MỘT SỐ ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH (THEO LUẬT 2014)

.

ĐỀ SỐ 1 

I. Lý thuyết

Trả lời đúng sai và giải thích các nhận định sau:

1) 1. Người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi hôn nhân gia đình.

Sai. Vì theo quy định tại khoản 1 điều 9 LHNGD về độ tuổi kết hôn, đối với nam từ 20T trở lên, đối với nữ từ 18t trở lên. Do vậy nếu nam giới từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự thì chưa đủ diều kiện kết hôn.

2) Khi tòa án không công nhận nam nữ là vợ chồng thì tài sản chung chia đôi.

Sai. Khi tòa án không công nhận nam nữ là vợ chồng thì theo quy định tại khoản 3 điều 17 LHNGD tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng cúa phụ nữ và con.

3) Nam nữ chung sống trước ngày 01/01/2001 đều được công nhận là vợ chồng.

Sai. Nam nữ chung sống trước ngày 01/01/2001 được chia thành hai trường hợp: từ trước ngày 03/01/1987 và từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001. Trong trường hợp, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 có đủ điều kiện kết hôn mà không đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng thì theo quy định tại điểm b khoản 3 nghị quyết 35 kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ vẫn chưa đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng.

4) Người đang chấp hành hình phạt tù không có quyền nhận người khác làm con nuôi.

Sai. Vì người đang chấp hành hình phạt tù có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhận con nuôi theo khoản 1 điều 143 BLDS.

5) Khi ly hôn, việc giao con chung từ đủ 9 tuổi trở lên cho cha hoặc mẹ nuôi là căn cứ vào nguyện vọng của con.

Đúng. Vì theo quy định tại khoản 2 điều 92 LHNGD người trực tiếp nuôi con do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết và nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con

6) Ông bà là đại diện đương nhiên cho cháu khi cha mẹ của cháu chết.

Sai. Vì khi cha mẹ cháu chết, trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông bà mới là người giám hộ theo quy định tại khoản 2 điều 61 BLDS.

II. Bài tập

Anh A kết hôn hợp pháp với chị B năm 2000, có đăng ký kết hôn. Tháng 03/2004, anh A chung sống như vợ chồng với chị C, có một con chung sinh năm 2005. Tháng 06/2005, chị B phát hiện được sự việc trên và yêu cầu anh A chấm dứt quan hệ trái pháp luật với chị C, song anh A vẫn cố tình vi phạm. Để bảo vệ quyền lợi cho mình, chị B đã làm đơn yêu cầu tòa án huyện K hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C và tòa án đã thụ lý yêu cầu của chị B. Tòa án huyện K đã ra quyết định tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C. Theo anh/chị, Tòa án đã giải quyết như vậy là đúng hay sai? Tại sao?

 

Tòa án giải quyết như vậy là sai. Vì anh A và chị C chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn theo khoản 1 điều 11 LHNGD . Nếu có yêu cầu hủy việc đăng ký hôn của chị B, thì tòa án không tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật mà tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng.