Vấn đề chủ quyền lãnh thổ trong luật pháp và tập quán quốc tế?

Muốn xác định đúng đắn và khách quan một vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia nào, phải dựa vào những nguyên tắc và tiêu chuẩn của luật pháp và tập quán quốc tế để xem xét cơ sở pháp lý của mỗi bên tranh chấp, từ đó rút ra những kết luận chính xác, tránh kiểu "luật rừng" trong đó chỉ có yếu tố “mạnh được yếu thua” là đáng kể.

Những vấn đề pháp lý về chủ quyền lãnh thổ từ lâu đã được các luật gia trên thế giới nghiên cứu, bổ sung để dần dần xây dựng nên những nguyên tắc và tiêu chuẩn được luật pháp và tập quán quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Trong việc xác định chủ quyền lãnh thổ, thực tiễn luật pháp quốc tế trong những thế kỷ trước đây đã chia ra năm hình thức chính thụ đắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia:

  • Thụ đắc bằng chiếm hữu.
  • Thụ đắc bằng chuyển nhượng.
  • Thụ đắc theo thời hiệu.
  • Thụ đắc bằng xâm chiếm.
  • Thụ đắc bằng mở mang, phát triển.

Sự phát triển của luật pháp quốc tế ở nửa đầu thế kỷ XX đã tác động một cách cơ bản đến các nguyên tắc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Với sự xuất hiện nguyên tắc cấm đe dọa bằng vũ lực và sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các nước, việc xâm chiếm lãnh thổ nước khác bằng hành động vũ trang đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật: Với sự xuất hiện nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, việc thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằng vũ lực hay bằng các thủ đoạn lấn chiếm khác đều là bất hợp pháp. Đồng thời sự xuất hiện nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết cũng đòi hỏi phải xem xét những hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ bằng chiếm hữu, bằng chuyển nhượng, theo thời hiệu... để tìm ra những tiêu chuẩn pháp lý đúng đắn trong quan hệ quốc tế. Xem xét chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta cần nghiên cứu hai vấn đề:

  • Xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu.
  • Xác lập chủ quyền theo thời hiệu.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC