BẢO HIỂM XÃ HỘI 
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 131 BHXH/CĐCS
T/y: Về tên công việc trong chức danh nghề “may công nghiệp”

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2002

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Theo quy định tại mục XII danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội thì nghề “may công nghiệp” được xếp vào loại 4 và làm căn cứ thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của chính sách. Trong quá trình thực hiện do chưa có quy định cụ thể danh mục nghề trong dây chuyền sản xuất may công nghiệp nên việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội trong may công nghiệp không được thống nhất trong toàn ngành ảnh hưởng đến quyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Sau khi trao đổi thống nhất với Tổng Công ty dệt may Việt Nam (công văn số 1619/BHXH-TCHC ngày 12/12/2001), Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo người lao động làm các công việc dưới đây thuộc “may công nghiệp” là lao động loại IV trong Quyết định số1629/LĐTBXH-QĐ nói trên:

1. Công nhân đo đếm vải;

2. Công nhân trải vải;

3. Công nhân cắt phá, cắt gọt;

4. Công nhân đánh số;

5. Công nhân sơ chế MEX;

6. Công nhân ép MEX;

7. Công nhân đồng bộ bán thành phẩm (hoặc công nhân bóc bọn và phối kiện);

8. Công nhân vận hành máy may;

9. Công nhân so, sửa bán thành phẩm;

10. Công nhân kiểm tra chất lượng (hoặc kiểm hóa, thu hóa);

11. Công nhân bảo toàn, sửa chữa máy may;

12. Công nhân là, gấp, đóng gói;

13. Công nhân đóng hòm;

14. Công nhân vệ sinh công nghiệp nơi sản xuất;

15. Công nhân đổi bán thành phẩm;

16. Tổ trưởng, chuyền trưởng (trong quá trình sản xuất khi lao động trong tổ thiếu các đồng chí tổ trưởng, chuyền trưởng là lao động bổ sung).

Căn cứ vào việc xác định cụ thể như trên, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố áp dụng đối với từng người lao động trong nghề may công nghiệp để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội.

Đối với người lao động trong nghề may công nghiệp đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội nhưng chưa ghi cụ thể theo danh mục nghề nêu trên thì Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố lập bản xác nhận bổ sung nghề trong sổ bảo hiểm xã hội (không cấp lại sổ bảo hiểm xã hội) để làm căn cứ thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội từ tháng 1/2002.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, yêu cầu Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố phản ảnh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xem xét giải quyết.

 

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng công ty dệt may Việt Nam
- Các đơn vị trực thuộc BHXH VN;
- Lưu VP + CĐCS (2b).

TỔNG GIÁM ĐỐC
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM




Nguyễn Huy Ban

 

THEGIOILUAT.VN
Không xác định

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Công văn 131 BHXH/CĐCS về tên công việc trong chức danh nghề “may công nghiệp” do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 131 BHXH/CĐCS Ngày ban hành 15/01/2002
Ngày có hiệu lực 15/01/2002 Ngày hết hiệu lực
Nơi ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Tình trạng Không xác định

Tóm tắt nội dung

Công văn 131 BHXH/CĐCS về tên công việc trong chức danh nghề “may công nghiệp” do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Mục lục

Mục lục

Close