Văn bản " Thông tư 23-LĐTBXH/TT năm 1993 hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành" đã HẾT HIỆU LỰC từ ngày 22/01.2005 và được thay thế bởi Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực từ 30/09/2015

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 23-LĐTBXH/TT

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 1993

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 23-LĐTBXH/TT NGÀY 7-7-1993 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM.

Thi hành Nghị định số 25-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và Nghị định số 26-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, sau khi có sự thoả thuận của Bộ Tài chính, Bộ Lao động -Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm như sau:

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm nhằm bù đắp cho công nhân, viên chức làm việc ở nơi độc hại, nguy hiểm nhưng chưa được xác định trong mức lương.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm bao gồm:

1. Công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp; viên chức quản lý, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong các doanh nghiệp; cán bộ, nhân viên trong các cơ quan Đảng, đoàn thể trong thời gian làm việc trực tiếp tại nơi độc hại, nguy hiểm.

2. Công nhân làm việc ở một số nghề hoặc công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm nhưng chưa xác định trong mức lương.

III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

Những nghề, công việc hoặc nơi làm việc có một trong những điều kiện dưới đây thì được xem xét áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

1. Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc với nồng độ cao, cơ thể dễ bị nhiễm độc gây bệnh nghề nghiệp;

2. Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, không khí mà không khắc phục được bằng phương tiện bảo hộ lao động, chưa thể hoặc không thể khắc phục hết những ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người;

3. Làm việc ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh phát sinh từ công nghệ sản xuất mà không khắc phục được;

4. Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;

5. Treo người trên cao ở mức độ tác động xấu đến sức khoẻ;

6. Làm việc ở nơi có phóng xạ, tia bức xạ lớn hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

7. Làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm và mắc bệnh.

IV. MỨC PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

Phụ cấp độc hại nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu được qui định như sau:

Mức

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1-4-1993

1

0,10

7.200 đồng

2

0,20

14.400 đồng

3

0,30

21.600 đồng

4

0,40

28.000 đồng

V. CÁCH TRẢ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi độc hại, nguy hiểm. Nếu làm việc từ 1 giờ đến dưới 4 giờ thì được tính nửa ngày; nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.

2. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng.

Đối với đối tượng hưởng lương từ ngân sách, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách Nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành. Đối với doanh nghiệp, phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính trong đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thoả thuận với Bộ Tài chính ban hành và quản lý thống nhất danh mục nghề và công việc được áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong phạm vi cả nước, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương có văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và xã hội các chức danh nghề, công việc thuộc Bộ, ngành, địa phương quản lý được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Trong văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ sau:

1. Danh mục nghề và công việc độc hại, nguy hiểm (kèm theo bản thuyết minh điều kiện độc hại, nguy hiểm) được cơ quan y học lao động xác nhận.

2. Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm được hưởng ứng với nghề hoặc công việc.

3. Căn cứ vào số đối tượng đề nghị tính quỹ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, trong đó tách riêng phần quỹ do ngân sách Nhà nước chi trả.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-4-1993. Các qui định trái với những qui định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

 

Trần Đình Hoan

(Đã ký)

 

THEGIOILUAT.VN
Hết hiệu lực
Hết HL: 22/01/2005

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Thông tư 23-LĐTBXH/TT năm 1993 hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành

Số hiệu 23-LĐTBXH/TT năm 1993 Ngày ban hành 07/07/1993
Ngày có hiệu lực 01/04/1993 Ngày hết hiệu lực 22/01/2005
Nơi ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Tình trạng Hết hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Thông tư 23-LĐTBXH/TT năm 1993 hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành
Mục lục

Mục lục

Close