Văn bản "Quyết định 151/2005/QĐ-BTMd bổ sung Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của VN - mẫu D để hưởng các ưu đãi " đã HẾT HIỆU LỰC từ ngày 05/11.2009

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 151/2005/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 27 tháng 1 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 0151/2005/QĐ-BTM NGÀY 27 THÁNG 01 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM- MẪU D ĐỂ HƯỞNG CÁC ƯU ĐÃI THEO "HIỆP ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG (CEPT) ĐỂ THÀNH LẬP KHU MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA)"

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Sửa đổi Điều 13, Mục E tại Phụ lục 2 của Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)".

Bổ sung Quy tắc 4 Phụ lục 1 Quy chế xuất xứ dùng cho Hiệp định CEPT ban hành kèm theo Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của Việt Nam - mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)".

Bổ sung Phụ lục 8 của Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về ban hành quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)" về Quy tắc xuất xứ áp dụng đối với mặt hàng bột mỳ.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thi hành và hướng dẫn thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Thế Ruệ

(Đã ký)

 

Sửa đổi Điều 13, Mục E của Phụ lục 2 như sau:

(a) C/O mẫu D phải xuất trình cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu là thành viên trong thời hạn sáu (6) tháng kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu là Thành viên ký;

(b) Trong trường hợp C/O Mẫu D nộp cho cơ quan hữu quan của Chính phủ nước nhập khẩu là Thành viên sau khi hết thời hạn quy định phải nộp thì C/O Mẫu D đó vẫn được chấp thuận nếu việc không tuân thủ thời hạn là do bất khả kháng hoặc có những lý do xác đáng khác ngoài phạm vi kiểm soát của nhà xuất khẩu; và

(c) Trong mọi trường hợp, cơ quan hữu quan nước nhập khẩu là Thành viên có thể chấp nhận C/O Mẫu D đó với điều kiện là hàng hoá đó đã được nhập khẩu trước khi hết thời hạn của C/O Mẫu D nêu trên.

Bổ sung Quy tắc 4 của Phụ lục 1 như sau:

PHỤ LỤC 1

QUY CHẾ

XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 0151/2005/QĐ-BTM ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng bộ Thương mại)

QUY TẮC 4: QUY TẮC XUẤT XỨ CỘNG GỘP

(a) Các sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ qui định tại Quy tắc 1 và được sử dụng tại một Nước thành viên như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được hưởng ưu đãi tại các Nước Thành viên khác sẽ được coi là các sản phẩm có xuất xứ tại Nước Thành viên là nơi tổ chức gia công chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng ASEAN của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%.

(b) Đối với nguyên phụ liệu, phụ tùng hoặc sản phẩm của nước sản xuất cuối cùng có hàm lượng nội địa/ASEAN dưới 40% nhưng trên hoặc bằng 20% sẽ được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Mẫu D để tính trực tiếp vào sản phẩm có xuất xứ cộng gộp với các điều kiện sau:

(i) Công thức tính giống như tính hàm lượng nội địa/ASEAN.

(ii) Không được hưởng thuế suất ưu đãi CEPT

(iii) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ phải đóng dấu "FOR CUMULATION PURPOSES ONLY" lên trên C/O này.

(iv) Các quy định liên quan nêu tại Phụ lục 2 (trong đó có Điều 17) của Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của Việt Nam mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)" sẽ được áp dụng đối với các C/O Mẫu D này.

Bổ sung Phụ lục 8 như sau:

PHỤ LỤC 8

QUY TẮC XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG BỘT MỲ TIÊU CHÍ CHUYỂN ĐỔI CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 0151/2005/QĐ-BTM ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng bộ Thương mại)

A. Quy định chung

Quy tắc 1: Nước xuất xứ là nơi quy trình chuyển đổi cơ bản cuối cùng được thực hiện để tạo nên một sản phẩm mới. Nguyên phụ liệu trải qua quá trình chuyển đối cơ bản tại một nước được coi là sản phẩm của nước đó.

Quy tắc 2: Bột mỳ được coi là trải qua quy trình chuyển đổi cơ bản khi được sản xuất hoặc chế biến để tạo ra một sản phẩm thương mại mới.

Quy tắc 3: Một sản phẩm thương mại mới khi trải qua quá trình sản xuất hoặc gia công nếu có sự thay đổi sau:

(i) Đặc tính hay kiểu dáng thương mại

(ii) Đặc điểm cơ bản

(iii) Mục đích sử dụng

Quy tắc 4: Khi quyết định hàng hoá đã trải qua quy trình chuyển đổi cơ bản hay chưa thì những tiêu chí sau sẽ được xem xét:

4.1. Thay đổi vật chất đối với nguyên vật liệu sau quá trình sản xuất hoặc chế biến;

4.2. Thời gian diễn ra quá trình sản xuất hoặc gia công tại nước thực hiện;

4.3. Tính phức tạp của quá trình sản xuất hoặc gia công tại nước thực hiện;

4.4. Trình độ hay cấp bậc tay nghề và/hoặc công nghệ đòi hỏi thực hiện quá trình sản xuất hoặc gia công.

B. Quy tắc đặc thù áp dụng đối với mặt hàng bột mỳ

Quy tắc 5: Bột mỳ được coi là sản phẩm có xuất xứ ASEAN khi trải qua quá trình xay, nghiền công nghiệp từ hạt lúa mỳ tại một nước ASEAN trước khi xuất khẩu sang một nước ASEAN khác.

Mã số (HS)

Mô tả hàng hoá

Quy tắc Chuyển đổi

Ghi chú

1101

Bột mỳ

Thay đổi Chương

Xay từ hạt lúa mỳ

Chứng nhận xuất xứ

Thủ tục cấp C/O Mẫu D dùng cho quy chế xuất xứ CEPT/AFTA quy định tại Phụ lục 2 của Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Giấy chứng nhận xuất xứ

Quy tắc 6: Giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu làm thành viên ASEAN cấp phải xác thực và có xuất xứ ASEAN đối với mặt hàng bột mỳ.

Quy tắc 7: Giấy chứng nhận xuất xứ phải được xuất trình tại cơ quan hải quan của nước nhập khẩu cùng với các chứng từ liên quan khác.

Quy tắc 8: Khi có tranh chấp về tính xác thực về xuất xứ ASEAN thì tranh chấp này sẽ được giải quyết theo Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN (DSM). Trong trường hợp này, cơ quan hải quan sẽ thông quan hàng hoá có nghi ngờ tính trung thực sau khi nhà nhập khẩu cung cấp cho cơ quan hải quan thư xác nhận của nước xuất khẩu.

THEGIOILUAT.VN
Hết hiệu lực
Hết HL: 05/11/2009

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Quyết định 151/2005/QĐ-BTMd bổ sung Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của VN - mẫu D để hưởng các ưu đãi

Số hiệu 151/2005/QĐ-BTM Ngày ban hành 27/01/2005
Ngày có hiệu lực 01/03/2005 Ngày hết hiệu lực 05/11/2009
Nơi ban hành Bộ Công thương Tình trạng Hết hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Quyết định 151/2005/QĐ-BTMd bổ sung Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của VN - mẫu D để hưởng các ưu đãi
Mục lục

Mục lục

Close