“Điểm danh” các loại hợp đồng cần công chứng ở Việt Nam

Ở Việt Nam – Mỗi khi nhắc tới hợp đồng là câu chuyện “công chứng” lại được nhắc đến. Người thì quả quyết hợp đồng chỉ cần “ký chay” là được, kẻ cẩn thận lại muốn đem hợp đồng phải ra công chứng ở cơ quan chức năng. Vậy công chứng là gì? Loại hợp đồng nào cần công chứng và loại hợp đồng nào thì không? Hãy cùng Thế giới Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây!

1. Công chứng được định nghĩa như thế nào?

Khác với nhiều người lầm tưởng, công chứng thực chất được định nghĩa khá đơn giản và không có nhiều phức tạp. Thế giới Luật khi tìm hiểu Luật công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thấy khái niệm “công chứng” được định nghĩa như sau :

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch); tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.


Công chứng viên (Ảnh minh họa : Google)

Ngoài ra có một bộ phận không nhỏ người dân vẫn nhầm lẫn công chứng và chứng thực. Hai khái niệm này thực ra khác nhau hoàn toàn về định nghĩa. Một số đặc điểm khác biệt giữa hai khái niệm trên đó là công chứng có nhiều chức năng hơn chứng thực vì công chứng do công chứng viên đảm nhiệm và có thể chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản cũng như tính chính xác, hợp pháp của bản dịch giấy tờ, văn bản,… so với chứng thực là do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

2. Khi nào thì cần ra cơ quan công chứng?

Trong pháp luật Việt Nam có quy định rõ ràng là khi giao kết một số loại hợp đồng như mua bán, trao đổi tài sản, tặng cho, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng như Hợp đồng mua bán nhà ở, Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất.

Thế giới Luật nhận thấy rằng đây đều là các loại hợp đồng liên quan trực tiếp đến tài sản của mỗi cá nhân và doanh nghiệp nên bắt buộc phải được công chứng, chứng thực nhằm tránh các trường hợp gây rắc rối về sau. Cá biệt có một số trường hợp khi mua bán các tài sản có giá trị lớn như nhà, đất đã chủ quan không tìm hiểu kỹ càng về pháp luật mà đã giao kết hợp đồng thành ra khi tranh chấp đều thua kiện và phải chịu cảnh “Tiền mất tật mang”. Ngạn ngữ cổ có một câu nói rất hay là “Bút sa thì gà chết”, vì vậy nên đừng ngại ngần tìm đến các dịch vụ tư vấn về Pháp Luật như Thế giới Luật để tránh các rắc rối về sau.

3. Danh sách các loại hợp đồng cần được công chứng

  • ·        Hợp đồng mua bán nhà ở, trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở
  • ·        Hợp đồng tặng cho nhà ở hoặc bất động sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, trừ bên tặng cho nhà ở là tổ chức
  • ·        Hợp đồng thuê nhà ở từ 6 tháng trở lên, trừ trường hợp thuê nhà công vụ, thuê mua nhà ở xã hội và bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở
  • ·        Hợp đồng đổi, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở
  • ·        Hợp đồng thế chấp nhà ở
  • ·        Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • ·        Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
  • ·        Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
  • ·        Hợp đồng thế chấp (bảo lãnh) bằng quyền sử dụng đất
  • ·        Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất
  • ·        Việc sửa đổi các hợp đồng đã được công chứng, chứng thực

Hợp đồng (Ảnh minh họa : Google)

4. Một số loại hợp đồng không cần công chứng

  • ·        Hợp đồng tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
  • ·        Hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
  • ·        Hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.
  • ·        Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở mà có 1 bên là tổ chức
  • ·        Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

Các loại thủ tục pháp lý như hợp đồng mua bán, hợp đồng góp vốn,... sẽ rất khó để tự làm một mình khi phải ngồi xem xét từng điều khoản, chỉnh sửa nội dung lên tới hàng tiếng đồng hồ. Thế giới Luật thấu hiểu điều đó khi giúp cho hơn 3.000 lượt khách hàng thoát hoàn toàn khỏi nỗi lo giao kết hợp đồng với đối tác. Để lại SĐT dưới bài viết để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC