Bài viết học thuật

Nhãn hiệu là công cụ tiếp thị không thể thiếu trong bối cảnh toàn cầu hóa hoạt động thương mại hiện nay của các doanh nghiệp. Không chỉ tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường, nhãn hiệu còn giữ vai trò quan trọng trong việc khẳng định uy tín của Doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Vì vậy, cần bảo đảm rằng, một nhãn hiệu khi đưa ra thị trường phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để có thể bảo hộ một cách hữu hiệu, tránh được các rủi ro và phát triển tốt nhất trong tương lai. Nhằm giúp Doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn Sổ tay Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu để hỗ trợ Doanh nghiệp tìm hiểu nhanh nhất các thủ tục đăng ký, quy trình thẩm định đơn và những lưu ý quan trọng để nâng cao khả năng được cấp Giấy chứng nhận. Trong quá trình lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, nếu gặp khó khăn vướng mắc các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết
Giới thiệu kỹ năng hành nghề của LS trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại, tập trung chuyên sâu trong các lĩnh vực như: Tư vấn đầu tư vào các dự án; Tư vấn thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; Mua bán doanh nghiệp; Tư vấn lĩnh vực bất động sản; Tư vấn lĩnh vực xây dựng; Tư vấn lĩnh vực Lao động; Tư vấn lĩnh vực vay vốn ngân hàng; Tư vấn lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quyền tác giả; Tư vấn lĩnh vực Hợp đồng thương mại và mua bán hàng hóa quốc tế; Tư vấn lĩnh vực Thương mại quốc tế, v.v.
Giới thiệu những kỹ năng hành nghề của Luật sư tham gia tranh tụng các loại vụ án hình sự, hành chính, dân sự và kỹ năng của Luật sư khi tham gia tố tụng trọng tài, cụ thể bao gồm: (1) Kỹ năng cơ bản của luật sư khi tham gia tố tụng hình sự và kỹ năng cụ thể đối với một số vụ án xâm phạm ANQG; buôn bán, tang trữ sửa dụng ma túy, tham nhũng; btuý chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dưới 18 tuổi, cho pháp nhân thương mại phạm tội; (2) Kỹ năng hành nghề của Luật sư trong các vụ án hành chính (3) Kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia tố tụng dân sự và kỹ năng cụ thể đối với một số loại vụ án cụ thể như hôn nhân - gia đình, tranh chấp thừa kế, tranh chấp lao động, tranh chấp đất đai, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, v.v..
Giới thiệu những nội dung cơ bản về Luật sư, vị trí, vai trò và chức năng; Tổ chức hành nghề luật sư; Tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư; Phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư; Kỹ năng chung của Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý; Cơ sở tính thù lao luật sư, thủ tục báo giá dịch vụ và soạn thảo Hợp đồng dịch vụ pháp lý; Chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư; Chế độ kế toán và quyết toán thuế đối với tổ chức hành nghề luật sư; So sánh phạm vi hành nghề luật sư với một số nghề luật khác.