QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 16/2014/HS-GĐT NGÀY 15/05/2014 VỀ VỤ ÁN NGUYỄN THỊ KIỂM VÀ CÁC ĐỒNG PHẠM BỊ KẾT ÁN VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN

TÒA HÌNH SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Tại phiên tòa ngày 15-5-2014, xét xử giám đốc thẩm vụ án hình sự đối vói:

1. Nguyễn Thị Kiểm sinh năm 1968; trú tại: thôn Phù Mã, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: kinh doanh; con ông Nguyễn Công Lạp (đã chết) và bà Nguyễn Thị Keng; đã ly hôn và có 02 con; tiền án, tiền sự: tại bản án hình sự phúc thẩm số 665/1997/HSPT ngày 16-5-1997, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xử phạt bị cáo 8 năm tù về tội “Mua bán phụ nữ” và bị phạt quản chế 5 năm sau khi mãn hạn tù.

2. Nguyễn Xuân Thành sinh năm 1968; trú tại: thôn cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: làm ruộng; con Nguyễn Xuân Lập (đã chết) và bà Trần Thị Tặng; có vợ và 02 con; tiền án, tiền sự:

- Tại bản án sơ thẩm số 81/1991/HSST ngày 30-10-1991, Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội xử phạt bị cáo 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 24 tháng về tội “Trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa”.

- Tại bản án hình sự phúc thẩm số 936/1995/HSPT ngày 27-7-1995, Tòa phúc thâm Tòa án nhân dân tôi cao xử phạt bị cáo 33 tháng tù vê tội “Trộm căp tài sản công dân” và tội “Trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa”.

-  Tại bản án hình sự sơ thẩm số 34/2009/HSST ngày 20-7-2009, Tòa án nhân dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam xử phạt bị cáo 12 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ”.

3. Trần Ngọc Cưòng sinh năm 1976; trú tại: thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: làm ruộng; con ông Tràn Ngọc Quy và bà Lê Thị Quyêt; có vợ và 02 con; tiền án, tiền sự: bản án hình sự số 122/2008 ngày 05-6-2008 Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội xử phạt 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 43 tháng 06 ngày về tội “Đánh bạc”.

Ngoài ra, trong vụ án còn có các bị cáo: Lê Công Lai (tức Lê Công Ly) Hán Mạnh Lương, Lê Văn Lãi, Trần Văn Thăn (tức Thìn), Phạm Quang Đông, Lê Văn Kiên, Vũ Huy Hoàng.

* Ngưòi bị hại:

Ông Nguyễn Văn Tâm sinh năm 1957; trú tại: thôn Phù Mã, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Anh Phạm Văn Ba sinh năm 1976; trú tại: thôn Phù Mã, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

NHẬN THẤY

Trưa ngày 30/11/2008, Lê Công Lai, Hán Mạnh Lương, Lê Văn Lãi, Lê Văn Kiên, Phạm Quang Đông, Nguyễn Xuân Thành, Phạm Quốc Chỉnh (tức Quậy), Trần Văn Thân (tức Bích), Vũ Huy Hoàng, Trần Ngọc Cường hẹn gặp nhau tại ngã tư thị trấn Sóc Sơn. Lai nói với mọi người rằng Lai có mảnh đất ở Sóc Sơn bị người khác xây tường lấn chiếm nên nhờ mọi người đập bức tường đó.

Một lúc sau, Kiểm lái xe ôtô Jolie màu đen đến đưa cho Lai giấy tờ bán đất và đi mua 2 xà beng. Sau đó, xe ô tô của Kiểm đi trước dẫn đường, theo sau là 02 xe ôtô trở cả nhóm đến đất của ông Nguyễn Văn Tâm, ông Phạm Văn Ba ở khu Bờ Hồ, thôn Phù Mã, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Đến nơi, Kiểm hạ kính chỉ tay về phía bức tường rồi lái xe đi trước. Lai và mọi người đi ô tô lên cửa hàng gần đó mua 06 búa tạ, 01 con dao và một số chuôi búa rồi quay lại khu đất nhà ông Tâm, ông Ba để phá bức tường. Xong việc, cả nhóm về nhà hàng Lộc Phú Gia cất búa, xà beng và ăn cơm; khi cả mọi người đang ăn cơm thì Kiểm đến Lộc Phú Gia gặp Lai để trả tiền ăn và đưa tiền để Lai bồi dưỡng cho các anh em.

Hội đồng định giá tài sản - Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn đã xác định trị giá bức tường bị hủy hoại là 4.311.000 đồng.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 30/2010/HSST ngày 20-4-2010, Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội:

- Áp dụng khoản 1 Điều 143, điểm g khoản 1 Điều 48 (đối với bị cáo Trần Ngọc Cường áp dụng thêm Điều 51) Bộ luật hình sự; xử phạt: Nguyễn Thị Kiểm 18 tháng tù, Trần Ngọc Cường 12 tháng tù đều về tội “Hủy hoại tài sản”.

- Áp dụng khoản 1 Điều 143, Điều 51 Bộ luật hình sự; xử phạt Nguyễn Xuân Thành 15 tháng tù về tội “Hủy hoại tài sản”.

Ngày 22-4-2010 Trần Ngọc Cường có đơn kháng cáo kêu oan.

Ngày 25-4-2010 Nguyễn Thị Kiểm có đơn kháng cáo kêu oan.

Ngày 27-4-2010 Nguyễn Xuân Thành kháng cáo xin giảm hình phạt.

Ngày 04-5-2010 Ông Nguyễn Văn Tâm và anh Phạm Văn Ba kháng cáo đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo Kiểm và tăng mức bồi thường.

Tại bản án hĩnh sự phúc thẩm sổ 827/2010/HSPT ngày 30-7-2010, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội:

- Áp dụng khoản 1 Điều 143, điểm g khoản 1 Điều 48 (đối với bị cáo Trần Ngọc Cường áp dụng thêm Điều 51) Bộ luật hình sự; xử phạt: Nguyễn Thị Kiểm 15 tháng tù, Trần Ngọc Cường 9 tháng tù đều về tội “Hủy hoại tài sản”.

-  Áp dụng khoản 1 Điều 143, Điều 51 Bộ luật hình sự; xử phạt Nguyễn Xuân Thành 9 tháng tù về tội “Hủy hoại tài sản”.

Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 25/QĐ-VKSTC-V3 ngày 15- 10-2013, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 827/2010/HSPT ngày 30-7-2010 của Tòa án nhân dân thành phô Hà Nội; đề nghị Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đôc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án hình sự sơ thẩm số 30/2010/HSST ngày 20-4-2010 của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn đối với các bị cáo Nguyễn Thị Kiểm, Nguyễn Xuân Thành, Trần Ngọc Cường để điều tra lại.

Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

XÉT THẤY

* Về trách nhiệm hình sự:

Hiện trường vụ án (tài sản bị huỷ hoại):

Theo kháng nghị giám đốc thẩm thì bức tường là tài sản bị huỷ hoại trong vụ án vẫn còn và đến ngày 15-7-2009, Thanh tra huyện Sóc Sơn mới yêu cầu dỡ bỏ. Nhưng căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án cho thấy:

- Ngày 30-11-2008, ông Nguyễn Văn Tâm làm đơn gửi Công an xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội trình báo với nội dung: khoảng 16h55 ngày 30-11- 2008, có một nhóm thanh niên đến đập tường trên đất của ông và ông Phạm Văn Ba tại thôn Phù Mã, xã Phù Linh và đề nghị công an xã giải quyết. Sau khi nhận được thông tin, công an xã Phù Linh đã cử đồng chí Nguyễn Thành Công xuống hiện trường xác minh vụ việc và lập biên bản xác định trị giá bức tường bị phá (BL225, BL226-227).

- Theo lời khai của ông Nguyễn Văn Tâm và ông Phạm Văn Ba sau khi bức tường bị phá vào ngày 30-11-2008 thì đến tháng 2/2009 hai ông đã tiếp tục cho xây lại (BL247, 268). Lời khai của ông Tâm, ông Ba phù họp với lời khai của bị cáo Lê Công Lai là sau khi phá bức tường một thời gian thì Kiểm có gọi cho Lai nhờ lên phá tiếp vì gia đình ông Tâm lại xây nhưng Lai nói với Kiểm là đang bị cơ quan điều tra triệu tập (BL403-405).

- Theo Kết luận số 184/KL-TTr ngày 15-7-2009 của Thanh tra huyện Sóc Sơn, Hà Nội thì bức tường bị đập phá trong vụ án nằm trên mảnh đất đang có tranh chấp, do việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Sơn Oanh (ông Nguyễn Văn Tâm và ông Phạm Văn Ba mua lại đất của ông Oanh) đã lấn trồng lên 1.5m đất của ông Lê Văn Phương. Thanh tra huyện Sóc Sơn cũng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Nguyễn Sơn Oanh và yêu cầu dỡ bỏ tường bao quanh...

Như vậy, ngày 30-11-2008 có xảy ra việc phá bức tường bao do các ông Nguyễn Văn Tâm và Phạm Văn Ba xây, việc cơ quan thanh tra yêu càu dỡ bỏ bức tường là sau khi bức tường được xây lại. Mặt khác, việc xây bức tường bao có sai phạm và phải dỡ bỏ thì việc giải quyết là thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng nhà nước, chứ không phải là các đối tượng có tranh chấp có quyền tự đập phá.

Đổi với bị cáo Kiểm: Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử Kiểm khai không biết, không tham gia vụ đập tuờng nhà ông Tâm, ông Ba và không quen các bị cáo khác. Nhưng các bị cáo Vũ Huy Hoàng (BL487-488, 493, 494), Hán Mạnh Lương (BL513, 528, 530-535), Trần Văn Than (BL565, 567,570), Lê Văn Lai ( BL471-474), Lê Văn Kiên (BL609-610), Phạm Quang Đông (BL632, 642-646) đều khai giống nhau với nội dung: ngày 30-11-2008, có người phụ nữ lái xe Jolie, màu tối đến gặp Lai tại ngã tư thị trấn Sóc Sơn (nơi các bị cáo tập trung), sau đó đi mua xà beng, rồi dẫn các bị cáo đến chỗ bức tường bao cần đập phá. Cơ quan điều tra cho nhận dạng thì Trần Văn Thân, Hán Mạnh Lương đã nhận ra người phụ nữ đó là Nguyễn Thị Kiểm (BL541,561).

Sau khi đập tường, Lai cùng các đồng phạm về Lộc Phú Gia ăn cơm, Kiểm đã đến đưa 20 triệu tiền bồi dưỡng, Thành cầm số tiền này rồi đưa cho Lai, nhưng Thành và Kiểm đều không nhận có việc này. Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm Thành đã khai:

-  “Tôi không chia tiền và cũng không được ai cho tiền. Khi chị Kiểm đưa tiền tất cả mọi người đều nhìn thấy mà không phải chỉ mình tôi” (BL968).

- “Kiểm đưa tiền cho Lai trước mặt mọi người, tôi không nhận tiền ở chỗ rửa tay” (BL972).

Như vậy, Thành đã gián tiếp thừa nhận có việc Kiểm đến Lộc Phú Gia đưa tiền cho Lai.

Theo Kháng nghị thì link điện thoại do bưu điện cung cấp cho thấy ngày 30- 11-2008 không có cuộc gọi nào từ số máy điện thoại của Lê Công Lai cho Nguyễn Thị Kiểm và ngược lại. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại link điện thoại do bưu điện cung cấp (BL105-106) thì trong ngày 30-11-2008 Lai đã gọi cho Kiểm 04 lần, Kiểm gọi cho Lai 01 lần và Lai nhắn tin cho Kiểm 05 tin nhắn. Ngoài ra, tại phiên tòa Kiểm khai đã dùng số điện thoại này từ ngày 30-4-2008 (BL957) nên việc Kháng nghị cho rằng từ tháng 6/2009 Kiểm mới dùng số điện thoại này do anh Nguyễn Quang Thành (con trai Kiểm) mua là không đúng, vì anh Thành mua cho Kiểm điện thoại chứ không phải là sim điện thoại.

Đối với bị cảo Nguyễn Xuân Thành và Trần Ngọc Cường.

Theo Kháng nghị thì toà phúc thẩm kết tội các bị cáo Nguyễn Xuân Thành và Trần Ngọc Cường căn cứ vào lời khai của các bị cáo Lê Công Lai, Hán Mạnh Lương, Trần Văn Thân, nhưng lời khai của các bị cáo này có nhiều mâu thuẫn.

Căn cứ vào hồ sơ vụ án thì Thành khai đã lái xe trở các bị cáo khác lên Sóc Sơn phá tường và sau đó trở về Phú Lộc Gia ăn cơm nhưng không trực tiếp tham gia đập tường (BL603, 665, 675-683). Bị cáo Trần Ngọc Cường khai không tham gia vụ phá tường (BL1104). Tuy nhiên, các bị cáo Vũ Huy Hoàng (BL429), Hán Mạnh Lương (BL530), Trần Văn Thân (BL564-568, 571) khai trong lúc các bị cáo phá tường thì Nguyễn Xuân Thành và Trần Ngọc Cường đứng ở gần chô cột điện chặn không cho người vào chỗ phá tường.

Tuy các bị cáo Nguyễn Thị Kiểm, Nguyễn Văn Thành, Trân Ngọc Cường không thừa nhận hành vi phạm tội nhưng căn cứ vào các chứng cứ cụ thể có trong hồ sơ vụ án, lời khai của các bị cáo khác tham gia vụ việc (như đã nêu ở trên) thì có cơ sở xác định các bị cáo có tham gia vụ việc đập tường tại nhà ông Nguyễn VănTâm, Phạm Văn Ba vào ngày 30-11-2008. Toà án cấp sơ thẩm và toà án cấp phúc thẩm kết án các bị cáo Nguyễn Thị Kiểm, Nguyễn Văn Thành, Trần Ngọc Cường về tội “Huỷ hoại tài sản” là có căn cứ.

* Về thủ tục tố tụng:

Theo Kháng nghị thì Cơ quan điều fra đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu không liên quan gì đến vụ án nhưng khi Nguyễn Thị Kiểm đã thi hành xong án phạt tù vẫn chưa nhận lại những tài sản này. Tuy nhiên hồ sơ vụ án cho thấy Cơ quan điều tra đã thu giữ nhiều tài liệu, giấy tờ, đồ vật tại nhà Nguyễn Thị Kiểm nhưng khi kết thúc vụ án Cơ quan điều tra chỉ bàn giao hồ sơ và tang vật vụ án (01 búa tạ, 01 xà beng, 01 điện thoại di động...) cho Viện kiểm sát, Tòa án. Các giấy tờ, tài liệu không liên quan trực tiếp đến vụ án này (đơn thư, giấy tờ) Cơ quan điều tra tách ra để xử lý trong vụ việc khác, đối với những tài sản bị thu giữ không liên quan đến vụ án (02 chiếc điện thoại, máy nghe nhạc, 01 CPU, 40 sim điện thoại, 01 két sắt) Cơ quan điều tra đã ra quyết định trao trả cho Nguyễn Thị Kiểm (BL809)..

Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 279; khoản 1 Điều 285 Bộ luật tố tụng hình sự;

QUYẾT ĐỊNH

1. Không chấp nhận Kháng nghị số 25/QĐ-VKSTC-V3 ngày 15-10-2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và giữ nguyên bản án hình sự phúc thẩm số 827/2010/HSPT ngày 30-7-2010 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về các quyết định bị kháng nghị.

2. Các quyết định khác của bản án phúc thẩm nêu trên không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tiếp tục có hiệu lực pháp luật.

 

Tên bản án

QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 16/2014/HS-GĐT NGÀY 15/05/2014 VỀ VỤ ÁN NGUYỄN THỊ KIỂM VÀ CÁC ĐỒNG PHẠM BỊ KẾT ÁN VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN TÒA HÌNH SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án