế nói trên với việc cho phép nhà đầu tư được tự chủ trong các quyết định đầu tư của mình, đặc biệt trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư và hình thức huy động vốn. Về lĩnh vực đầu tư, Luật ĐTC mở rộng quyền tự do kinh doanh cho các nhà ĐTNN trong mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm bằng việc xây dựng các “danh sách loại trừ” và “danh sách hạn chế”,1 điều mà các nhà đầu tư trong nước vẫn được hưởng theo Luật Doanh nghiệp. Về hình thức đầu tư, Luật ĐTC chung cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp và được đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành nghề dưới hình thức pháp lý như nhà đầu tư trong nước. Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư gián tiếp thông qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu hay qua các quỹ đầu tư chứng khoán và định chế tài chính trung gian – đây có thể là một phương thức hữu hiệu để tạo thêm điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.

Một số điều kiện kém thông thoáng được đặt ra cho các nhà đầu tư trong nước

Dự thảo mới nhất của Luật ĐTC đã đưa ra tiêu chí mới để phân loại các dự án đầu tư 2 và áp dụng thêm thủ tục đăng ký/cấp phép đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước đây là những thủ tục mà cho đến nay nhà đầu tư trong nước không phải thực hiện. Như vậy, bên cạnh việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước sẽ có nghĩa vụ đăng ký đầu tư đối với mọi dự án đầu tư mới. Hơn thế, những dự án đầu tư nào có giá trị trên 5 tỷ đồng mà thuộc loại dự án phổ thông sẽ phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giấy CNĐKĐT); còn các dự án đầu tư thuộc ba nhóm còn lại sẽ cần được Nhà nước thẩm định trước khi cấp phép đầu tư.

Trong những tranh luận xung quanh dự thảo Luật ĐTC thời gian gần đây, vấn đề trên là một trong những lo lắng lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp. Những thắc mắc chủ yếu liên quan đến việc tiêu chí để phân loại các dự án đầu tư này thiếu tính rõ ràng. Thêm vào đó, các nhà đầu tư cho rằng những quy định mới này phức tạp một cách không cần thiết và làm giảm tính minh bạch trong quản lý đầu tư.

Những vấn đề còn tồn tại

Theo thông lệ quốc tế về pháp luật đầu tư, ưu đãi đầu tư là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chính sách đầu tư của một quốc gia. Hiện nay, ưu đãi đầu tư ở Việt Nam được ấn định dựa trên kế hoạch của nhà đầu tư, và thường được quyết định trước khi dự án đầu tư được thực tế triển khai. Điều này là trái với thông lệ quốc tế theo đó ưu đãi đầu tư phải dựa trên cơ sở kết quả hoạt động (hậu ưu đãi) chứ không dựa trên kế hoạch hay đề xuất (tiền ưu đãi).3 Đây là cũng là một vấn đề được tranh luận nhiều trong quá trình soạn thảo Luật ĐTC. Cho đến thời điểm giữa tháng 8 năm 2005, đã có thông tin là sẽ áp dụng hệ thống ưu đãi dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh nhưng cộng đồng kinh doanh đang chờ đợi xem sự thay đổi này sẽ được thể hiện cụ thể như thế nào trong luật ĐTC.


(1) “Danh sách loại trừ” là danh mục các lĩnh vực cấm đầu tư và “Danh sách hạn chế” là danh mục các lĩnh vực chỉ được phép đầu tư khi đạt các tiêu chí nhất định và được cấp phép đầu tư.
(2) Dự thảo chia các dự án đầu tư trong nước làm bốn nhóm: phổ thông, phổ thông có điều kiện, quan trọng và quan trọng quốc gia

LUẬT ĐẦU TƯ (CHUNG) CHƯA THỰC SỰ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN

Tác giả
Tạp chí
Năm xuất bản 0
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ