So sánh phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập?

Gợi ý

Trả lời:

 

 

So sánh

 

 

Phê chuẩn

 

Phê duyệt

 

Gia nhập

 

Giống nhau

        

        Phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập đều là hành vi đơn phương nhằm công nhận hiệu lực điều ước quốc tế đối với quốc gia mình. Phê chuẩn, phê duyệt xác nhận điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với quốc gia mình. Gia nhập chính thức ràng buộc quyền và nghĩa vụ của mình đối với một điều ước quốc tế mà mình chưa phải là thành viên điều ước quốc tế đó.

 

 

Khái niệm

 

Phê chuẩn là sự đồng ý chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các bên ký kết (thông thường là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước đó) xác nhận điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với mình. Thông thường những điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề chính trị, ANQP, biên giới lãnh thổ thì phải phê chuẩn.

 

 

Phê duyệt là tuyên bố đơn phương ( hành vi pháp lí đơn phương) của cơ quan có thẩm quyền trong nước công nhận một đều ước quốc có hiệu lực đối với quốc gia mình.

 

Gia nhập là tuyên bố đơn phương của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, công nhận một điều ước quốc tế có hiệu lực đối với quốc gia mình, chính thức ràng buộc quyền và nghĩa vụ của mình đối với một điều ước quốc tế mà mình chưa phải là thành viên của điều ước quốc tế đó.

 

Về thời điểm

 

Phê chuẩn được thực hiện đối với quốc gia sáng lập ra điều ước quốc tế, trong thời điểm kí kết điều ước quốc tế theo trình tự thủ tục phức tạp.

 

phê duyệt được thực hiện đối với quốc gia sáng lập ra điều ước quốc tế, trong thời điểm kí kết điều ước quốc tế theo trình tự thủ tục phức tạp.

 

Gia nhập điều ước quốc tế chỉ diễn ra trong khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực và chỉ áp dụng đối với quốc gia chưa là thành viên tham gia ký kết điều ước quốc tế.

 

 

Về phạm vi

 

Phê chuẩn diễn ra cả đối với điều ước quốc tế đa phương và song phương.

 

 

Phê duyệt diễn ra cả đối với điều ước quốc tế đa phương và song phương.

 

Gia nhập điều ước quốc tế chỉ diễn ra đối với điều ước quốc tế đa phương.

 

Về thẩm quyền

 

Thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp là sự đồng ý chính thức của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quyền lực tối cao) của nhà nước đó.

 

 

Thẩm quyền phê duyệt thuộc thẩm quyền cơ quan hành pháp, thường tiến hành ở cơ quan nhà nước thấp hơn như Chính phủ, cấp Bộ...

 

Gia nhập thì thuộc thẩm quyền của cả cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp.

 

Về mức độ quan trọng

 

điều ước quốc tế cần phải phê chuẩn ở mức độ quan trọng cao hơn

 

Điều ước quốc tế cần phê duyệt ở mức độ quan trong thấp hơn.

 

 

 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC