Hình thức của nhà nước phong kiến trong hệ thống khoa học pháp lý

Hình thức của nhà nước phong kiến trong hệ thống khoa học pháp lý

Hình thức chính thể của nhà nước phong kiến phổ biến là chính thể quân chủ, đứng đầu đất nước, thâu tóm quyền hành tối cao trong tay là vua đầy uy lực và thiên liêng. Quyền lực nhà nước trong tay vua thường được truyền từ đời này sang đời khác. Đôi khi, ở một số thành phố của quốc gia phong kiến có thể bắt gặp chính thể cộng hòa phong kiến.

Hình thức cấu trúc nhà nước của nhà nước phong kiến chủ yếu là cấu trúc đơn nhất (nhà nước phong kiến thường xâm chiếm rồi sáp nhập các nước khác vào lãnh thổ của mình chứ không chấp nhận cấu trúc liên bang).

Chế độ chính trị của các nhà nước phong kiến, biện pháp chủ yếu để thực hiện quyền lực nhà nước là lừa dối và bạo lực. Nhà nước phong kiến công khai và hơp pháp hóa viêc sử dụng bạo lực để quản lý nhà nước.

Trong quá trình phát triển của chế độ phong kiến hình thức của nhà nước phong kiến có nhiều biến dạng khác nhau. Ở các nước châu Âu, thường diến ra hai thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến là thời lỳ phân quyền cát cứ và thời kỳ trung ương tập quyền.

-         Nhà nước phong kiến thời kỳ phân quyền cát cứ:

Nhà nước quân chủ thời kỳ phân quyền cát cứ xuất hiện ở giai đoạn đầu của chế độ phong kiến, giai đoạn này chính quyền trung ương còn yếu, trong đất nước tồn tại nhiều lãnh chúa phong kiến lớn nhỏ khác nhau. Mỗi lãnh chúa thường chiếm cứ một vùng lãnh thổ, thiếp lập và thực hiện quyền lực riêng của mình trên vùng lãnh thổ đó gần như một nhà nước của riêng mình. Về nguyên tắc, các chúa đất phải phục tùng quyền lực của vua, phải làm nghĩa vụ với vua, phải nộp thuế, cống nạp, phối hợp lực lượng với vua để đàn áp nông dân và tiến hành chiến tranh chống các nước khác … Nhưng các chúa phong kiến lớn thường bành trướng, tang cường quyền lực của mình bằng cách tự đặt ra luật lệ riêng, thu thuế riêng, thành lập các lực lượng vũ trang riêng … để khống chế sự lớn mạnh của chính quyền trung ương, không chịu phục tùng chính quyền trung ương. Do vậy, chính quyền của vua (trung ương) thời kỳ này chỉ mang tính hình thức, còn quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa.

Ngoài việc chèn ép chính quyền trung ương, các chúa đất còn chèn ép lẫn nhau. Các chúa đất lớn thường bắt các chúa đất nhỏ phuc tùng, cống nạp, chịu sự chi phối của mình. Sự phục tùng của các chúa đất thường mang tính cá nhân. Các địa chủ nhỏ, yếu thế bị chèn ép, sợ bị xâm lược, sợ nông dân nổi dậy… thường phải cầu cạnh sự che chở của các địa chủ lớn hơn và tôn sùng người đó làm chúa của mình. Địa chủ nhỏ được chúa đất lớn che chở nhưng phải thừa nhận cho chúa có quyền siêu việt trên đất đai của mình.

-         Nhà nước phong kiến thời kỳ trung ương tập quyền:

Do sự phát triển của xã hội phong kiến, đặc biệt là sự phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa, sự lớn mạnh của các đô thị làm cho nhu cầu về sản xuất và trao đổi hàng hóa tang nhanh. Điều này đòi hỏi phải có sự thống nhất trong đất nước, xóa bỏ tình trạng xát cứ, phân tán, tình trạng thuế quan nặng nề và phức tạp từ lãnh địa này sang lãnh địa khác, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Để tránh sự chèn ép của các chúa đất lớn, các tầng lớp thị dân, các chúa đất vừa và nhỏ cũng ủng hộ việc tập trung quyền lực mạnh vào tay nhà vua để được nhà vua che chở, bảo vệ. Bản thân nhà vua, để củng cố chính quyền của mình, đấu tranh chống lại các chúa đất phong kiến lớn buộc phải dựa vào nhà thờ, các chúa đất vừa và nhỏ cùng tầng lớp thị dân. Thêm vào đó là nhu cầu đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống các cuộc nổi dậy của nông dân cũng đòi hỏi phải có một chính quyền trung ương hung mạnh đủ khả năng để giải quyết những công việc nói trên. Tất cả những nguyên nhân đó đã dẫn đến chính quyền của nhà vua ngày càng được củng cố, số lượng quân đội ngày càng đông và được trang bị hiện đại hơn. Quyền lực từng bước tập trung vào tay nhà vua, hình thành bên nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.

Giai đoạn đầu của thời kỳ trung ương tập quyền xuất hiện hình thức nhà nước phong kiến quân chủ đại diện đẳng cấp. Nắm giữ quyền lực tối cao trong đất nước là nhà vua và một cơ quan (bao gồm đại biểu của giới quý tộc tăng lữ, sư sãi và thị dân) đại diện cho đẳng cấp ủng hộ nhà vua. Cơ quan đại diện đẳng cấp chủ yếu góp ý với nhà vua về các vấn đề chiến tranh, hòa bình, ấn định các loại thuế … Khi đã củng cố và tăng cường được quyền lực khá mạnh, nhà vua thường coi nhẹ, xem thường vai trò của các cơ quan đại diện đẳng cấp.

Vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, nhà vua dựa vào sức mạnh của quân đội thường trực từng bước thâu tóm quyền lực nhà nước trong tay mình, thiết lập nên nhà nước phong kiến quân chủ chuyên chế. Vua trực tiếp ban hành pháp luật, bổ nhiệm quan lại, thu chi ngân sách nhà nước, quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước.

Nếu như ở giai đoạn đầu, sự hình thành nhà nước phong kiến trung ương tập quyền có tác dụng tích cực, nó thúc đẩy sự phát triển của đất nước về kinh tế, chính trị, quân sự … thì giai đoạn sau, đặt biệt là giai đoạn xuất hiện nhà nước phong kiến quân chủ chuyên chế đã cản trở sự phát triển của phương thức sản xuất tiến bộ hơn – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vua trở thành kẻ thi hành chính sách của các tập đoàn quý tộc phong kiến phản động cản trở sự phát triển của tầng lớp thi dân – tiền thân của giai cấp tư sản.

-         Cộng hòa tự trị phong kiến:

Với sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, các thành phố trong xã hội phong kiến ngày càng lớn mạnh cả về quy môn và tiềm lực. Phần lớn các thành phố phong kiến đều lệ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến hoặc lệ thuộc trực tiếp vào nhà vua. Cũng có trường hợp các thành phố đó vừa lệ thuộc vào nhà vua lại vừa phụ thuộc vào giáo chủ. Với sự phát triển của mình, các thành phố trong xã hội phong kiến đã từng bước đấu tranh với vua chúa phong kiến đòi quyền tự quyết trong một số vấn đề nhất định như được bầu ra những cơ quan đại diện của mình để quản lý thành phố, được thành lập lực lượng vũ trang để canh phòng, tổ chức tòa án riêng, thậm chí, có thể có đồng tiền riêng và có thể được phéo thu một số loại thuế… Qúa trình phát triển đó của các thành phố trong xã hội phong kiến đã từng bước hình thành ở đây mô hình chính thể cộng hòa tự trị phong kiến trong các nhà nước phong kiến. Các thành thị này tuy có một vài chế định của chính thể cộng hòa (bầu cử cơ quan tự trị, công dân bình đẳng …) nhưng về thực chất vẫn thuộc chế độ quân chủ phong kiến vì vẫn là một bộ phận của nhà nước quân chủ phong kiến.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC