Lĩnh vực Tài liệu lĩnh vực Hiến pháp

ABC VỀ HIẾN PHÁP - 83 CÂU HỎI ĐÁP
Nhà nước Việt Nam luôn đánh giá cao những cống hiến của người phụ nữ đối với những thắng lợi chung của dân tộc từ xưa đến nay, coi đó là nguồn nhân lực dồi dào và không thể thiếu trong tiến trình phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước luôn nhận thức sâu sắc rằng phụ nữ hoàn toàn xứng đáng được hưởng quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực. Chính vì thế, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước (Hiến pháp năm 1946), Nhà nước đã ghi nhận quyền công dân nói chung và quyền bình đẳng của phụ nữ nói riêng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp. Nguyên tắc này tiếp tục được kế thừa và phát triển trong các bản Hiến pháp về sau, tạo ra khung pháp lí hoàn thiện cho hệ thống pháp luật Việt Nam, thể hiện rõ bản chất ưu việt của nền dân chủ mang tính nhân văn của Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết phân tích những nội dung tiến bộ, nhân văn, hợp lý về quan chế (chế độ quan lại) dưới triều vua Lê Thánh Tông. Chính sách của nhà nước triều Lê là xây dựng một đội ngũ quan lại chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trong hoạt động công vụ. Nhà Lê đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định rõ ràng, chặt chẽ về quan chế, bao gồm các chế định cơ bản là: chế độ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, sát hạch; chế độ trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức; chế độ đãi ngộ, xử phạt và khen thưởng.