Văn bản "Sắc lệnh số 17 về việc sát nhập các cơ quan vào tài sản của Bình dân ngân quỹ tổng cục vào Nha nông nghiệp tín dụng và Nha kinh tế tín dụng do Chủ tịch Chính phủ ban hành" đã HẾT HIỆU LỰC từ ngày 18/02.1947 và được thay thế bởi Sắc lệnh số 14/SL về việc thiết lập nha "Tín dụng sản xuất" do Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành, có hiệu lực từ 18/02/1947

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 17 NGÀY 31 THÁNG 1 NĂM 1946

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu theo Quyết nghị ngày 14 tháng 11 năm 1945 của Hội đồng Chính phủ lập ra Bộ Canh nông;

Chiểu theo Sắc lệnh số 69 ngày 1 tháng 12 năm 1945 định rõ các cơ quan thuộc quyền Bộ Canh nông;

Chiểu theo Sắc lệnh số 79 ngày 31 tháng 12 năm 1945 chia Bình dân ngân quỹ ra hai cơ quan: Nông nghiệp tín dụng thuộc Bộ Canh nông và Kinh tế tín dụng thuộc Bộ Quốc dân kinh tế;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Canh nông, Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế và Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,

RA SẮC LỆNH:

Điều thứ nhất: Nay bãi bỏ Bình dân ngân quỹ tổng cục.

Điều thứ hai: Các cơ quan và tài sản của bình dân ngân quỹ tổng cục sẽ sát nhập vào nhà Nông nghiệp Tín dụng và nhà Kinh tế Tín dụng, theo cách tổ chức hiện thời và theo sự phân chia ấn định trong sắc lệnh số 79 ngày 31 tháng 12 năm 1945.

Điều thứ ba: Ngân sách của Bình dân ngân quỹ tổng cục và mục đề ngoài ngân sách ty ấy nay giao cho:

Cơ quan Nông nghiệp Tín dụng về các quỹ:

1- Nông phổ ngân quỹ;

2- Khai khẩn ngân quỹ;

3- Ngư nghiệp ngân quỹ;

4- Tiểu công nghệ nông nghiệp ngân quỹ.

và cơ quan Kinh tế Tín dụng về phần các quỹ:

1- Tiểu công nghệ ngân quỹ (trừ tiểu công nghệ nông nghiệp nghiệp quỹ);

2- Tiểu kỹ nghệ ngân quỹ.

Điều thứ tư: Cách tổ chức kế toán của hai cơ quan tín dụng:

Nông nghiệp Tín dụng

và Kinh tế Tín dụng

phải theo quy tắc hiện hành của Bộ Tài chính.

Điều thứ năm: Chủ quyền ngân sách Nông nghiệp Tín dụng (ngân sách chính và mục đề ngoài ngân sách) giao cho ông Thanh tra Nông nghiệp Tín dụng.

Điều thứ sáu: Chủ quyền ngân sách Kinh tế Tín dụng (ngân sách chính và mục đề ngoài ngân sách) giao cho ông Giám đốc Kinh tế tín dụng.

Điều thứ bẩy: Các Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Canh nông, Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế, chịu uỷ nhiệm thi hành Sắc lệnh này.

 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

 

THEGIOILUAT.VN
Hết hiệu lực
Hết HL: 18/02/1947

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Sắc lệnh số 17 về việc sát nhập các cơ quan vào tài sản của Bình dân ngân quỹ tổng cục vào Nha nông nghiệp tín dụng và Nha kinh tế tín dụng do Chủ tịch Chính phủ ban hành

Số hiệu 17 Ngày ban hành 31/01/1946
Ngày có hiệu lực 15/02/1946 Ngày hết hiệu lực 18/02/1947
Nơi ban hành Chủ tịch nước Tình trạng Hết hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Sắc lệnh số 17 về việc sát nhập các cơ quan vào tài sản của Bình dân ngân quỹ tổng cục vào Nha nông nghiệp tín dụng và Nha kinh tế tín dụng do Chủ tịch Chính phủ ban hành
Mục lục

Mục lục

Close