Thành ngữ “ xấu đều hơn tốt lỏi”

HƯỚNG DẪN LỜI GIẢI

Câu này có lẽ do nhà tướng số dùng đầu tiên để nói rằng: các bộ phận trên mặt, trong người, hay các cung số tử vi đều xấu, nhưng đều đều với nhau, tức là tương đương, cân đối với nhau thì còn tốt hơn là có một chỗ khác xấu quá ( tốt lỏi, tốt không đều). Hay nói cách khác dùng để chỉ vợ chống con cái trong nhà ăn mặc xoàng xoàng như nhau, còn hơn là một vài người ăn mặc thật sang trọng, còn thì tất cả người khác trong nhà ăn mặc đói rách dù sao xấu cả nhà còn hơn là một người ăn mặc đẹp, điều này vừa mang tính cộng đồng vừa mang tính đố kị của người Việt ta. Người Việt có tính cần cù, mặt khác còn có thói xấu là tính tư hữu, ích kỉ (hơn ghen, bằng ghét, kém khinh) làm việc gì cũng muốn vun vén cho bản thân, thấy người khác hơn thì tức tối, đố kỵ kém thì cooi thường, neu1 không cũng thuộc diện “ an phận thủ thường” làm gì cũng sợ “ rút dây động rừng”.

Một nhược điểm khác của người Việt là thói cào bằng ỷ lại. muốn tất cả đều đồng nhất, giống nhau. Ví dụ thời bao cấp người nông dân làm cho hợp tác xã, 8 giờ sáng xã viên đủng đỉnh gọi nhau ra đồng, 10 giờ đã lũ lượt dắt trâu về. Cuối vụ, tính công điểm, người làm cũng như người không làm, từ suy nghĩ đó nó kích cầu cho cái quan điểm xấu đều hơn tốt lỏi, một quan niệm được sinh ra từ môi trường văn hóa tiểu nông có điều kiện hiện diện bùng phát, chi phối đời sống. Cái sự xấu đều ấy là tính tự phụ nó có sẵn cầm chân những ai cao hơn nó kéo tuột xuống cho bằng hoặc thấp hơn nó. Nó đắc ý, hả hê khi thấy người khác kém cỏi hơn nó. Vì thế khi cái sự xấu đều lấn sân thì đương nhiên cái tốt lỏi khó sống, bị rẻ
rúng.

Ở Việt Nam ( 80% dân số làm nông nghiệp) người dân sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ sống cố định ở một chỗ, dưới một mái nhà với mảnh vườn của mình được bao bọc dưới lũy tre làng bảo vệ. Trong sản xuất, người nông dân phụ thuộc nhiều vào hiện tượng của tự nhiên như trời đất, nắng mưa… Sống phụ thuộc vào tự nhiên làm người nông dân rụt rè, thụ động. Trong quan hệ ứng xử giữa con người với nhau từ gia đình đến làng xóm đều theo nguyên tắc trọng tình( duy tinh) Hàng xóm sống cố định, lâu dài với nhau là một môi trường thuận lợi để người nông dân tạo ra cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tính nghĩa làm đầu :"Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình”. Do vậy người nông dân hết sức coi trọng tập thể,
cộng đồng, lảm việc gì cũng phải tính đến tập thể. Lối sống sinh hoạt trọng tình, dân chủ là những đặc điểm tích cực, nhưng mặt trái của nó là đặc điểm tâm lý áp đặt,tùy tiện, tâm lý “hòa cả làng”. Làng xã Việt Nam như một vương quốc thu nhỏ với luật pháp riêng ( hương ước) tạo nên một sự cố kết, bền vững của làng xã và cũng tạo nên tâm lý bè phái, địa phương, ích kỉ, tạo nên sự đồng nhất mà trước hết là trong dòng họ. Sự đồng nhất mà cơ sở là tính cộng đồng có mặt tích cực là làm cho mọi người luôn đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau ( trong dòng họ trước hết) như” chị ngã em nâng”. Nhưng mặt trái của tính đồng nhất là ý thức về cá nhân bại thủ tiêu.

Sự đồng nhất ( going nhau) cũng như tính cộng đồng đã ăn sâu vào cách nghĩ của người dân, dẫn đến chỗ người Việt hiện nay nhiều khi có thói quen dựa dẫn, ỷ lại vào tập thể, vào số đông. Cũng từ đó một nhược điểm của họ là tâm lý cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình, để cho tất cả mọi người đồng nhất như nhau “xấu đều hơn tốt lỏi”

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC