Tài liệu về lĩnh vực THƯƠNG MẠI

Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm không bán sản phẩm hữu hình mà bán sản phẩm vô hình, sản phẩm có thể hình thành hoặc không hình thành trong tương lai. Tại thời điểm bán bảo hiểm, “sản phẩm” bảo hiểm là chưa có. Vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, pháp luật kinh doanh bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc trung thực tuyệt đối phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh doanh này.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành kinh tế, đặc biệt là ngành sản xuất hàng hóa nhưng đồng thời đã thu hẹp các công cụ can thiệp chính sách truyền thống mà Chính phủ sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước như biện pháp thuế quan, phi thuế quan…
Hiệp định Xuyên đối tác Thái Bình Dương (TPP) cho phép công ty nước ngoài khởi kiện Chính phủ khi quốc gia này vi phạm các nghĩa vụ của mình và vi phạm đó gây tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia (Investor - State Dispute Settlement - ISDS) để kiện một quốc gia thành viên TPP khi quốc gia này vi phạm các nghĩa vụ của mình và vi phạm đó gây tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, giao kết hợp đồng truyền thống đang dần được thay thế bởi một phương thức mới chính là giao kết hợp đồng điện tử. Khi giao kết thông qua hợp đồng điện tử các doanh nghiệp đã giảm đáng kể được chi phí giao dịch, thời gian giao dịch, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với khách hàng và thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
“Độc quyền hành chính” có thể được hiểu là việc một chủ thể kinh doanh có được vị thế độc quyền nhưng không phải do sức mạnh kinh tế mà do sự tác động của quyền lực nhà nước. Độc quyền hành chính xuất hiện khi nhà nước và các cơ quan nhà nước lạm dụng quyền lực của mình thực hiện những hành vi nhằm phá huỷ và ngăn cản cạnh tranh một cách bình thường, và nó là kết quả của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Bài viết này góp phần nhận diện và phân tích những đặc thù của hiện tượng độc quyền hành chính trong kinh doanh cũng như những ảnh hưởng của hiện tượng độc quyền này tới môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. 1
rong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó điển hình là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu đã trở thành một nỗi lo thường trực của nhiều ngân hàng thương mại không chỉ ở trên thế giới mà còn ở hệ thống các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Nợ xấu đã, đang và có thể sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế.
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của đất nước, ngành viễn thông Việt Nam là một trong những ngành có bước tiến vượt bậc và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để giữ chân khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ liên tục tung ra các chương trình khuyến mại lớn. Số lượng thuê bao tăng lên nhiều có nghĩa khách hàng thực sự tăng lên hay chỉ làm gia tăng thuê bao ảo? Ngành viễn thông liệu có đang phát triển đúng hướng và người tiêu dùng được lợi gì?
Các biện pháp phòng vệ thương mại là một phần trong chính sách thương mại của các quốc gia. Các biện pháp này được sử dụng nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, bao gồm các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Trong khi các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được sử dụng nhằm hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài, thì các biện pháp tự vệ lại được sử dụng nhằm giúp các ngành sản xuất nội địa thêm thời gian để điều chỉnh tăng cường tự do hóa thương mại.