Xin chào, tôi có cho một người nợ tiền nhưng đến nay người đó không chịu trả. Tôi đã đến nhà bắt người đó phải đưa xe máy để siết nợ, hỏi như vậy có bị coi là vi phạm pháp luật không?

Trả lời

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực từ ngày 01/07/2000

II. Nội dung tư vấn

1. Những hành vi siết nợ bị coi là vi công nhiên chiếm đoạt tài sản.
- Đây là hành vi công khai lợi dụng khó khăn của người khác trong việc quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản của người đó mà không dùng vũ lực, đe doạ sử dụng vũ lực hay bất kỳ thủ đoạn nào uy hiếp tinh thần người bị hại.
2. Hình phạt về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác.
- Căn cứ theo Điều 137 Bộ luật hình sự 1999
 

Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Hành hung để tẩu thoát;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở  lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ  năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.


- Như vậy việc siết nợ của bạn nếu được sự đồng ý, chấp thuận của chủ sở hữu thì bạn có thể dùng xe máy đó để trừ nợ.
- Trường hợp bạn đe dọa, uy hiếp người đó để lấy xe máy xiết nợ của người đó mà thuộc trường hợp quy định trên sẽ bị truy cứu và xử phạt về tội cướp tài sản.
- Trường hợp bạn lấy tài sản nằm ngoài sự đồng ý của chủ sở hữu, mặc dù không sử dụng vũ lực, đe dọa, uy hiếp thì bị phạm vào tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của Anh/Chị về vấn đề nêu trên. Câu trả lời này chỉ mang tính chất tham khảo, việc áp dụng nội dung tư vấn trên còn phụ thuộc vào từng vụ việc, hoàn cảnh cụ thể. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp qua mục Câu hỏi trên Website http://thegioiluat.vn để được giải đáp thắc mắc.
TRÂN TRỌNG!

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.