So sánh cơ chế bảo hộ nhãn hiệu thông thường với cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng?

I. Cơ sở pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật SHTT 2005) có hiệu lực ngày 01/07/2006.

II. Ý kiến tư vấn:

Giống nhau: đều phải đáp ứng các điều kiện về nhãn hiệu:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Khác nhau:

Tiêu chí so sánh

Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu thông thường 

Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Khái niệm

Tại khoản 16 Điều 4 quy định “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Tại khoản 20 Điều 4 quy định “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Căn cứ xác lập quyền

Đối với nhãn hiệu này thì phải đăng ký.

Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005.

Trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu không cần phải đăng ký.

Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005.

Thời hạn

Theo quy định tại Điều 93 Luật SHTT 2005 thì có thời hạn kéo dài đến hết mười năm.

Thời hạn kéo dài đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 75 Luật SHTT 2005.

Cơ chế bảo hộ trong việc đăng ký

Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các hành hóa, dịch vụ có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn.

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng; ( điểm i khoản 2 Điều 74 Luật SHTT 2005 )

Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu

Hành vi xâm phạm cho sản phẩm trùng hoặc tương tự không được cho sản phẩm khác loại.

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. (điểm d khoản 1 Điều 129 Luật SHTT 2005).

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với thắc mắc của Anh/Chị. Ý kiến tư vấn này chỉ mang tính chất tham khảo, việc áp dụng nội dung của tư vấn này còn tùy vào từng vụ việc và hoàn cảnh cụ thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, Anh/Chị vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp qua mục Câu hỏi trên Website http://thegioiluat.vn, chúng tôi sẽ giải đáp cho Anh/Chị trong thời gian nhanh nhất có thể.

THEGIOILUAT.VN

 

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.