Tôi đang chuẩn bị mua xe ô tô từ một người, giấy tờ sở hữu thì ok nhưng người bán đó có dấu hiệu của bệnh tâm thần, tôi cũng hơi khó xử. Xin hỏi luật sự trong giao dịch này tôi cần lưu ý vấn đề pháp lý gì không ? xin chân thành cảm ơn

Tôi đang chuẩn bị mua xe ô tô từ một người, giấy tờ sở hữu thì ok nhưng người bán đó có dấu hiệu của bệnh tâm thần, tôi cũng hơi khó xử. Xin hỏi luật sự trong giao dịch này tôi cần lưu ý vấn đề pháp lý gì không ? xin chân thành cảm ơn

Thân gửi bạn đọc

Liên quan đến giao dịch của bạn , chúng tôi đã tham khảo các văn bản pháp luật sau đây:

- Bộ luật dân sự 2015

Theo thông tin bạn cung cấp, theo chúng tôi bạn cần lưu ý xem:

  • Tài sản có thực sự thuộc quyền sở hữu của bên bán hay không
  • Giấy tờ xe có phải là giấy tờ thật hay không (Hiện nay tình trạng làm giấy tờ giả diễn ra khá phổ biến )


Ngoài ra theo thông tin bạn cung cấp thì người đó có dấu hiệu bệnh tâm thần. Bạn cần hết sức lưu ý vì có thể người đó thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.

Mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần (Điều 22 Bộ luật dân sự 2015).
 

Như vậy để một người bị xem là mất năng lực hành vi dân sự cần thoả mãn hai điều kiện:

  • Người đó phải bị bệnh tâm thần
  • Theo yêu cầu của những người có quyền và lợi ích liên quan hoặc các cơ quan, tổ chức hữu quan thì toà án có quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự.

Trong trường hợp một người bị toà án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự thì những giao dịch của người đó nhất định phải do người đại diện theo pháp luật của người đó thực hiện. Do đó nếu bạn tiếp xúc với những người có dấu hiệu tâm thần thì cần lưu ý là những giao dịch bạn thực hiện với những người đó có nguy cơ vô hiệu rất cao do những người đó có thể không có đủ khả năng để tự mình tham gia vào các giao dịch.
Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Hy vọng những nội dung trên phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn.

Trân trọng.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC