Trình bày trường hợp bầu cử thêm, bầu cử lại và bẩu cử bổ sung?

Trình bày trường hợp bầu cử thêm, bầu cử lại và bẩu cử bổ sung?

Trình bày trường hợp bầu cử thêm, bầu cử lại và bẩu cử bổ sung?

            Trả lời:

            Bầu cử thêm

            Trường hợp:

            + Quốc hội : nếu số người trúng cử chưa đủ số đại biểu được bầu do Uỷ ban thường vụ quốc hội ấn định cho đơn vị bầu cử. -> ảnh hưởng tính đại diện

            + HĐND: chưa đủ 2/3 đại biểu HĐND số đại biểu ấn định cho đơn vị bầu cử

            Thời gian: tiến hành chậm nhất là 20 ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên

            Danh sách ứng cử viên bầu cử thêm: Trong cuộc bầu cử thêm cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách nhửng người đã ứng cử lần đầu nhưng không trúng cử.

            Xác định kết quả bầu cử: Người trúng cử là người được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn. Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số đaại biểu theo quy định thì không tổ chức bầu cử thêm lần thứ hai.

            Bầu cử lại

            - Trường hợp :

            + Có vi phạm nghiêm trọng trong bầu cử

            + Ở mổi đơn vị bầu cử, nếu số cử tri đi bỏ phiếu chưa được quá nửa số cử tri trong danh sách cử tri

            - Thời gian: tiến hành chậm nhất sau là 15 ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên

            - Danh sách ứng cử viên bầu cử lại: Trong cuộc bầu cử lại cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu

            - Nếu bầu cử lại mà số cử tri đi bầu vẫn chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách thì không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai.

            Bầu cử bổ sung

            - Trường hợp:

            Trong nhiệm kì nếu đơn vị bầu cử nào khuyết đại biểu thì có thể tổ chức bầu cử bổ sung theo quyết định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ( đối với ĐBQH và HĐND cấp tỉnh), thường trực hội đồng nhân dan cấp tỉnh ( đối với đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã).

            Bầu bổ sung đại biểu Quốc hội: khuyết đại biểu ảnh hưởng tính đại diện, thời gian còn lại của nhiệm kì ít nhất là 2 năm ( điều 79 LBCĐQH)

Bầu bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân: chỉ được tiến hành trong trường hợp đại biểu HĐND không còn đủ 2/3 tổng số đại biểu được ấn định và thời gian còn lại của nhiệm kì ít nhất là 1/3, trừ trường hợp đặc biệt theo hướng dẫn của Chính phủ ( Điều 68: LBCĐBHĐND)

            Ví dụ:

            Xác định kết quả bầu cử trong những trường hợp sau đây:

            Ví dụ 1:  Đơn vị bầu cử 1: bầu ¾ ứng cử viên

            TS cử tri danh sách: 30.000 cử tri

            Số cử tri đi bầu: 28000 cử tri

            Số phiếu hợp lệ: 27.0000 phiếu

            A: 22.000 phiếu

            B: 25.000 phiếu

            C: 24.000 phiếu

            D: 22.000 phiếu

            B,C,A,D ai nhiều tuổi hơn trúng cử

 

            VD2: Đơn vị 1: bầu 2/3 ứng cử viên

            TS cử tri danh sách: 20.000 cử tri

            Số cử tri đi bầu: 10.000 cử tri

            Số phiếu hợp lệ: 10.000 phiếu

            A: 9.000 phiếu

            B: 9500 phiếu

            C: 8.000 phiếu

            Hủy để bầu lại vì số cử tri không quá bán

            VD3: Đơn vị 1: bầu 2/3 ứng cử viên

            TS cử tri danh sách : 20.000 cử tri

            Số cử tri đi bầu: 18.000 cử tri

            Số phiếu hợp lệ: 16.000 phiếu

            A: 9.000 phiếu

            B: 8.000 phiếu

            C: 7.000 phiếu

            A trúng, B, C không quá bán số phiếu -> không trúng-> bầu thêm.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC