Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.
LUẬT LUẬT SƯ (SỬA ĐỔI): “THOÁNG” HƠN CHO LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ

LUẬT LUẬT SƯ (SỬA ĐỔI): “THOÁNG” HƠN CHO LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ

Dự thảo sửa đổi Luật Luật sư đang được Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến đóng góp có nhiều điểm mới so với quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là những quy định liên quan trực tiếp đến hành nghề luật sư.

Đào tạo nghề: 12 tháng 

Theo Bộ Tư pháp, trong thời gian qua số lượng luật sư đã phát triển khá nhanh, nhưng chất lượng của đội ngũ luật sư còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là trong điều kiện cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Trình độ chuyên môn nghề nghiệp cũng như kỹ năng hành nghề của một số luật sư, trong đó có những người được miễn đào tạo nghề, miễn tập sự, còn hạn chế.

Nguyên nhân này, một phần xuất phát từ quy định về đào tạo nghề. Hiện nay, theo quy định của Luật Luật sư thời gian đào tạo nghề luật sư là 6 tháng, so với đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên là ngắn hơn (12 tháng).

Cũng theo Bộ Tư pháp, để tăng cường tranh tụng tại Tòa theo yêu cầu của cải cách tư pháp thì cần tính toán đến việc đào tạo liên thông các chức danh tư pháp (thẩm phán, kiểm sát và luật sư), đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư, Dự thảo Luật sửa đổi quy định này theo hướng tăng thời gian đào tạo nghề từ 6 lên 12 tháng.

Trong thời gian 12 tháng đào tạo nghề, học viên sẽ được học một số kỹ năng cơ bản chung cho cả 3 chức danh, được đi thực hành tại các cơ quan tư pháp (Tòa án, kiểm sát, điều tra,...), các tổ chức hành nghề luật sư, đồng thời chương trình đào tạo sẽ dành thời gian để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu của luật sư.

 Về đối tượng được miễn đào tạo nghề, miễn, giảm tập sự hành nghề luật sư hiện nay theo đánh giá của Bộ Tư pháp là chưa chặt chẽ và chưa phù hợp. Dự thảo Luật quy định theo hướng rà soát tiêu chuẩn các chức danh để quy định các trường hợp vừa được miễn đào tạo, vừa được miễn tập sự hành nghề luật sư bao gồm: Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật; Đã là thẩm phán, kiểm sát viên từ 5 năm trở lên; Đã là điều tra viên cao cấp, chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

Đồng thời, Dự thảo Luật cũng quy định miễn đào tạo nghề, nhưng vẫn phải tập sự hành nghề luật sư và phải qua kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đối với người đã là điều tra viên, chấp hành viên, công chứng viên, thừa phát lại, thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật từ 5 năm trở lên.
Tạo điều kiện tối đa cho luật sư tham gia tố tụng

Luật Luật sư quy định về việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Tuy nhiên, pháp luật về tố tụng thì chỉ quy định việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa khi luật sư tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự.
Để đảm bảo tính thống nhất, liên thông giữa Luật Luật sư và các quy định pháp luật về tố tụng, đồng thời để đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho luật sư hành nghề, Dự thảo Luật quy định theo hướng khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách người bào chữa, Luật sư cần xuất trình (Thẻ luật sư, Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc của người thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) nhằm tránh tình trạng gây phiền hà cho luật sư khi hành nghề. Đồng thời, Dự thảo Luật quy định Giấy chứng nhận người bào chữa có giá trị trong suốt quá trình tố tụng cho phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Khi tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, hành chính, của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự thì luật sư chỉ cần xuất trình Thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của khách hàng, mà không cần cấp Giấy chứng nhận tham gia tố tụng như quy định của Luật Luật sư.                                                                 

 

LUẬT LUẬT SƯ (SỬA ĐỔI): “THOÁNG” HƠN CHO LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ

Tác giả
Tạp chí Pháp luật Việt Nam
Năm xuất bản 2012
Tham khảo

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.
Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.

VĂN BẢN CÙNG CHỦ ĐỀ