Sau khi ly hôn với tôi, Tòa quyết định cháu X (con) sống với bố. Tuy nhiên, bố cháu thường xuyên uống rượu hay nóng giận và đánh đập cháu. Nay tôi muốn đem cháu về nuôi, theo pháp luật thì tôi phải làm sao ạ? 

Lời đầu tiên, thay mặt Công ty xin trân trọng cảm ơn Anh/Chị đã quan tâm đến dịch vụ của Website chúng tôi. Từ thông tin được Anh/Chị cung cấp, chúng tôi hiểu rằng. Anh chị đang muốn tìm hiểu về quyền làm giám hộ của pháp nhân.

Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đưa ra nội dung tư vấn để giải đáp thắc mắc của Anh/Chị đối với vấn đề nêu trên. Sau đây là nội dung tư vấn:

I.              CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Để đưa ra ý kiến tư vấn cho Quý khách hàng, chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

-       Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 có hiệu lực ngày 01/01/2015; 

-       Luật trẻ em 2016 số 102/2016/QH13 có hiệu lực ngày 01/06/2017'; 

-       Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 số 02/2007/QH12 có hiệu lực ngày 01/07/2008;

-       Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực ngày 28/12/2013. 

II.          Ý KIẾN TƯ VẤN:

Trên cơ sở căn cứ pháp lý như quy định tại phần I, chúng tôi đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

1.   Hành vi đánh đập con cái

Theo Điều 12 Luật trẻ em 2016 quy định:

Điều 12. Quyền sống

Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.

Trẻ em sinh ra có quyền được sống, được bảo vệ tính mạng và được đảm bảo các điều sống cũng như phát triển một cách tốt nhất. Do đó, con của chị cũng không ngoại lệ, đứa bé có quyền được bảo vệ tính mạng và được đảm bảo điều kiện sống tốt nhất để phát triển.

Hành vi đánh đập con cái là hành vi bạo lực gia đình làm tổn hại sức khỏe và tinh thần của trẻ em và có thể làm ảnh hưởng tâm lý của bé suốt cả đời. Do đó, cha của đứa bé có thể bị xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Theo Khoản 1 Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định:

Điều 42. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Do đó, hành vi đánh đập con của chồng chị có thể bị phạt hành chính về hành vi xâm hại sức khỏe của thành viên trong gia đình theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

 

2.   Thay đổi người trực tiếp nuôi con

Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. 

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: 

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, chị có thể thỏa thuận với anh ấy việc thay đổi người nuôi con. Trong trường hợp, chồng cũ của chị không đồng ý, chị có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con theo quy định trên.

III.       LƯU Ý:

Ý kiến của chúng tôi chỉ áp dụng riêng cho Quý khách hàng tại thời điểm chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn trên.

Ý kiến của chúng tôi được đưa ra trên cơ sở pháp luật Việt Nam và thông tin do chính Quý khách hàng cung cấp. Trong trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trân trọng cảm ơn!

 

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.