So sánh giữa quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp

So sánh giữa quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp


Giữa quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp có những điềm giống nhau và khác nhau sau đây:
Giống nhau: cùng bảo vệ thành quả sáng tạo; một số đối tượng không được bảo hộ nếu có nội dung vi phạm pháp luật, đạo đức.

Khác nhau:

Quyền tác giả, quyền liên quan

Quyền sở hữu công nghiệp

Bảo hộ hình thức thể hiện của sự sáng tạo; không cần phải được đánh giá và công nhận.



Không cần phải có văn bằng bảo hộ.

Bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín thương mại; một số đối tượng phải được đánh giá và công nhận, một số đối tượng khác được xác định bảo hộ thông qua các vụ tranh chấp.

Một số phải được cấp văn bằng mới được bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu).

 

Qua các khái niệm, chúng ta có thể thấy quyền sở hữu công nghiệp có thể phân biệt với quyền tác giả dựa vào một số tính chất như sau:

Thứ nhất là quyền sở hữu công nghiệp chỉ bảo vệ nội dung sáng tạo và uy tín kinh doanh, không bảo vệ hình thức sáng tạo ( khác với quyền tác giả).

Thứ hai là một trong những tiêu chuẩn bảo hộ quyền sỡ hữu công nghiệp là tính mới so với thế giới, khác với quyền tác giả bảo vệ tính nguyên gốc của tác phẩm. Chính vì thế mà trong khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có ngày ưu tiên và quyền ưu tiên (trong khi quyền tác giả không đề cập đến vấn đề này).

Thứ ba, là đối với một số đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu), chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cần phải được cấp văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ là cơ sở pháp lý duy nhất xác định quyền sở hữ công nghiệp của chủ sở hữu. Nó còn được gọi dưới các tên như bằng độc quyền, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu,v.v. trừ trường hợp của liên minh minh châu Âu, các văn bằng bảo hộ do cơ quan sở hữu công nghiệp ( hay cơ quan patent) của các nước cấp. Văn bằng của cơ quan nước nào chỉ có giá trị trên lãnh thổ nước đó. Một chủ thể muốn được bảo hộ tại nhiều nước phải xin cấp nhiều văn bằng bảo hộ. Về thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ, Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ quy định như sau:

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số các ngày:

Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC