Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể được pháp luật quy định như thế nào?

 

Liên quan đến câu hỏi của anh/chị, chúng tôi đã tham khảo các văn bản pháp lý sau đây:
Bộ luật dân sự 2015, Số hiệu: 91/2015/QH13 được Quốc Hội ban hành có hiệu lực ngày 01/01/2017.

Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đưa ra nội dung tư vấn
để giải đáp thắc mắc của
Anh/ Chị đối với vấn đề nêu trên. Sau đây là nội dung tư vấn:

1.      Quyền sống:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 33 của Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền sống và được quy định như sau:

Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

2.      Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng:

Căn cứ Khoản 2, Điều 33 của Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng được quy định như:

Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể:
............
2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

3.      Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe:

Tại Khoản 3, Điều 33 Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể Của Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
 

Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể:
.............
3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4.      Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể:

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 33 của Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân th
............
4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;
b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;
c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.

Như vậy không chỉ được quy định trong Hiến pháp năm 2013 mà Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của cá nhân còn được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015.

Chúng tôi hi vọng những nội dung tư vấn trên có ích cho trường hợp của bạn.

Trân trọng cảm ơn!

 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC