Lĩnh vực Môi Trường

Ngày nay thế giới đang chứng kiến những cố gắng lớn lao của nhân loại trong việc bảo vệ môi trường. Việc các quốc gia trên toàn thế giới chống lại biến đổi khí hậu là cách thức duy nhất bảo vệ trái đất và cuộc sống con người. Pháp luật quốc tế về biến đổi khí hậu được coi là nền tảng cho việc xây dựng pháp luật quốc gia về một vấn đề mang tầm quốc tế. Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, bởi vậy việc hoàn thiện pháp luật phục vụ công cuộc chống biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách hơn bao giờ hết.
Luật tục, hương ước đã từng là công cụ quản lý đời sống cộng đồng trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trước yêu cầu tăng cường tính tự quản và sự đồng thuận xã hội, thì luật tục, hương ước của cộng đồng đang có tác động to lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Bài viết không chỉ có giá trị tham khảo về vấn đề sử dụng luật tục, hương ước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng mà còn có thể gợi mở việc sử dụng luật tục, hương ước trên mọi lĩnh vực quản lý đời sống xã hội khác.
Trong bài viết này, tác giả phân tích những vấn đề cơ bản của các công ước quốc tế quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu, đặc biệt là giới hạn trách nhiệm pháp lý của chủ sởhữu tàu chở dầu và việc bồi thường bổ sung được cung cấp thông qua Quỹ IOPC. Trong phần kết luận tác giả đưa ra một số nhận định và đề xuất về chính sách đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để cải thiện việc bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu ở Việt Nam.