Pháp Luật Về Luật Quốc Tế

Hiệp định Xuyên đối tác Thái Bình Dương (TPP) cho phép công ty nước ngoài khởi kiện Chính phủ khi quốc gia này vi phạm các nghĩa vụ của mình và vi phạm đó gây tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia (Investor - State Dispute Settlement - ISDS) để kiện một quốc gia thành viên TPP khi quốc gia này vi phạm các nghĩa vụ của mình và vi phạm đó gây tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài.
Quyền đi qua không gây hại là một nguyên tắc đã tồn tại từ lâu trong thực tiễn hàng hải quốc tế. Quy tắc này được chính thức ghi nhận trong Công ước Giơnevơ 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp và Công ước Luật biển 1982. Mặc dù vậy, kể từ khi xuất hiện đến nay nguyên tắc này đã làm nổi lên những cuộc tranh luận liên tiếp giữa các quốc gia về khái niệm, hệ quả kèm theo, phạm vi áp dụng và hiệu lực pháp lý của nó, đặc biệt là chếđộđi qua không gây hại đối với tàu quân sự nước ngoài. Qua quá trình nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia trên thế giới, cũng như pháp luật Việt Nam về quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài, bài viết đưa ra những luận cứ khoa học góp phần xây dựng quy chế pháp lý cho tàu thuyền nói chung và quy chếcủa tàu quân sự nước ngoài nói riêng trong Dự thảo Luật các vùng biển Việt Nam.
Khái niệm “đảo”, “quần đảo”, “quốc gia quần đảo” và các khái niệm pháp lý liên quan (“đảo nhân tạo”, “thiết bị công trình trên biển”, “bãi cạn nửa chìm nửa nôi”…) cùng quy chế pháp lý của chúng là những vấn đề phức tạp, chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc, thấu đáo trong khoa học luật biển quốc tế tại Việt Nam. Chính vì vậy, với việc làm rõ những khái niệm pháp lý này, phân tích đặc điểm và các yếu tố cấu thành cùng quy chế pháp lý của chúng trong tiến trình lịch sử phát triển của luật biển quốc tế, tác giả đã đưa ra sự nhận xét, đánh giá đối với trường hợp của Việt Nam. Tác giả cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa không phải là “quần đảo” hay “quốc gia quần đảo” mà phải được coi là “vùng đảo” theo tinh thần của Công ước Luật biển năm 1982; đồng thời tác giả còn phân tích cụ thể hiệu lực của các đảo trong hai “vùng đảo” Hoàng Sa và Trường Sa trong việc xác định các vùng biển của Việt Nam; qua đó, tác giả cho rằng điều này sẽ có lợi cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm đối với hai vùng đảo này.
Ngày nay thế giới đang chứng kiến những cố gắng lớn lao của nhân loại trong việc bảo vệ môi trường. Việc các quốc gia trên toàn thế giới chống lại biến đổi khí hậu là cách thức duy nhất bảo vệ trái đất và cuộc sống con người. Pháp luật quốc tế về biến đổi khí hậu được coi là nền tảng cho việc xây dựng pháp luật quốc gia về một vấn đề mang tầm quốc tế. Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, bởi vậy việc hoàn thiện pháp luật phục vụ công cuộc chống biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách hơn bao giờ hết.