QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 28/2013/QH13

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2013

 

LUẬT

PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật phòng, chống khủng bố.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam; tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:

a) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;

b) Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

c) Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;

d) Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

đ) Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

e) Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.

3. Phòng, chống khủng bố bao gồm các hoạt động phòng ngừa khủng bố, phòng ngừa tài trợ khủng bố, chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố.

Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống khủng bố

1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, tham gia của toàn xã hội, lực lượng Công an nhân dân chủ trì phối hợp với Quân đội nhân dân làm nòng cốt.

2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố.

4. Bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.

Điều 5. Chính sách phòng, chống khủng bố

1. Nhà nước lên án và nghiêm trị mọi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống khủng bố; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố.

2. Nhà nước có chính sách huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động phòng, chống khủng bố.

3. Nhà nước ưu tiên đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng chống khủng bố, tài trợ khủng bố.

4. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố. Cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố mà bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng, chống khủng bố, nếu bị thiệt hại thì được bồi thường.

5. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống khủng bố thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

6. Nhà nước có chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động từ bỏ ý định khủng bố, tài trợ khủng bố; tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc trước khi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố bị phát giác mà cố gắng ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại, khắc phục hậu quả xảy ra và tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử khủng bố, tài trợ khủng bố.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Các hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này.

2. Che giấu, chứa chấp, không tố giác hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.

3. Làm lộ bí mật nhà nước trong phòng, chống khủng bố.

4. Cố ý lan truyền thông tin giả về khủng bố, tài trợ khủng bố; cản trở, gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống khủng bố.

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống khủng bố để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 7. Trách nhiệm phòng, chống khủng bố

1. Phòng, chống khủng bố là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình.

3. Tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về phòng, chống khủng bố; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống khủng bố.

Điều 9. Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố, tội phạm tài trợ khủng bố

Việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố, tội phạm tài trợ khủng bố được thực hiện theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 10. Xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố

1. Tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố phải bị tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, thủ tục, thẩm quyền, hình thức tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

Điều 11. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố

1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ

Điều 12. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố

1. Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Công an cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh và có đơn vị tham mưu, giúp việc.

3. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành.

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố

1. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống khủng bố trong phạm vi cả nước;

b) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, triển khai phối hợp liên ngành thực hiện công tác phòng, chống khủng bố, hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố;

c) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về công tác phòng, chống khủng bố.

2. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống khủng bố tại địa phương;

b) Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức, triển khai phối hợp liên ngành thực hiện công tác phòng, chống khủng bố tại địa phương;

c) Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về công tác phòng, chống khủng bố.

3. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực phụ trách và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan khác thực hiện phòng, chống khủng bố.

4. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp.

Điều 14. Lực lượng chống khủng bố

1. Lực lượng chống khủng bố gồm:

a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố;

b) Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.

2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 15. Người chỉ huy chống khủng bố

1. Người chỉ huy chống khủng bố là người được cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Trường hợp chưa có người chỉ huy chống khủng bố do cấp có thẩm quyền quyết định thì người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi xảy ra khủng bố có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.

3. Trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì người chỉ huy phương tiện đó có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố.

4. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố

1. Người chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định phương án, biện pháp chống khủng bố cần thiết;

b) Chỉ huy chống khủng bố theo quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền;

c) Trường hợp khẩn cấp nhưng chưa có quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền thì có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.

2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm a, b, c, d, e, h, i và m khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.

3. Người có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hóa hành vi khủng bố theo quy định của pháp luật.

4. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Điều 17. Trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện chống khủng bố

1. Lực lượng chống khủng bố được ưu tiên trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phòng, chống khủng bố.

2. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chống khủng bố được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 18. Huy động lực lượng, phương tiện; trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố

1. Khi xảy ra khủng bố, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được huy động để chống khủng bố có trách nhiệm chấp hành.

2. Khi xảy ra khủng bố, việc trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

Chương III

PHÒNG NGỪA KHỦNG BỐ

Điều 19. Biện pháp phòng ngừa khủng bố

Phòng ngừa khủng bố và tài trợ khủng bố được thực hiện bằng các biện pháp quy định tại các điều từ Điều 20 đến Điều 27 của Luật này và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố

1. Cơ quan và người có thẩm quyền có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả phòng, chống khủng bố.

2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố bao gồm:

a) Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố; thủ đoạn, phương thức hoạt động, tính chất nguy hiểm, tác hại của khủng bố;

b) Biện pháp, kinh nghiệm, chính sách, pháp luật về phòng, chống khủng bố;

c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố;

d) Các nội dung cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu phòng, chống khủng bố.

Điều 21. Quản lý hành chính về an ninh, trật tự

1. Cơ quan và người có thẩm quyền quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hoạt động của tổ chức, cá nhân khủng bố và có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Các biện pháp phòng ngừa khủng bố thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm:

a) Quản lý cư trú, tàng thư, căn cước công dân;

b) Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ;

c) Thực hiện công tác cảnh vệ, bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, công trình quốc phòng, khu quân sự, trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam;

d) Tuần tra, kiểm soát, giám sát mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, cửa khẩu, khu vực biên giới và nơi tập trung đông người, nơi công cộng khác;

đ) Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;

e) Các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải

Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, hàng không có trách nhiệm chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.

Điều 23. Kiểm soát giao dịch tiền, tài sản

Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao dịch tiền, tài sản có trách nhiệm theo dõi, giám sát, ngăn chặn các giao dịch tiền, tài sản có dấu hiệu liên quan đến khủng bố; giám sát các giao dịch tiền, tài sản có mức giá trị phải báo cáo theo quy định của pháp luật nhằm kịp thời phát hiện giao dịch có dấu hiệu liên quan đến khủng bố.

Điều 24. Kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh

Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.

Điều 25. Kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác

Cơ quan và người có thẩm quyền trong hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác có trách nhiệm kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.

Điều 26. Kiểm soát các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh

Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh phẩm có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.

Điều 27. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố

1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi được phân công có trách nhiệm xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố.

2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định trong phương án phòng, chống khủng bố đã được phê duyệt có trách nhiệm chấp hành.

Chương IV

CHỐNG KHỦNG BỐ

Điều 28. Phát hiện khủng bố

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động của mình chủ động phát hiện khủng bố.

2. Lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này có trách nhiệm triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để phát hiện khủng bố; hướng dẫn, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận biết về khủng bố và cách thức phát hiện, báo tin, tố giác về khủng bố.

Điều 29. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về khủng bố

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này hoặc cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo, tố giác về khủng bố.

2. Cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân ngay sau khi tiếp nhận được tin báo, tố giác về khủng bố theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc qua hoạt động của mình mà phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này, giữ bí mật thông tin của người báo tin; trường hợp phát hiện khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra thì được áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.

3. Lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này tiếp nhận được tin báo, tố giác về khủng bố phải kịp thời xử lý thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền và Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố có thẩm quyền; trường hợp phát hiện khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra thì được áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.

4. Khi khủng bố xảy ra, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố phải báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp trên; đơn vị chống khủng bố phải báo cáo đơn vị chống khủng bố cấp trên trực tiếp.

Điều 30. Biện pháp chống khủng bố

1. Chống khủng bố được thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

2. Biện pháp khẩn cấp chống khủng bố là biện pháp được thực hiện ngay khi khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra nhằm kịp thời ngăn chặn khủng bố, loại trừ, hạn chế tác hại của khủng bố. Biện pháp khẩn cấp chống khủng bố bao gồm:

a) Bao vây, phong tỏa khu vực xảy ra khủng bố;

b) Giải cứu con tin, cấp cứu nạn nhân, cách ly người, di chuyển phương tiện, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm của khủng bố;

c) Thương thuyết với đối tượng khủng bố;

d) Bao vây, truy tìm, khống chế, bắt giữ đối tượng khủng bố; vô hiệu hóa vũ khí, công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện khủng bố;

đ) Tấn công, tiêu diệt đối tượng khủng bố, phá hủy vũ khí, công cụ, phương tiện đang được sử dụng để khủng bố;

e) Tạm dừng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, truyền thông bị lợi dụng để khủng bố;

g) Phá, dỡ nhà, công trình xây dựng, di dời chướng ngại vật gây cản trở hoạt động chống khủng bố; đặt chướng ngại vật để cản trở hoạt động khủng bố;

h) Bảo vệ, di chuyển, che giấu, ngụy trang công trình, mục tiêu là đối tượng tấn công của khủng bố;

i) Huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố;

k) Kiểm tra, phong tỏa tài khoản, nguồn tài chính; ngừng các giao dịch tiền, tài sản; tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố;

l) Bóc mở, kiểm tra, thu giữ thư, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, gói, kiện hàng hóa liên quan đến khủng bố;

m) Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến khủng bố.

3. Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 31. Chống khủng bố tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này

1. Khi có căn cứ cho rằng khủng bố đã, đang hoặc sẽ xảy ra tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này trên lãnh thổ Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người biết vụ việc phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này hoặc cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nhận được tin báo, tố giác về khủng bố có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

2. Khi chống khủng bố trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 32. Chống khủng bố đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài

Khi có căn cứ cho rằng khủng bố đã, đang hoặc sẽ xảy ra đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài thì người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền, phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật nước sở tại và kịp thời báo cáo Bộ Ngoại giao, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia.

Chương V

CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ

Điều 33. Phát hiện tài trợ khủng bố, tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tài trợ khủng bố

1. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan và các tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện dấu hiệu, hành vi tài trợ khủng bố phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này.

2. Lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo, tố giác về tài trợ khủng bố, nhanh chóng xử lý thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền và Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố có thẩm quyền; trong trường hợp phát hiện tài trợ khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra thì được áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm e, i, k, l và m khoản 2 Điều 30 của Luật này.

Điều 34. Nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng và áp dụng biện pháp tạm thời

Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng; khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc khách hàng nằm trong Danh sách đen thì báo cáo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải áp dụng các biện pháp tạm thời theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Điều 35. Kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới

Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới Việt Nam theo quy định tại Điều 24 của Luật này và Điều 24 của Luật phòng,chống rửa tiền có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng các hoạt động này để tài trợ khủng bố.

Chương VI

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ

Điều 36. Nguyên tắc hợp tác quốc tế

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 37. Nội dung, trách nhiệm hợp tác quốc tế

1. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:

a) Trao đổi thông tin về phòng, chống khủng bố;

b) Huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố;

c) Nâng cao năng lực pháp luật; đào tạo, huấn luyện kiến thức, kỹ năng về phòng, chống khủng bố;

d) Tăng cường điều kiện vật chất về phòng, chống khủng bố;

đ) Giải quyết vụ khủng bố;

e) Thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ đàm phán, đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống khủng bố; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.

Điều 38. Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố

Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố được thực hiện trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế để giải quyết vụ khủng bố trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này, phù hợp với nhu cầu và khả năng thực tế của mình.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ

Điều 39. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố.

3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố tại địa phương.

Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Trong quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:

a) Đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố;

b) Chủ trì, phối hợp xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp phòng, chống khủng bố;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp về phòng, chống khủng bố;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố;

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết về công tác phòng, chống khủng bố; kiến nghị, đề xuất giải pháp liên quan đến phòng, chống khủng bố;

e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống khủng bố;

g) Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.

2. Trong tổ chức, thực hiện phòng, chống khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:

a) Phân công, bảo đảm trang bị cho lực lượng chống khủng bố trong Công an nhân dân;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống khủng bố trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại các chương III, IV và V của Luật này; phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý;

c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các chương III, IV và V của Luật này; phát hiện, điều tra, xử lý tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm c, d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 40 của Luật này.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý.

3. Phân công, bảo đảm trang bị và chỉ đạo hoạt động của lực lượng chống khủng bố thuộc Bộ Quốc phòng.

4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân trong xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống khủng bố.

5. Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân, Hải quan và các cơ quan, đơn vị khác thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố thông qua hoạt động kiểm soát người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng phụ trách.

6. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố theo thẩm quyền.

Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

3. Chỉ đạo người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan chức năng nước sở tại thực hiện phòng, chống khủng bố.

4. Phối hợp với Bộ Công an xây dựng và tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án phòng, chống khủng bố.

5. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các địa phương có trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam xây dựng phương án bảo vệ, phương án xử lý các tình huống khi có khủng bố xảy ra.

6. Phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ an toàn các đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Phối hợp với các cơ quan và địa phương liên quan quản lý, hướng dẫn hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài khi có hoạt động khủng bố xảy ra.

7. Phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự tại Việt Nam của nước có nguy cơ bị khủng bố cao để trao đổi thông tin, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xây dựng, huấn luyện, diễn tập các tình huống phòng, chống khủng bố.

8. Phối hợp với Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan khác trong hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố, tham gia đàm phán, ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống khủng bố.

Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

3. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân địa phương xây dựng, huấn luyện, diễn tập, tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống cướp tàu bay, tàu biển, bắt cóc con tin, gây nổ trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa và các phương tiện giao thông công cộng khác, bảo vệ an toàn các sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe.

4. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân địa phương bảo vệ an ninh, trật tự tại các khu vực sân bay, nhà ga, bến tàu, bến xe, cảng biển, cầu, hầm đường bộ quan trọng; kiểm soát người điều khiển, hành khách và phương tiện giao thông vận tải để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động khủng bố.

Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

3. Chỉ đạo cơ quan Hải quan phối hợp với các đơn vị Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng và các cơ quan khác có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố trong hoạt động kiểm soát hàng hóa, phương tiện nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.

Điều 45. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

3. Tiếp nhận thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố từ tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính; khi có cơ sở để nghi ngờ giao dịch liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an và phối hợp xác minh làm rõ.

4. Phối hợp với Bộ Công an trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.

Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

3. Chỉ đạo cơ quan, doanh nghiệp xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Tổ chức bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho hoạt động phòng, chống khủng bố;

b) Phối hợp với các đơn vị Công an, Quân đội xây dựng và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố tại các cơ sở xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và mạng liên lạc; kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin để phát hiện, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố, tài trợ khủng bố;

c) Quản lý việc đưa tin về khủng bố trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng, chống khủng bố cho cán bộ, nhân dân; đấu tranh với các hoạt động thông tin, truyền thông của tổ chức, cá nhân khủng bố.

Điều 47. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong phòng, chống khủng bố

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

Điều 48. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kịp thời xử lý hành vi phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong phòng, chống khủng bố theo quy định của pháp luật.

Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố tại địa phương; tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia phòng, chống khủng bố.

3. Chỉ đạo lực lượng vũ trang nhân dân và các ngành chức năng của địa phương xây dựng, triển khai thực hiện công tác phòng, chống khủng bố tại địa phương.

4. Trình cấp có thẩm quyền quyết định ngân sách phục vụ công tác phòng, chống khủng bố; tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách phục vụ công tác phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 50. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2013.

Điều 51. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2013.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Sinh Hùng

 

 

THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 01/10/2013
QUỐC HỘI
THE NATIONAL ASSEMBLY
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
Luật số: 28/2013/QH13
No. 28/2013/QH13
Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2013
Hanoi, June 12, 2013
 
LUẬT PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ
THE ANTI- TERRORISM LAW
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented a number of Articles under the Resolution No. 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật phòng, chống khủng bố.
The National Assembly promulgates the Anti-Terrorism Law.
Chương I
Chapter 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
GENERAL PROVISIONS
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Article 1. Scope of regulation
Luật này quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố.
This Law stipulates the principles, policies, measures and forces of anti-terrorism; international cooperation and responsibilities of agencies, organizations and individuals in anti-terrorism.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Article 2. Subjects of application
Luật này áp dụng đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam; tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
This Law applies to Vietnamese citizens, agencies and organizations; international organizations, foreign organizations and foreigners residing or operating in the Vietnamese territory, unless otherwise provided by treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Article 3. Interpretation of terms
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
In this Law, the following terms are construed as follows:
1. Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:
1. Terrorism means one, several or all of the following acts committed by organizations or individuals with the aim to oppose the people’s authorities, to compel the people’s authorities, foreign organizations and international organizations, cause difficulties to the international relations of the Socialist Republic of Vietnam or cause panic situation in the public:
a) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;
a) Infringing upon the lives, health, and body liberty or threatening to infringe upon the lives or intimidating mental of others;
b) Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Appropriating, damaging, destroying or threatening to destroy assets; attacking, infringing upon, obstructing or causing disorder to, operation of computer networks, telecommunication networks, Internet and digital equipment of agencies, organizations or individuals;
c) Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
c) Guiding the manufacture, production and use of, or manufacturing, producing, storing, transporting, trading in, weapons, explosives, radioactive materials, poison, inflammables and other instruments and means in serve of committing the acts defined at Point a and Point b, Clause 1 of this Article;
d) Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
d) Propagating, dragging into, inciting, forcing, hiring, or creating conditions for, or assisting for, the commission of the acts defined at Points a, b and c, Clause 1 of this Article;
đ) Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
dd/ Establishing, participating in the organization, recruitment, training and coaching of objects with the aim to commit the acts defined at Points a, b, c and d, Clause 1 of this Article;
e) Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
e/ Other acts that are considered terrorism under the anti-terrorism international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
2. Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
2. Terrorist financing means act of mobilizing, supporting with money and assets in any form for terrorist organizations and individuals.
3. Phòng, chống khủng bố bao gồm các hoạt động phòng ngừa khủng bố, phòng ngừa tài trợ khủng bố, chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố.
3. Anti-terrorism includes activities of terrorism prevention, terrorist financing prevention, terrorism combat and terrorist financing combat.
Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống khủng bố
Article 4. Anti-terrorism principles
1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, tham gia của toàn xã hội, lực lượng Công an nhân dân chủ trì phối hợp với Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
1. It is performed under the leadership of the Communist Party of Vietnam, the unified management of the State, and participation of the entire society, in which the force of People’s Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the People’s Army in acting as the core.
2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. To comply with the Constitution and law; to ensure the independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Fatherland, the interests of the State, the rights and lawful interests of agencies, organizations and individuals.
3. Phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố.
3. Prevention is principal; taking the initiative in detecting, preventing timely and handling strictly organizations and individuals acting as terrorist or financing for terrorists.
4. Bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.
4. Protecting the safety of human lives and health, assets of agencies, organizations and individuals; minimizing damages.
Điều 5. Chính sách phòng, chống khủng bố
Article 5. Anti-terrorism policies
1. Nhà nước lên án và nghiêm trị mọi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống khủng bố; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố.
1. The State shall condemn and severely punish all acts of terrorism and terrorist financing; use adequately measures to organize anti-terrorism; propagate and mobilize organizations and individuals to participate in anti-terrorism.
2. Nhà nước có chính sách huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
2. The State shall adopt policies to mobilize scientific and technological achievements in serve of anti-terrorism activities.
3. Nhà nước ưu tiên đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng chống khủng bố, tài trợ khủng bố.
3. The State shall prioritize investment of technical and professional equipment and means and ensure the regimes and policies for forces countering terrorism and terrorist-financing.
4. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố. Cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố mà bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng, chống khủng bố, nếu bị thiệt hại thì được bồi thường.
4. The State shall apply policies and measures to protect organizations and individuals participating in anti-terrorism. For individuals participating in anti-terrorism who are wounded, suffer health damage or die, they themselves or their relatives will be enjoyed the regimes and policies in accordance with law. Organizations and individuals whose assets are mobilized to serve anti-terrorism and damaged will be paid compensation.
5. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống khủng bố thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
5. Organizations and individuals that record achievements in anti-terrorism are commended in accordance with law on emulation and commendation.
6. Nhà nước có chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động từ bỏ ý định khủng bố, tài trợ khủng bố; tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc trước khi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố bị phát giác mà cố gắng ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại, khắc phục hậu quả xảy ra và tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử khủng bố, tài trợ khủng bố.
6. The State shall apply leniency policy toward organizations and individuals that proactively abandon their intentions to commit terrorism or finance terrorists; voluntarily terminate their unfinished acts of terrorism or terrorist financing or attempt, before their acts of terrorism or terrorism financing are detected, in preventing, reducing the damage or remedying the consequences, and give themselves up, make honest declarations and reports, actively assist responsible agencies in detecting, preventing, investigating, prosecuting and adjudicating terrorists and terrorist financers.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
Article 6. Prohibited acts
1. Các hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này.
1. Acts of terrorism and financing terrorists defined in Clause 1 and Clause 2, Article 3 of this Law.
2. Che giấu, chứa chấp, không tố giác hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
2. Concealing, harboring or failing to denounce acts of terrorism and financing terrorists.
3. Làm lộ bí mật nhà nước trong phòng, chống khủng bố.
3. Disclosing state secrets in anti-terrorism.
4. Cố ý lan truyền thông tin giả về khủng bố, tài trợ khủng bố; cản trở, gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
4. Deliberately spreading false information about terrorism or terrorist financing; obstructing and causing difficulties to anti-terrorism activities.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống khủng bố để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Abusing position and/or power in anti-terrorism to infringe upon the interests of the State or the lawful rights and interests of organizations or individuals.
Điều 7. Trách nhiệm phòng, chống khủng bố
Article 7. Anti-terrorism responsibilities
1. Phòng, chống khủng bố là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân.
1. Anti-terrorism is the duty of agencies, organizations and citizens.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình.
2. Heads of agencies or organizations shall organize the implementation of the anti-terrorism legislation within scope of their duties and powers.
3. Tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. International organizations, foreign organizations and foreigners residing, operating in the Vietnamese territory shall participate in anti-terrorism in accordance with this Law and other relevant laws.
Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Article 8. Responsibilities of Vietnam Fatherland Front and its member organizations
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về phòng, chống khủng bố; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống khủng bố.
Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within scope of their tasks and powers, propagate and mobilize people to strictly observe the anti-terrorism legislation; and supervise the implementation of the anti-terrorism legislation.
Điều 9. Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố, tội phạm tài trợ khủng bố
Article 9. The investigation, prosecution and adjudication of terrorism and terrorist financing crimes
Việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố, tội phạm tài trợ khủng bố được thực hiện theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
The investigation, prosecution and adjudication of terrorism and terrorist financing crimes shall comply with the Penal Code, the Criminal Procedures Code and other relevant laws.
Điều 10. Xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố
Article 10. Handling of money and assets involving terrorism and terrorist financing
1. Tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố phải bị tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Money and assets involving terrorism and terrorist financing must be suspended circulation, blockaded, sealed, temporarily seized and handled in accordance with law.
2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, thủ tục, thẩm quyền, hình thức tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
2. The Government shall specify the conditions, procedures, competence and forms of circulation suspension, blockade, sealing, temporary seizure and handling of money and assets involving terrorism and terrorist financing.
Điều 11. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố
Article 11. Funds to ensure for anti-terrorism activities
1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố bao gồm:
1. Funding sources to ensure for anti-terrorism activities include:
a) Ngân sách nhà nước;
a) State budget;
b) Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
b) Other lawful funding sources.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. The management and use of funds to ensure for anti-terrorism activities shall comply with the law.
Chương II
Chapter 2
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ
ORGANIZATION OF ANTI-TERRORISM OPERATION
Điều 12. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố
Article 12. The anti-terrorism steering committees
1. Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
1. The Government shall establish the National Anti-Terrorism Steering Committee. Members of the National Anti-Terrorism Steering Committee shall work on a part-time basis.
Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách.
The Ministry of Public Security shall act as the standing agency of the National Anti- Terrorism Steering Committee and is assisted by a full-time advisory agency.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. The provincial People’s Committees shall establish the provincial Anti-Terrorism Steering Committees. Members of provincial Anti-Terrorism Steering Committees shall work on a part-time basis.
Công an cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh và có đơn vị tham mưu, giúp việc.
The provincial Public Security Departments shall act as standing agencies of the provincial Anti-Terrorism Steering Committees and be assisted by advisory units.
3. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành.
3. Based on the assigned tasks and under direction of the Prime Minister, ministers and heads of ministerial-level agencies establish the Anti-Terrorism Steering Committees of their ministries or sectors.
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố
Article 13. The tasks and powers of Anti- Terrorism Steering Committees
1. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. The National Anti-terrorism Steering Committee shall have the following tasks and powers:
a) Tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống khủng bố trong phạm vi cả nước;
a) To advise the Government and the Prime Minister on organizing and directing anti- terrorism activities nationwide;
b) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, triển khai phối hợp liên ngành thực hiện công tác phòng, chống khủng bố, hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố;
b) To assist the Government and the Prime Minister in organizing and carrying out the inter-sector coordination in anti-terrorism mission and international cooperation on anti- terrorism;
c) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về công tác phòng, chống khủng bố.
c) To assist the Government, the Prime Minister in inspecting, urging and guiding anti-terrorism mission.
2. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
2. The provincial Anti-Terrorism Steering Committees shall have the following tasks and powers:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống khủng bố tại địa phương;
a) To advise the People’s Committees and chairpersons of People’s Committees at the same level on organizing and directing anti-terrorism activities in their localities;
b) Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức, triển khai phối hợp liên ngành thực hiện công tác phòng, chống khủng bố tại địa phương;
b) To assist the People’s Committees and chairpersons of People’s Committees at the same level in organizing and carrying out the inter-sector coordination in anti-terrorism activities in their localities;
c) Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về công tác phòng, chống khủng bố.
c) To assist the People’s Committees and chairpersons of People’s Committees at the same level in inspecting, urging and guiding anti-terrorism missions.
3. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực phụ trách và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan khác thực hiện phòng, chống khủng bố.
3. The Anti-terrorism Steering Committees of Ministries or sectors shall assist the Ministers or heads of ministerial-level agencies in organizing and directing anti-­terrorism activities in the fields under their charge and coordinating with other ministries, sectors, localities or agencies in anti-terrorism.
4. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp.
4. The Government shall specify the organization, tasks, powers and coordinative relations of anti-terrorism steering committees at all levels.
Điều 14. Lực lượng chống khủng bố
Article 14. Anti-terrorism forces
1. Lực lượng chống khủng bố gồm:
1. The anti-terrorism forces include:
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố;
a) Agencies and units under the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, which are assigned the anti-terrorism task;
b) Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.
b) Other forces mobilized to participate in anti-­terrorism.
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall specify the tasks and powers of agencies and units defined at Point a, Clause 1 of this Article.
Điều 15. Người chỉ huy chống khủng bố
Article 15. Anti-terrorism commanders
1. Người chỉ huy chống khủng bố là người được cấp có thẩm quyền quyết định.
1. Competent authorities shall decide anti-terrorism commanders.
2. Trường hợp chưa có người chỉ huy chống khủng bố do cấp có thẩm quyền quyết định thì người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi xảy ra khủng bố có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.
2. In case competent authorities have not yet decided anti-terrorism commanders, heads of state agencies, people’s armed units, People’s Committees of localities where terrorism occurs have the duty and power to apply the anti-terrorism measures defined in Clause 2, Article 16 of this Law.
3. Trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì người chỉ huy phương tiện đó có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố.
3. In case where terrorism occurs on an aircraft or ship that has departed from an airport or a seaport, the commander of such aircraft or ship shall be the anti-terrorism commander.
4. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.
4. The Government shall specify this Article.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố
Article 16. Tasks and powers of the anti-terrorism commanders
1. Người chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. The anti-terrorism commanders defined in Clause 1, Article 15 of this Law shall have the following tasks and powers:
a) Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định phương án, biện pháp chống khủng bố cần thiết;
a) To advise on, and propose to competent authorities to decide on necessary anti-­terrorism plans and measures;
b) Chỉ huy chống khủng bố theo quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền;
b) To act as anti-terrorism commander under decisions on plans and measures of competent authorities;
c) Trường hợp khẩn cấp nhưng chưa có quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền thì có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.
c) In urgent cases where competent authorities have not yet decided on plans or measures, they shall have duty and power to apply the measures specified in Clause 2, Article 30 of this Law, unless such measures affect political or diplomatic affairs, infringe upon the lives of others or destroy assets with special value.
2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm a, b, c, d, e, h, i và m khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.
2. Heads of state agencies, people’s armed units or People’s Committees specified in Clause 2, Article 15 of this Law shall have the duty and power to apply the urgent measures for anti-terrorism defined at Points a, b, c, d, e, h, i and m, Clause 2, Article 30 of this Law, unless such measures may affect political or diplomatic affairs, infringe upon the lives of others or destroy assets with special value.
3. Người có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hóa hành vi khủng bố theo quy định của pháp luật.
3. Persons responsible for anti-terrorism command specified in Clause 3, Article 15 of this Law shall have the duty and power to apply measures to prevent and invalidate terrorist acts in accordance with law.
4. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
4. Persons specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be responsible before law for their acts and decisions.
Điều 17. Trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện chống khủng bố
Article 17. Equipping and use of weapons, instruments and means for anti-terrorism
1. Lực lượng chống khủng bố được ưu tiên trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phòng, chống khủng bố.
1. The anti-terrorism forces are prioritized in equipping of weapons, support tools and technical and professional means for anti-terrorism.
2. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chống khủng bố được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Use of weapons, support tools and technical and professional means by anti- terrorism forces shall comply with this Law and other relevant laws.
Điều 18. Huy động lực lượng, phương tiện; trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố
Article 18. Mobilization of forces and means; compulsory asset purchase and requisition for anti-terrorism
1. Khi xảy ra khủng bố, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được huy động để chống khủng bố có trách nhiệm chấp hành.
1. When terrorism occurs, competent persons as prescribed by law may mobilize forces and means for anti- terrorism. Agencies, organizations and individuals are obliged to observe when they are mobilized for anti-terrorism.
2. Khi xảy ra khủng bố, việc trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
2. When terrorism occurs, the compulsory asset purchase and requisition for anti-terrorism shall comply with the law on compulsory purchase and requisition of property.
Chương III
Chapter 3
PHÒNG NGỪA KHỦNG BỐ
TERRORISM PREVENTION
Điều 19. Biện pháp phòng ngừa khủng bố
Article 19. Measures for terrorism prevention
Phòng ngừa khủng bố và tài trợ khủng bố được thực hiện bằng các biện pháp quy định tại các điều từ Điều 20 đến Điều 27 của Luật này và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Terrorism and terrorist financing are prevented with the measures specified in Articles from 20 thru 27 of this Law, and other measures in accordance with law.
Điều 20. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố
Article 20. Information, propagation and education on anti- terrorism
1. Cơ quan và người có thẩm quyền có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả phòng, chống khủng bố.
1. Competent agencies and persons shall provide information, propagation and education on anti- terrorism with the aim to raise the awareness of, the responsibility for, and the effectiveness of anti-terrorism.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố bao gồm:
2. Contents of information, propagation and education on anti-terrorism include:
a) Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố; thủ đoạn, phương thức hoạt động, tính chất nguy hiểm, tác hại của khủng bố;
a) Risk, development and situation of terrorism; tricks and modes of operation, dangers and harms of terrorism;
b) Biện pháp, kinh nghiệm, chính sách, pháp luật về phòng, chống khủng bố;
b) Measures, experiences, policies and law on anti-terrorism;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố;
c) Responsibilities of agencies, organizations and individuals in anti-terrorism;
d) Các nội dung cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu phòng, chống khủng bố.
d) Other necessary contents in serve of anti-terrorism requirements.
Điều 21. Quản lý hành chính về an ninh, trật tự
Article 21. Administrative control over security and order
1. Cơ quan và người có thẩm quyền quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hoạt động của tổ chức, cá nhân khủng bố và có biện pháp xử lý phù hợp.
1. Agencies and persons competent to administrative control over security and order shall, through their activities, proactively and promptly detect the causes, conditions, plots, modes, tricks and activities of terrorist organizations and individuals, and apply appropriate handling measures.
2. Các biện pháp phòng ngừa khủng bố thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm:
2. Measures to prevent terrorism through administrative control over security and order include:
a) Quản lý cư trú, tàng thư, căn cước công dân;
a) Managing residence, police records and identity documents of citizens;
b) Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ;
b) Managing weapons, explosives, support tools, flammables, poisons and radioactive substances;
c) Thực hiện công tác cảnh vệ, bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, công trình quốc phòng, khu quân sự, trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Conducting guard and protection of important works relating to national security, national defense works, military zones, offices of diplomatic missions, foreign consulates, and representative agencies of international organizations in the Vietnamese territory;
d) Tuần tra, kiểm soát, giám sát mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, cửa khẩu, khu vực biên giới và nơi tập trung đông người, nơi công cộng khác;
d) Patrolling, controlling and supervising major objectives in security and order, airports, seaports, railway stations, bus terminals, border gates, border areas, crowded places and other public places;
đ) Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
dd/ Conducting the entry, exit and transit management;
e) Các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.
e/ Other measures for administrative control over security and order as provided by law.
Điều 22. Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải
Article 22. Control of transport activities
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, hàng không có trách nhiệm chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Agencies and persons competent to control of road, railway, waterway, seaway and air transport shall proactively detect, prevent and handle timely acts of misusing these activities for terrorism.
Điều 23. Kiểm soát giao dịch tiền, tài sản
Article 23. Control over money and asset transactions
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao dịch tiền, tài sản có trách nhiệm theo dõi, giám sát, ngăn chặn các giao dịch tiền, tài sản có dấu hiệu liên quan đến khủng bố; giám sát các giao dịch tiền, tài sản có mức giá trị phải báo cáo theo quy định của pháp luật nhằm kịp thời phát hiện giao dịch có dấu hiệu liên quan đến khủng bố.
Agencies and persons competent to control over money and asset transactions shall monitor, supervise and prevent money and asset transactions with signs involving terrorism; and supervise money and asset transactions at the value level required for report in accordance with law aiming to detect timely transactions with signs involving terrorism.
Điều 24. Kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
Article 24. Control of vehicles and goods upon import, export, or transit
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Agencies and persons competent to control vehicles and goods upon import, export, or transit shall strictly control such vehicles and goods aiming to detect, prevent and handle timely acts of misusing these activities for terrorism.
Điều 25. Kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác
Article 25. Control of publication, press, post, telecommunications activities and other forms of communication
Cơ quan và người có thẩm quyền trong hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác có trách nhiệm kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Agencies and persons competent in publication, press, post, telecommunications activities and other forms of communication shall control, detect, prevent and handle timely acts of misusing these activities for terrorism.
Điều 26. Kiểm soát các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh
Article 26. Control of activities regarding assurance of food hygiene and safety and medicines for disease prevention and treatment
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh phẩm có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Agencies and persons competent to control of food and foodstuff hygiene and safety, livestock feeds, fertilizers, medicines for disease prevention and treatment, veterinary drugs, plant protection drugs and swabs shall detect, prevent and handle timely acts of misusing these activities for terrorism.
Điều 27. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố
Article 27. Elaboration and implementation of anti-terrorism plans
1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi được phân công có trách nhiệm xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố.
1. The Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, concerned ministries and sectors, and People’s Committees at all levels shall, within their assigned scope, formulate, train, drill in, and organize implementation of anti-terrorism plans.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định trong phương án phòng, chống khủng bố đã được phê duyệt có trách nhiệm chấp hành.
2. Agencies, organizations and units already defined in the approved anti-terrorism plans are responsible for execution.
Chương IV
Chapter 4
CHỐNG KHỦNG BỐ
ANTI-TERRORISM
Điều 28. Phát hiện khủng bố
Article 28. Terrorism detection
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động của mình chủ động phát hiện khủng bố.
1. Agencies, organizations and individuals shall, through their activities, take initiative in terrorism detection.
2. Lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này có trách nhiệm triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để phát hiện khủng bố; hướng dẫn, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận biết về khủng bố và cách thức phát hiện, báo tin, tố giác về khủng bố.
2. The anti-terrorism forces defined at Point a, Clause 1, Article 14 of this Law, shall carry out professional and technical measures to detect terrorism; guide and assist agencies, organizations and individuals in identifying terrorism and methods of terrorism detection, report and denouncement.
Điều 29. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về khủng bố
Article 29. Receipt and handling of the terrorism reports and denunciations
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này hoặc cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo, tố giác về khủng bố.
1. Agencies, organizations and individuals, upon detecting terrorist signs or acts, must timely report them to the anti-terrorism forces defined at Point a, Clause 1, Article 14 of this Law or the nearest Public Security agencies, army agencies or People’s Committees. The Public Security agencies, army agencies and People’s Committees shall fully receive the terrorism reports and denunciations.
2. Cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân ngay sau khi tiếp nhận được tin báo, tố giác về khủng bố theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc qua hoạt động của mình mà phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này, giữ bí mật thông tin của người báo tin; trường hợp phát hiện khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra thì được áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.
2. The Public Security agencies, army agencies and People’s Committees, as soon as receiving terrorism reports and denunciations as prescribed in Clause 1 of this Article or detecting, through their activities terrorist signs or acts, must timely report them to the anti-terrorism forces defined at Point a, Clause 1, Article 14 of this Law, keep secrets of providers’ information; in case of detecting that terrorism has happened, is happening or having grounds to assume that it will happen, they may immediately apply the urgent anti-terrorism measures as prescribed in Clause 2, Article 16 of this Law.
3. Lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này tiếp nhận được tin báo, tố giác về khủng bố phải kịp thời xử lý thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền và Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố có thẩm quyền; trường hợp phát hiện khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra thì được áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.
3. The anti-terrorism forces specified at Point a Clause 1 Article 14 of this Law, upon receiving the terrorism reports and denunciations, must timely process information and report them to competent authorities and competent Anti-Terrorism Steering Committees; in case of detecting that terrorism has happened, is happening or having grounds to assume that it will happen, they may apply the urgent anti-terrorism measures as prescribed in Clause 2, Article 16 of this Law.
4. Khi khủng bố xảy ra, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố phải báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp trên; đơn vị chống khủng bố phải báo cáo đơn vị chống khủng bố cấp trên trực tiếp.
4. When terrorism happens, the Anti- Terrorism Steering Committee must report it to the superior Anti-Terrorism Steering Committee; and anti-terrorism units must report it to the anti-terrorism units at their directly higher level.
Điều 30. Biện pháp chống khủng bố
Article 30. Anti-terrorism measures
1. Chống khủng bố được thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
1. Anti- terrorism is carried out with measures as prescribed in this Law and the law on protecting national security and keeping social order and safety.
2. Biện pháp khẩn cấp chống khủng bố là biện pháp được thực hiện ngay khi khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra nhằm kịp thời ngăn chặn khủng bố, loại trừ, hạn chế tác hại của khủng bố. Biện pháp khẩn cấp chống khủng bố bao gồm:
2. Urgent anti-terrorism measures are those applied as soon as terrorism has happened or is happening or when there are grounds to assume that terrorism will happen, so as to timely prevent terrorism, and eliminate or limit harms caused by terrorism. Urgent anti-terrorism measures include:
a) Bao vây, phong tỏa khu vực xảy ra khủng bố;
a) Encircling and blockading the zone happening terrorism;
b) Giải cứu con tin, cấp cứu nạn nhân, cách ly người, di chuyển phương tiện, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm của khủng bố;
b) Rescuing hostages, giving first aid to victims, isolating people, removing vehicles and assets out of the dangerous terrorist zone;
c) Thương thuyết với đối tượng khủng bố;
c) Negotiating with terrorists;
d) Bao vây, truy tìm, khống chế, bắt giữ đối tượng khủng bố; vô hiệu hóa vũ khí, công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện khủng bố;
d) Encircling, tracing, controlling and arresting terrorists; invalidating weapons, instruments and means used for terrorism;
đ) Tấn công, tiêu diệt đối tượng khủng bố, phá hủy vũ khí, công cụ, phương tiện đang được sử dụng để khủng bố;
dd) Attacking and annihilating terrorists, destroying weapons, instruments and means used for terrorism;
e) Tạm dừng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, truyền thông bị lợi dụng để khủng bố;
e) Temporarily stopping means of transport and means of information and communications which are misused for terrorism;
g) Phá, dỡ nhà, công trình xây dựng, di dời chướng ngại vật gây cản trở hoạt động chống khủng bố; đặt chướng ngại vật để cản trở hoạt động khủng bố;
g) Dismantling houses and construction works, removing obstacles for anti-terrorism activities; placing obstacles to obstruct terrorist activities;
h) Bảo vệ, di chuyển, che giấu, ngụy trang công trình, mục tiêu là đối tượng tấn công của khủng bố;
h) Protecting, moving, hiding and camouflaging the works and targets subject to terrorists’ attack;
i) Huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố;
i) Mobilizing forces and means for anti-terrorism;
k) Kiểm tra, phong tỏa tài khoản, nguồn tài chính; ngừng các giao dịch tiền, tài sản; tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố;
k) Checking and blockading accounts or financial sources; stopping transactions in money and assets; temporarily seizing money and assets involving terrorism;
l) Bóc mở, kiểm tra, thu giữ thư, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, gói, kiện hàng hóa liên quan đến khủng bố;
l) Opening, checking and seizing mails, telegraphs, postal matters, postal parcels and goods packages or bales involving terrorism;
m) Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến khủng bố.
m) Collecting documents and evidence involving terrorism.
3. Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại khoản 2 Điều này.
3. The Government shall specify the competence, conditions, order of and procedures for application of the urgent anti-terrorism measures specified in Clause 2 of this Article.
Điều 31. Chống khủng bố tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này
Article 31. Anti-terrorism at offices of foreign diplomatic missions and consulates, and representative offices of international organizations, and residences of members of these agencies
1. Khi có căn cứ cho rằng khủng bố đã, đang hoặc sẽ xảy ra tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này trên lãnh thổ Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người biết vụ việc phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này hoặc cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nhận được tin báo, tố giác về khủng bố có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
1. When there are grounds to assume that terrorism has happened or will happen at offices of foreign diplomatic missions or consulates, representative offices of international organizations and residences of members of these agencies in the Vietnamese territory, the relevant agencies, organizations and individuals or persons who know this incident must timely report it to the anti-terrorism forces specified at Point a Clause 1 Article 14 of this Law or the nearest Public Security agencies, army agencies or People’s Committees. The Public Security agencies, army agencies or People’s Committees that receive terrorism reports or denunciations shall receive and process them as prescribed in Article 29 of this Law.
2. Khi chống khủng bố trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. When conducting anti-terrorism in the offices of foreign diplomatic missions or consulates, representative offices of international organizations as well as residences of members of these agencies, Vietnamese agencies, organizations and individuals must comply with this Law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Điều 32. Chống khủng bố đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài
Article 32. Anti-terrorism in respect to the overseas Vietnamese agencies, organizations and citizens
Khi có căn cứ cho rằng khủng bố đã, đang hoặc sẽ xảy ra đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài thì người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền, phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật nước sở tại và kịp thời báo cáo Bộ Ngoại giao, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia.
When there are grounds to assume that terrorism has happened or will happen against the overseas Vietnamese agencies, organizations or citizens, heads of overseas representative missions of the Socialist Republic of Vietnam must immediately apply necessary measures under their competence and in accordance with international law and laws of the host countries and timely report them to the Ministry of Foreign Affairs and the National Anti-Terrorism Steering Committee.
Chương V
Chapter 5
CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ
COMBAT AGAINST TERRORIST FINANCING
Điều 33. Phát hiện tài trợ khủng bố, tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tài trợ khủng bố
Article 33. Detection of terrorist financing, receipt and handling of reports and denunciations on terrorist financing
1. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan và các tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện dấu hiệu, hành vi tài trợ khủng bố phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này.
1. The State Bank, financial institutions, relevant organizations and individuals trading in non-financial lines and other organizations and individuals, upon detecting signs or acts of terrorist financing, must timely report them to the anti-terrorism forces defined at Point a Clause 1 Article 14 of this Law.
2. Lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo, tố giác về tài trợ khủng bố, nhanh chóng xử lý thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền và Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố có thẩm quyền; trong trường hợp phát hiện tài trợ khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra thì được áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm e, i, k, l và m khoản 2 Điều 30 của Luật này.
2. The anti-terrorism forces defined at Point a Clause 1 Article 14 of this Law shall fully receive reports and denunciations on terrorist financing, fast process the information and report them to competent authorities and competent Anti-Terrorism Steering Committees; in case of detecting that terrorist financing has happened or having grounds to assume that terrorist financing will happen, they may immediately apply the urgent anti-terrorism measures specified at Points e, i, k, l and m Clause 2 Article 30 of this Law.
Điều 34. Nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng và áp dụng biện pháp tạm thời
Article 34. Identification of, update of customers’ information and application of temporary measures
Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng; khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc khách hàng nằm trong Danh sách đen thì báo cáo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải áp dụng các biện pháp tạm thời theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Financial organizations, organizations and individuals trading in non-financial lines are obliged to apply measures to identify and update customers’ information; upon having doubts that customers or their transactions involve terrorist financing or customers are in the black list, they report such to the anti-terrorism force of the Ministry of Public Security and functional unit of the State Bank of Vietnam, and must apply temporary measures in accordance with law on prevention and combat of money laundering.
Điều 35. Kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới
Article 35. Control of transporting cash, precious metals, gems and negotiable instruments across boundaries
Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới Việt Nam theo quy định tại Điều 24 của Luật này và Điều 24 của Luật phòng,chống rửa tiền có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng các hoạt động này để tài trợ khủng bố.
Organizations and individuals competent to control of transporting cash, precious metals, gems and negotiable instruments across Vietnamese boundaries as prescribed in Article 24 of this Law and Article 24 of the Law on prevention and combat of money laundering shall timely detect, prevent and handle acts of misusing these activities to finance terrorists.
Chương VI
Chapter 6
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ
INTERNATIONAL COOPERATION ON ANTI-TERRORISM
Điều 36. Nguyên tắc hợp tác quốc tế
Article 36. Principles of International cooperation
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
The Socialist Republic of Vietnam State implements international cooperation in the anti-terrorism field on the basis of compliance with Vietnamese law and treaties on anti-terrorism to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party; respects the principal principles of international law; ensures independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Fatherland; protects the interests of the State, and the rights and legitimate interests of organizations and individuals.
Điều 37. Nội dung, trách nhiệm hợp tác quốc tế
Article 37. International cooperation contents and responsibilities
1. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
1. International cooperation contents include:
a) Trao đổi thông tin về phòng, chống khủng bố;
a) Exchange of anti- terrorism information;
b) Huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố;
b) Coaching and drill of anti-terrorism;
c) Nâng cao năng lực pháp luật; đào tạo, huấn luyện kiến thức, kỹ năng về phòng, chống khủng bố;
c) Raising legal capacity; training knowledge and skills in anti-terrorism;
d) Tăng cường điều kiện vật chất về phòng, chống khủng bố;
d) Enhancement of material conditions for anti-terrorism;
đ) Giải quyết vụ khủng bố;
dd) Settlement of terrorist cases;
e) Thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
e) Conducting other international cooperation contents in accordance with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ đàm phán, đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống khủng bố; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.
2. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors in, assisting the Government in negotiating and proposing the conclusion of or accession to treaties involving anti-terrorism; assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors in, international cooperation on anti-terrorism.
Điều 38. Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố
Article 38. International cooperation on terrorist settlement
Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố được thực hiện trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế để giải quyết vụ khủng bố trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này, phù hợp với nhu cầu và khả năng thực tế của mình.
International cooperation on terrorist settlement is implemented in principles specified in Article 4 and Article 36 of this Law and the treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party. In case the Socialist Republic of Vietnam and relevant countries do not accede to the same multilateral treaty or have not yet concluded any bilateral treaty, competent Vietnamese agencies may implement international cooperation for terrorist settlement in the principles specified in Article 4 and Article 36 of this Law, in conformity with their demands and practical capability.
Chương VII
Chapter 7
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ
RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES IN ANTI-TERRORISM
Điều 39. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố
Article 39. State management agencies of anti-terrorism
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố.
1. The Government shall perform the unified state management of anti-terrorism.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố.
2. The Ministry of Public Security takes responsibility before the Government for assuming the prime responsibility for, and coordinating with the Ministry of National Defense and relevant ministries and sectors in, performing the state management of anti-terrorism.
3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố tại địa phương.
3. The People’s Committees at all levels shall, within their tasks and powers, perform the state management of anti-terrorism in their localities.
Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Công an
Article 40. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. Trong quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:
1. In the state management of anti-terrorism, the Ministry of Public Security has the following responsibilities:
a) Đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố;
a) To propose to the Government about elaboration and improvement of the anti-terrorism law;
b) Chủ trì, phối hợp xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp phòng, chống khủng bố;
b) To assume the prime responsibility for, and coordinate in, elaborating and submitting to competent agencies for promulgation, or promulgate under its competence legal documents, strategies, programs, plans, schemes and measures for anti-terrorism;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp về phòng, chống khủng bố;
c) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors, and guide the provincial People’s Committees, in organizing implementation of legal documents, strategies, programs, plans, schemes and measures for anti-terrorism;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố;
d) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of National Defense and relevant ministries and organizations in, promulgating and organizing implementation of regulations on training and retraining officers in charge of anti-terrorism affairs;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết về công tác phòng, chống khủng bố; kiến nghị, đề xuất giải pháp liên quan đến phòng, chống khủng bố;
dd) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies and organizations in, implementing the regime of report and final review about anti-terrorism affairs; to provide opinions and proposals on anti-terrorism solutions;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống khủng bố;
e) To inspect, examine and settle complaints and denunciations in anti-terrorism;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.
g) To perform international cooperation on anti-terrorism as provided in Clause 2, Article 37 of this Law.
2. Trong tổ chức, thực hiện phòng, chống khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:
2. In organizing and implementing anti-terrorism affairs, the Ministry of Public Security has the following responsibilities:
a) Phân công, bảo đảm trang bị cho lực lượng chống khủng bố trong Công an nhân dân;
a) To assign and supply equipment for anti-terrorism forces of the People’s Public Security;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống khủng bố trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại các chương III, IV và V của Luật này; phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý;
b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, sectors, agencies and organizations in, directing and organizing anti-terrorism affairs nationwide as prescribed in Chapters 3, 4 and 5 of this Law; to coordinate with the Ministry of National Defense in directing and organizing implementation of anti-terrorism at targets and in localities under its management;
c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các chương III, IV và V của Luật này; phát hiện, điều tra, xử lý tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật;
c) To direct agencies and units under its competence to perform tasks and powers as prescribed in Chapters 3, 4 and 5 of this Law; to detect, investigate and handle terrorist or terrorist-financing organizations and individuals in accordance with law;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
d) To perform other tasks in accordance with this Law and other relevant laws.
Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
Article 41. Responsibilities of the Ministry of National Defense
1. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm c, d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 40 của Luật này.
1. To coordinate with the Ministry of Public Security in implementing tasks specified at Points c, d Clause 1 and Point b Clause 2, Article 40 of this Law.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý.
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security, relevant agencies and organizations in conducting anti- terrorism at targets and in localities under its management
3. Phân công, bảo đảm trang bị và chỉ đạo hoạt động của lực lượng chống khủng bố thuộc Bộ Quốc phòng.
3. To assign, supply equipment for, and direct the operation of, anti-terrorism forces of the Ministry of National Defense.
4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân trong xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống khủng bố.
4. To direct agencies and units under its competence to coordinate with People’s Public Security agencies and units in elaboration, coaching, drill in and organization of implementation of anti-terrorism plans.
5. Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân, Hải quan và các cơ quan, đơn vị khác thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố thông qua hoạt động kiểm soát người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng phụ trách.
5. To direct the border guard to coordinate with People’s Public Security agencies and units, customs offices and other agencies and units in applying anti-terrorism measures through the control of people on exit, entry and transit at the border gates under charge of the border guard.
6. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố theo thẩm quyền.
6. To coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Foreign Affairs in international cooperation on anti-terrorism under its competence.
Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
Article 42. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. To organize, within its tasks and powers, anti-terrorism activities in accordance with this Law and other relevant laws.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
2. To direct agencies and units under its management to be ready to participate in anti-terrorism according to mobilization decisions issued by competent persons.
3. Chỉ đạo người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan chức năng nước sở tại thực hiện phòng, chống khủng bố.
3. To direct the heads of overseas representative missions of the Socialist Republic of Vietnam to coordinate with functional authorities of the host countries in anti-terrorism.
4. Phối hợp với Bộ Công an xây dựng và tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án phòng, chống khủng bố.
4. To coordinate with the Ministry of Public Security in elaborating and coaching, organizing drills of anti-terrorism schemes.
5. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các địa phương có trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam xây dựng phương án bảo vệ, phương án xử lý các tình huống khi có khủng bố xảy ra.
5. To coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense and localities, where the offices of foreign diplomatic missions and consultants and representative offices of international organizations in Vietnam are located, in elaborating security schemes and plans to respond to circumstances upon happening terrorism.
6. Phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ an toàn các đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Phối hợp với các cơ quan và địa phương liên quan quản lý, hướng dẫn hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài khi có hoạt động khủng bố xảy ra.
6. To coordinate with functional agencies in safely protecting for foreign delegations on working visits to Vietnam. To coordinate with relevant agencies and localities in managing and guiding press activities of foreign reporters when terrorism happens.
7. Phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự tại Việt Nam của nước có nguy cơ bị khủng bố cao để trao đổi thông tin, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xây dựng, huấn luyện, diễn tập các tình huống phòng, chống khủng bố.
7. To coordinate with Vietnam-based diplomatic missions and consulates of countries where exist high risks of terrorism in exchanging information on, and suggesting measures to prevent, elaborate, coach, hold drills of anti-terrorism circumstances.
8. Phối hợp với Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan khác trong hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố, tham gia đàm phán, ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống khủng bố.
8. To coordinate with the Ministry of Public Security, relevant ministries and sectors in, international cooperation on anti-terrorism, joining in negotiation, concluding, acceding to, and implementing treaties and international agreements on anti-terrorism.
Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
Article 43. Responsibilities of the Ministry of Transport
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. To organize within its tasks and powers anti-terrorism activities in accordance with this Law and other relevant laws.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
2. To direct agencies and units under its management to be ready to participate in anti-terrorism according to mobilization decisions of competent persons.
3. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân địa phương xây dựng, huấn luyện, diễn tập, tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống cướp tàu bay, tàu biển, bắt cóc con tin, gây nổ trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa và các phương tiện giao thông công cộng khác, bảo vệ an toàn các sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe.
3. To coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, relevant ministries and sectors and local People’s Committees in elaborating, coaching, organizing the training and drills in, the implementation of, plans to prevent and combat aircraft or ship hijacks, hostage kidnappings, explosions on aircraft, ships, trains and other public traffic means, safely protecting airports, ports, railway stations and car terminals.
4. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân địa phương bảo vệ an ninh, trật tự tại các khu vực sân bay, nhà ga, bến tàu, bến xe, cảng biển, cầu, hầm đường bộ quan trọng; kiểm soát người điều khiển, hành khách và phương tiện giao thông vận tải để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động khủng bố.
4. To coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense and local People’s Committees in protecting security and order at important airports, railway stations, wharves, bus terminals, seaports, bridges and road tunnels; to control operators of means of transport, passengers and means of transport themselves so as to detect, stop and handle terrorist activities.
Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Article 44. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. To organize within its tasks and powers anti-terrorism activities in accordance with this Law and other relevant laws.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
2. To direct agencies and units under its management to be readily participate in terrorism prevention and combat under mobilization decisions of competent persons.
3. Chỉ đạo cơ quan Hải quan phối hợp với các đơn vị Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng và các cơ quan khác có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố trong hoạt động kiểm soát hàng hóa, phương tiện nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
3. To direct customs offices to coordinate with People’s Public Security and border-guard units, as well as other relevant agencies in, applying anti-terrorism measures in control of goods and means imported, exported and transited.
Điều 45. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Article 45. Responsibilities of the State Bank of Vietnam
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. To organize within its tasks and powers anti-terrorism activities in accordance with this Law and other relevant laws.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
2. To direct agencies and units under its management to be ready to participate in anti-terrorism according to mobilization decisions of competent persons.
3. Tiếp nhận thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố từ tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính; khi có cơ sở để nghi ngờ giao dịch liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an và phối hợp xác minh làm rõ.
3. To receive information and reports on doubtful transactions involving terrorism or terrorist financing from financial institutions and organizations or individuals trading in non-financial lines; upon having grounds to doubt that transactions involve terrorism or terrorist financing, to timely report them to the anti-terrorism forces of the Ministry of Public Security and coordinate in the verification thereof.
4. Phối hợp với Bộ Công an trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.
4. To coordinate with the Ministry of Public Security in international cooperation on anti-terrorism.
Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
Article 46. Responsibilities of the Ministry of Information and Communications
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. To organize within its tasks and powers anti-terrorism activities in accordance with this Law and other relevant laws.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
2. To direct agencies and units under its management to be ready to participate in anti-terrorism according to mobilization decisions issued by competent persons.
3. Chỉ đạo cơ quan, doanh nghiệp xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin thực hiện các hoạt động sau đây:
3. To direct publishing, press, post, telecommunications, information technology agencies and enterprises to conduct the following activities:
a) Tổ chức bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho hoạt động phòng, chống khủng bố;
a) To organize assurance of information safety and security for anti-terrorism activities;
b) Phối hợp với các đơn vị Công an, Quân đội xây dựng và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố tại các cơ sở xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và mạng liên lạc; kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin để phát hiện, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố, tài trợ khủng bố;
b) To coordinate with public security and army units in elaborating and applying measures for anti-terrorism at publishing, press, post, telecommunications, information technology establishments and communications networks; control publishing, press, postal, telecommunications and information technology activities so as to detect and handle acts of misusing those activities for terrorism or terrorist financing;
c) Quản lý việc đưa tin về khủng bố trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng, chống khủng bố cho cán bộ, nhân dân; đấu tranh với các hoạt động thông tin, truyền thông của tổ chức, cá nhân khủng bố.
c) To manage provision of terrorism reports in the mass media; to propagate, educate, raise awareness of anti-terrorism for officers and people; to combat against information and communication activities of terrorist organizations and individuals.
Điều 47. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong phòng, chống khủng bố
Article 47. Responsibilities of relevant ministries and sectors in anti-terrorism
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. To organize within their tasks and powers anti-terrorism activities in accordance with this Law and other relevant laws.
2. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. To coordinate with the Ministry of Public Security in performing the state management of anti-terrorism within their tasks and powers.
3. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
3. To direct agencies and units under their management to be ready to participate in anti-terrorism according to mobilization decisions issued by competent persons.
Điều 48. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
Article 48. Responsibilities of People’s Procuracies and People’s Courts
Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kịp thời xử lý hành vi phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong phòng, chống khủng bố theo quy định của pháp luật.
The People’s Procuracies and People’s Courts shall, within their tasks and powers, timely handle criminal acts of terrorism and terrorist financing; and coordinate with relevant agencies and organizations in anti-terrorism in accordance with law.
Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Article 49. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố tại địa phương; tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. To perform within their tasks and powers the state management of anti-terrorism in localities; to organize anti-terrorism activities in accordance with this Law and other relevant laws.
2. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia phòng, chống khủng bố.
2. To coordinate with Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations of the same level in building up the movement of all people protecting the security of the fatherland and participating in anti-terrorism operation.
3. Chỉ đạo lực lượng vũ trang nhân dân và các ngành chức năng của địa phương xây dựng, triển khai thực hiện công tác phòng, chống khủng bố tại địa phương.
3. To direct local people’s armed forces and functional agencies to elaborate, carry out anti- terrorism activities in localities.
4. Trình cấp có thẩm quyền quyết định ngân sách phục vụ công tác phòng, chống khủng bố; tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách phục vụ công tác phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. To submit to competent authorities for decision on budget in serve of anti-terrorism affairs; to organize management and use of budget in serve of anti-terrorism in accordance with the Law on State Budget.
Chương VIII
Chapter 8
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Điều 50. Hiệu lực thi hành
Article 50. Effect
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2013.
This Law takes effect on October 01, 2013.
Điều 51. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Article 51. Detailing and guiding implementation
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
The Government shall detail and guide implementation of articles and clauses in this Law as assigned.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2013.
This Law was passed on June 12, 2013, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 5th session.-
 
  CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY



Nguyễn Sinh Hùng
Nguyen Sinh Hung
 
 
THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 01/10/2013

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Luật phòng, chống khủng bố năm 2013

Số hiệu 28/2013/QH13 Ngày ban hành 12/06/2013
Ngày có hiệu lực 01/10/2013 Ngày hết hiệu lực
Nơi ban hành Quốc hội Tình trạng Đang có hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Luật phòng, chống khủng bố năm 2013 quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố.
Mục lục

Mục lục

Close