Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Khi tìm hiểu các trang điện tử về các Trung tâm Xúc tiến đầu tư (TTXTĐT) tại Việt Nam thì được biết rằng Các “TTXTĐT là những đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư địa phương nhằm huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương”. Theo đánh giá của Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thì cho đến nay, hầu hết các địa phương đã thành lập các trung tâm chuyên trách về xúc tiến đầu tư theo đúng với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả trên có thực là do các TTXTĐT đã thực hiện đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hay không?!Và liệu với các công việc dịch vụ công như vậy có mang lại kết quả tốt hơn cho nhà đầu tư và cũng như thể hiện vai trò của cơ quan quản lý nhà nước.?! Và liệu một TTXTĐT nằm trong cơ quan hành chính có dẫn đến tình trạng nhập nhằng trong quản lý nhà nước, theo kiểu vừa đá bóng, vừa thổi còi không?

Hiệu quả tức thì

Cho rằng thủ tục hành chính pháp lý tại Việt Nam rườm rà, một Nhà đầu tư lớn X đã tìm kiếm một hãng luật có tên tuổi hỗ trợ tư vấn và tiến hành các thủ tục cho dự án của mình tại Việt Nam. Sau khi được tư vấn pháp lý ban đầu, nhà đầu tư đã tỏ ra không hài lòng với luật sư về thời gian xin cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật (theo qui định hiện hành là 45 ngày làm việc và trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá bốn mươi lăm ngày. Giải thích vì lý do “gấp” nên nhà đầu tư đã chủ động liên hệ với TTXTĐT và ngay sau đó nhận được biên nhận hồ sơ và thông báo trả lời kết quả Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 15 ngày làm việc đối với dự án của nhà đầu tư.
Như dự tính, Nhà đầu tư hài lòng về dịch vụ của TTXTĐT sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư đúng hạn.

Khi TTXTĐT làm “dịch vụ pháp lý”

Tuy nhiên, Nhà đầu tư vẫn cảm thấy không yên tâm khi không hiểu những nội dung họ đã được tư vấn tại TTXTĐT đã không được ghi nhận đầy đủ trong Giấy chứng nhận đầu tư, họ thậm chí không được nhận bản sao hồ sơ đã ký và nộp và Nhà đầu tư cũng không hiểu hết nội dung bởi nó được cho là đã tư vấn đúng theo qui định của pháp luật?! Sự không yên tâm này có thể được giải đáp bởi các lý do sau.

Thứ nhất, theo qui định về chức năng và nhiệm vụ của các TTXTĐT được ghi nhận như trên thì trong các công việc cụ thể của mình, TTXTĐT còn có một công việc gọi là hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục và hỗ trợ các nhà đầu tư thiết lập và triển khai các dự án, trong đó có cả việc soạn thảo các hồ sơ đăng ký kinh doanh. Với qui định này, Nhà đầu tư rất dễ dàng bị thuyết phục khi yêu cầu của họ (Giấy chứng nhận đầu tư) được đáp ứng từ A đến Z. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh khi TTXTĐT thực hiện các dịch vụ pháp lý trên chỉ với Giấy biên nhận hỗ trợ dịch vụ (Ghi nội dung yêu cầu nhà đầu tư và phí dịch vụ) mà không phải là một Hợp đồng dịch vụ rõ ràng ghi nhận các điều khoản và điều kiện của bên cung cấp dịch vụ và khách hàng. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi rằng nếu không có Hợp đồng dịch vụ thì trường hợp xảy ra tranh chấp sẽ xử lý như thế nào? Rõ ràng nhà đầu tư sẽ không thể có căn cứ cho rằng TTXTĐT đã vi phạm Hợp đồng cung cấp dịch vụ được, còn các TTXTĐT cũng sẽ “mang tiếng” cho chính mình và làm cho nhà đầu tư có cái nhìn ái ngại về các thức chào giá và làm dịch vụ của các TTXTĐT. Ngoài ra, cần phải xem xét nguồn thu của việc làm dịch vụ trên sẽ được xử lý như thế nào? Đó có là nguồn thu cho ngân sách nhà nước hay cho chính các TTXTĐT?

Thứ hai, sau khi được tư vấn, TTXTĐT đã giúp nhà đầu tư hoàn tất hồ sơ khi chỉ yêu cầu nhà đầu tư cung cấp sơ lược về thông tin các nhà đầu tư, ngành nghề, số vốn…mà không chú trọng vào các vấn đề pháp lý khác, đặc biệt trong việc phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn bản điều lệ hay vị trí, vai trò của các nhà đầu tư trong công ty. Một ví dụ của nhà đầu tư trên là trong khi các nhà đầu tư cho rằng tất cả 3 người sẽ đều mang chức danh là Giám đốc doanh nghiệp (theo qui định pháp luật của quốc gia họ thì sẽ có thể có hơn 1 giám đốc/người đại diện theo pháp luật của công ty).

Thứ ba, trong trường hợp này, nhà đầu tư chỉ nhận được hồ sơ đã soạn sẵn bằng Tiếng Việt theo hồ sơ mẫu và nhà đầu tư chỉ việc ký vào hồ sơ và nộp. Chính điều này đã làm các nhà đầu tư sau khi nộp hồ sơ đã tỏ ra lo lắng vì không biết những hồ sơ đã ký có nội dung nào không như yêu cầu của mình hay không?!Và kết quả họ lo lắng thực sự khi Giấy chứng nhận được cấp phép mà không hề ghi nhận tất cả các nhà đầu tư trên là Giám đốc và những thỏa thuận riêng của họ về vốn góp và phân chia lợi nhuận đã không được xem xét và ghi nhận.

Hệ quả của việc cánh tay nối dài

Trở lại với thắc mắc trên tại TTXTĐT, Nhà đầu tư đã không nhận được câu trả lời thỏa đáng ngoài việc được yêu cầu muốn thay đổi gì thì làm hồ sơ xin điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đầu tư rối vì họ được tư vấn một cách không đầy đủ và chuẩn bị các hồ sơ đúng theo yêu cầu của họ. Trong hầu hết các trường hợp, nhân viên xúc tiến đầu tư chỉ áp dụng một cách “máy móc” các điều khoản, qui định của pháp luật mà không cân nhắc đầy đủ các yếu tố có thể dẫn đến rủi ro cho các nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể là trường hợp của nhà đầu tư X nêu trên, với tư cách là 1 trong 3 cổ đông lớn chiếm 95% vốn đầu tư, nhưng do không có lợi thế, kinh nghiệm trong điều hành kinh doanh nên các bên đã thỏa thuận rằng dù chiếm 95% vốn đầu tư nhưng lợi nhuận được chia sẽ chỉ là 70%, 25% còn lại sẽ được chia cho 2 đồng sáng lập của mình khác theo thỏa thuận.

Các quy định pháp luật không được áp dụng một cách triệt để khi nhà đầu tư với các thỏa thuận cụ thể của mình đã không được ghi nhận để đổi lấy Giấy phép kinh doanh tại Việt Nam nhanh chóng, thuận tiện và rẻ nhất. Với việc nhà đầu tư non nóng xin giấy phép cùng với tâm lý phải nhận bằng được giấy phép rồi muốn điều chỉnh thế nào thì tùy đã gây nên tình hống trớ trêu rằng các Nhà đầu tư không biết phải xử lý thế nào ngoài việc tiếp tục phải xin điều chỉnh Giấy phép mà có lẽ trong suy nghĩ của họ, dường như đã bị “lừa” ngay từ khi đặt chân vào môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Chấn chỉnh hoạt động xúc tiến về đúng với chức năng nhiệm vụ vốn có.

Các chức năng nhiệm vụ của các TTXTĐT được qui định cụ thể, thông qua các quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã làm cơ sở cho việc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như hiện nay và đã đem lại những hiệu quả nhất định. Nhưng rõ ràng, với cách làm vừa đá bóng vừa thổi còi như hiện nay tại một số TTXTĐT đã gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh và môi trường đầu tư vốn đang được đánh giá là tiềm năng và đạt hiệu quả trên hầu hết các TTXTĐT ở khắp các tỉnh và 3 TTXTĐT khu vực như hiện nay. Thiết nghĩ, việc xúc tiến đầu tư ở một số địa phương đã đi quá xa chức năng, nhiệm vụ của mình và nó cần phải được trở về với đúng chức năng của mình nếu các địa phương mong muốn có một môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư tại Việt Nam.

Luật sư Võ Đình Đức – Thời báo kinh tế Sài Gòn 13-3-2014

Xúc tiến đầu tư hay làm “dịch vụ pháp lý”

Tác giả Luật sư Võ Đình Đức
Tạp chí
Năm xuất bản 0
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ