Tài liệu về lĩnh vực DÂN SỰ

Nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc sửa đổi Bộ Luật Dân Sự (BLDS) 2005, một trong những việc quan trọng về mặt lý luận là khôi phục lại ngữ cảnh lịch sử của các chế định vật quyền, trong đó có quyền chiếm hữu. Thông qua việc tìm hiểu những quan điểm về sự tồn tại của tình trạng chiếm hữu và quyền chiếm hữu,...
Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động. Vì thế, pháp luật lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước. Bộ Luật Lao động Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994, đến nay Bộ luật đó qua ba lần sửa đổi bổ sung. Bộ luật đó thể hiện rõ mong muốn của xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới pháp chế, nhằm xây dựng một Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập, cũng như yêu cầu khách quan của thực tiễn đời sống lao động, có thể thấy pháp luật lao động Việt Nam còn bộc lộ một số nhược điểm cần phải được chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình mới
Phân loại hợp đồng thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ, hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù có ý nghĩa to lớn trong xây dựng pháp luật và thực tiễn pháp lý. Tu y nhiên ở Việt Nam hiện nay, hai cặp phân loại này chưa được chú ý thích đáng. Bài giới thiệu nội dung chủ yếu của hai cặp phân loại này và bình luận pháp luật Việt Nam liên quan.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai với hai tư cách: Là chủ sở hữu đối với đất đai; Là chủ thể của quyền lực công thực hiện chức năng quản lý đất đai, nhằm đảm bảo lợi ích của chung toàn xã hội.
Phải xét kỹ lại quan niệm “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Điều 5 Luật đất đai) xem thực chất nó như thế nào, nên định nghĩa lại rõ ràng ra sao trong mối tương quan với vấn đề quyền sở hữu cá nhân vốn cần phải được xác lập một cách chắc chắn hơn nữa. Bởi hình như tính cách lập lờ khó hiểu khó áp dụng của quan niệm nầy đã trở nên lạc hậu trong hoàn cảnh mới của nền kinh tế thị trường.
Tác giả bước đầu đánh giá chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự (BLDS) Việt Nam 2005, phát hiện ra 13 điểm còn hạn chế và bất cập trong các quy định của chế định này, để từđó đề xuất một số gợi ý nhằm cải cách các quy định về hợp đồng trong bối cảnh chúng ta đang tiến tới sửa đổi toàn diện BLDS 2005 đểđảm bảo sức sống lâu bền của BLDS mới.
Hệ thống pháp luật lao động đang có cơ hội phát triển với việc ban hành Bộ luật lao động để điều chỉnh các quan hệ lao động nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng. Theo Bộ luật lao động, nội dung sửa đổi gồm rất nhiều vấn đề về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; hợp đồng lao động; tiền lương; kỷ luật lao động... đặc biệt là chếđịnh đại diện lao động. Những cơ sở pháp lý điều chỉnh vềđại diện lao động trong Bộ luật lao động tạo ra một “rào chắn an toàn” để bảo đảm quyền lợi của tập thể lao động trong quan hệ lao động, xác lập vị thế bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nội dung của việc sửa đổi, bổ sung đểđáp ứng được điều kiện hội nhập sâu rộng quốc tế với thị trường lao động đa dạng phong phú là một thách thức đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này bình luận một số điểm mới của Bộ luật lao động về chế định đại diện lao động và đề xuất giải pháp, kiến nghị với hy vọng Bộ luật lao động sẽ thực thi hiệu quả trong thời gian đến.