Lĩnh vực Tài liệu lĩnh vực Hiến pháp

Án lệ trong hệ thống thông luật (common law) có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện ở chỗ chúng được coi là nguồn luật không thành văn áp dụng để giải quyết các vấn đề tương tự và là cơ sở để đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động xét xử. Việc nghiên cứu án lệ là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên và những người làm công tác pháp luật. Trong hệ thống các giáo trình và tài liệu nghiên cứu của nhiều nước, các án lệ luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể và sự thành công trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm hiểu và vận dụng các án lệ.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo) là Dự luật quan trọng liên quan đến rất nhiều người lao động. Do vậy, Dự thảo đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của xã hội. Một trong những vấn đề mới được quy định tại Dự thảo thu hút nhiều ý kiến tranh luận là bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Đây là một loại hình bảo hiểm thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta và của nền kinh tế. Các quy định của Dự thảo đã tỏ ra tương thích với yêu cầu của thực tế. Song, khi mà các thông tin về phạm vi đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ bảo hiểm chưa đầy đủ, cách thức vận hành và cơ quan quản lý chưa rõ, kinh nghiệm thực tiễn cũng chưa, thì tính khả thi của bảo hiểm thất nghiệp đang là nỗi băn khoăn của những nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và các nhà lập pháp.
Rất cầu toàn trong việc mở rộng khắp các phạm vi điều chỉnh, với mong muốn ban hành sớm một đạo luật quan trọng, ảnh hưởng thiết thân đến mọi tầng lớp lao động trong xã hội và chú trọng đặc biệt đến mọi pham vi có thể chế tài, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội lần thứ 8 kèm theo Tờ trình số 94/CP-XDPC ngày 10/8/2005 của Chính phủ được trình ra Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI được chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, có nhiều quy định mới phù hợp và cụ thể hơn so với các Dự thảo trước đó. Nhưng như thế vẫn không có nghĩa là, Dự thảo luật này đã tối ưu và có thể khả thi sau khi Quốc hội thông qua. Xin được bàn thêm một số vấn đề cụ thể.
CÔNG TÁC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT, PHÁP LỆNH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP