Quyền của người đại diện cho tổ chức có ngang nhau không?

Quyền của người đại diện cho tổ chức có ngang nhau không? Tôi và một người bạn hùn vốn làm ăn, mỗi người 50%, cho tôi hỏi quyền đại diện của chúng tôi có ngang nhau không? Xin cảm ơn!

Liên quan đến câu hỏi của anh/chị, chúng tôi đã tham khảo các văn bản pháp lý sau đây:

- Luật Doanh nghiệp 2014 

1. Người đại diện theo pháp luật:

Người đại diện theo pháp luật của tổ chức làm là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Người đại diện theo pháp luật của tổ chức được quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014:

Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Như vậy, đối với công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ của mỗi người đại diện  sẽ được quy định cuh thể trong Điều lệ công ty khi thành lập.

2. Người đại diện theo ủy quyền:

Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu là tổ chức đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.

Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức được quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật doanh nghiệp 2014:

Điều 15. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức
1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

Đối với cổ đông, thành viên góp vốn công ty là cá nhân, Luật Doanh nghiệp 2014 không có quy định cụ thể về việc ủy quyền cho người khác đại diện quản lý phần vốn góp, cổ phần của họ như với trường hợp cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức, mà chỉ quy định chung về quyền của cổ đông, thành viên góp vốn của công ty. Cụ thể:

Khoản 6 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thành viên góp vốn có quyền: “Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty”;

Khoản 5 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cổ đông phổ thông có các “quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”;

Khoản 5 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau”.

Với quy định này thì thành viên góp vốn và cổ đông nói chung trong công ty (gồm cả tổ chức và cá nhân) được quyền định đoạt phần vốn góp, cổ phần của mình theo quy định của pháp luật, gồm cả quyền ủy quyền cho người khác đại diện quản lý phần vốn góp, cổ phần của họ trong công ty.

Luật Doanh nghiệp 2014 không có quy định nào cấm cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân ủy quyền cho nhiều người quản lý cổ phần, phần vốn góp của mình trong công ty. Do vậy, đối chiếu với quy định của Bộ luật Dân sự như phân tích ở trên, quy định về quyền của cổ đông, thành viên góp vốn trong công ty của Luật Doanh nghiệp 2014 thì chỉ cần phạm vi ủy quyền khác nhau, cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân hoàn toàn có quyền ủy quyền cho nhiều người quản lý phần vốn góp, cổ phần của họ trong công ty.

Chúng tôi hi vọng những nội dung tư vấn trên có ích cho trường hợp của bạn.

Trân trọng!

 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC