Tài liệu về lĩnh vực DÂN SỰ

Một khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, yếu tố "có tình" có thể tùy thuộc theo nhận định của mỗi người ở từng góc độ, hoàn cảnh khác nhau thì yếu tố "có lý" lại đòi hỏi sự thông hiểu pháp luật một cách tường tận, cũng như vận động nó trong tình huống thực tế một cách chuẩn xác.
Ngày 9-12-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH). Thủ tục “đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp” là một trong nhiều thủ tục được bãi bỏ. Việc bãi bỏ thủ tục này sẽ có những “được và mất” như thế nào đối với người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ)?
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT
Quy định về tuổi nghỉ hưu là một vấn đề quan trọng có tác động đến kinh tế – xã hội sâu sắc. Quy định về tuổi nghỉ hưu trong Bộ luật Lao động (BLLĐ) hiện vẫn còn có các ý kiến khác nhau, nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị sửa đổi, bổ sung BLLĐ. Có ý kiến đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành (nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi), còn đối với một số đối tượng là người lao động (NLĐ) làm các công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo hoặc NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ. Có ý kiến đề nghị, quy định tuổi nghỉ hưu của cả lao động nam và lao động nữ đều là 60 để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới, đảm bảo an toàn lâu dài đối với quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) và thích ứng với xu hướng già hóa dân số (Thảo luận về tuổi nghỉ hưu của nữ trên Civillawinfor). Vì vậy, việc xác định tuổi nghỉ hưu cần phải được phân tích, xem xét dưới nhiều yếu tố, góc độ khác nhau để có quy định phù hợp.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, tác giả bài viết có một số ý kiến về hoàn thiện khoản 2 Điều 410 của Bộ Luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 liên quan đến thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Lao động xã hội được chia thành hai khối chính là lao động khu vực thị trường, gồm lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cung cấp dịch vụ và lao động khu vực hành chính, sự nghiệp công lập, kể cả lực lượng vũ trang. Chính sách tiền lương của hai khu vực này có nhiều điểm chung nhưng cũng có một số điểm riêng do tính chất công việc, vị trí lao động, điều kiện làm việc, v.v..