QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 25/2007/HS-GĐT NGÀY 01/10/2007 VỀ VỤ ÁN ĐẶNG THỊ HÀ PHẠM TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

 

Ngày 01 tháng 10 năm 2007 tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với:

Đặng Thị Hà sinh năm 1955 có đăng ký hộ khẩu thường trú tại 169 Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; tạm trú tại 169/72/182B Ngô Tất Tố, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: không; con ông Đặng Hữu Quý và bà Trần Thị Dựa; có chồng là Nguyễn Thanh Sơn và có 03 con; về nhân thân: ngày 02-02-1993 Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh ngoại tệ trái phép; bị bắt giam từ ngày 30-6-1995 đến ngày 08-8-2001 và bị bắt giam lại ngày 11-8-2005.

Ngoài ra trong vụ án còn có các bị cáo Ping Tô, Phạm Quỳnh Thu Thơ, Nguyễn Quốc Cường, Trần Thị Kiêm, Lâm Thái và Võ Thị Nga.

Người bị hại:

1. Bà Chu Thị Quỹ trú tại 16 Đặng Trần Côn, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bà Phan Thị Bắc trú tại 137/2 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

3. Bà Nguyễn Thị Tự trú tại 4B/17 quốc lộ 1, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Bà Vũ Thị Nga trú tại 117-119 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

5. Bà Trần Thị Thuý Nga trú tại 44/5/37 hẻm B4 Hoàng Hoa Thám, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

6. Ông Vũ Nhật Dũng trú tại A3 Nguyễn Thái Sơn, phường 3, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Hồ Chí Minh.

7. Bà Đinh Thị Kim Oanh trú tại 745-756 Lê Văn Việt, phường Hiệp Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

8. Ông Nguyễn Anh Tuấn trú tại 28/40 Đỗ Quang Đẩu, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

9. Bà Trần Minh Nương trú tại 109 Đồng Khởi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

10. Bà Trần Thị Bích trú tại 64 Lê Công Kiều, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

11. Bà Vũ Thị Đặng trú tại  28/34 Đỗ Quang Đẩu, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

 12. Bà Trần Thị Gái trú tại  N 172/21/3 Trần Phú, phường 9, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

13. Ông Nguyễn Văn Thông trú tại 86 Bùi Thị Xuân, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

14. Bà Lê Thị Hương trú tại 15 Bà Triệu, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

15. Bà Trần Thị Kim Hoa trú tại 38 Lê Công Kiều, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

16. Bà Bùi Thị Lịch trú tại 65 Tú Xương, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. 

 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

 Ông Nguyễn Thanh Sơn trú tại: 169/72/182B Ngô Tất Tố, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh (là chồng bị cáo Hà).

(Ngoài ra còn có 22 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác).

NHẬN THẤY

Năm 1988 Đặng Thị Hà cùng gia đình từ tỉnh Nam Định chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Năm 1992 và năm 1993, Hà không có đăng ký kinh doanh ngoại tệ nhưng tự mua bán ngoại tệ và cho người khác vay tiền lấy lãi suất cao, nên bị Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh ngoại tệ.

Từ đầu năm 1994 đến tháng 11-1994, Đặng Thị Hà vay tiền của 27 người với số tiền vay là 14.573.325.600 đồng (lãi suất từ 3,5% đến 9%/ tháng). Trong đó có 06 người là 2.973.025.600 đồng, khi vay Hà nói để hùn vốn cùng người khác mở Ngân hàng, kinh doanh gỗ, sắt, thép và 10 người là 6.776.800.000 đồng, khi vay Hà nói vay để kinh doanh. Đối với 11 người còn lại Hà vay là 4.823.500.000 đồng và khi vay Hà nói vay để cho người khác vay lại. Sau khi vay được tiền, Hà cho những người khác vay lại với tổng số tiền là 10.619.378.000 đồng, với lãi suất từ 11% đến 30%/ tháng (trong đó Ping Tô được Hà cho vay nhiều nhất là 3.450.000.000 đồng, số người còn lại Hà cho vay từ 100.000.000 đồng đến trên hai tỷ đồng). Khi cho vay Hà không yêu cầu người vay thế chấp tài sản hoặc nếu có thế chấp thì tài sản cũng không thuộc sở hữu của họ, vì thế sau này hầu hết người vay không trả nợ được cho Hà. Do không thu hồi được số tiền đã cho vay, nên đến tháng 11-1994 thì Hà bị vỡ nợ không còn khả năng thanh toán.

Quá trình điều tra, Hà thừa nhận đã vay tiền của nhiều người và cho nhiều người khác vay lại lấy lãi suất cao hơn, nhưng khai rằng những người cho vay đều biết Hà vay tiền để cho người khác vay lại, đồng thời Hà còn khai hầu hết những người đến vay tiền thì Nguyễn Thanh Sơn (chồng Hà) là người đứng tên cho vay và viết giấy biên nhận cho vay như bà Trần Thị Bích 150.000.000 đồng…Ngoài ra ông Sơn còn cùng Hà ký giấy cam kết trả nợ để giảm áp lực như bà Vũ Thị Nga 5.000.000.000 đồng…Trong số những người Hà vay thì ông Nguyễn Thanh Sơn có đến nhà ông Nguyễn Văn Thông nhận 20 lượng vàng và viết giấy biên nhận là ông Sơn vay vàng của ông Thông.

Với hành vi nêu trên Đặng Thị Hà bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” đối với khoản vay của 06 người với số tiền là 2.973.025.600 đồng và tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân” đối với khoản vay của 10 người với số tiền là 6.776.800.000 đồng. Đối với khoản vay của 11 người còn lại với số tiền là 4.823.500.000 đồng, Viện kiểm sát không truy tố với lý do khi vay của những người này Hà đều nói mục đích vay là để cho người khác vay lại, nhưng họ vẫn đồng ý cho Hà vay nên chỉ là quan hệ dân sự.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 678/2005/HSST ngày 28-4-2005, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

- Áp dụng khoản 3 Điều 158 Bộ luật hình sự (năm 1985); xử phạt Đặng Thị Hà 18 năm tù về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân" và tuyên bố Đặng Thị Hà không phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân".

- Áp dụng khoản 1 Điều 42 Bộ luật hình sự (năm 1999), buộc Đặng Thị Hà phải trả cho 16 người bị hại với tổng số tiền là  9.749.825.600 đồng.

- Áp dụng Điều 612 Bộ luật dân sự, buộc Đặng Thị Hà phải trả cho 11 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với tổng số tiền là 4.823.500.000 đồng.

- Áp dụng Điều 612 Bộ luật dân sự buộc 11 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trả cho Đặng Thị Hà tổng số tiền là 10.619.378.000 đồng.

Khoản tiền mà Võ Thị Nga phải thi hành án đối với Đặng Thị Hà 2.346.000.000 đồng thì tạm giữ để bảo đảm thi hành án.

Tiếp tục duy trì lệnh kê biên đối với các tài sản của bị cáo Đặng Thị Hà gồm căn nhà 169 Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; phần tiền và phần nền đất tái định cư mà ông Nguyễn Thanh Sơn và Đặng Thị Hà được đền bù do bị giải toả phần đất tại phường 22, quận Bình Thạnh; căn nhà 169/72/182B Ngô Tất Tố, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh để bảo đảm thi hành án.

Ngày 12-5-2005 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 23/QĐKN kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm, đề nghị Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử Đặng Thị Hà thêm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” và tăng hình phạt.

Ngày 07-5-2005, Đặng Thị Hà có đơn kháng cáo với nội dung kêu oan.

Ngày 10-5-2005, người bị hại bà Phan Thị Bắc có đơn kháng cáo đề nghị Toà phúc thẩm buộc Đặng Thị Hà phải trả cho bà 772.000.000 đồng với lý do Toà án cấp sơ thẩm buộc Hà trả 638.000.000 đồng là không đúng và đề nghị xử Hà về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”.

Ngày 10-5-2005, những người bị hại bao gồm: ông Vũ Nhật Dũng, bà Đinh Thị Kim Oanh, bà Vũ Thị Nga và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm: bà Nguyễn Thị Hồng Nga, ông Vũ Hữu Quang và bà Nguyễn Thị Liến đều có đơn kháng cáo đề nghị Toà phúc thẩm xử Hà về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” và tăng hình phạt.

Ngày 10-5-2005, những người bị hại bao gồm: bà Chu Thị Quỹ, ông Nguyễn Anh Tuấn, bà Nguyễn Thi Tự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Lê Thị Kim Chính có đơn kháng cáo đề nghị Toà phúc thẩm kê biên phần tiền và phần đất tái định cư của vợ chồng Đặng Thị Hà và ông Nguyễn Thanh Sơn được đền bù do bị giải toả. Buộc ông Nguyễn Thanh Sơn (chồng bị cáo Hà) liên đới bồi thường cho những người mà Hà còn nợ.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1360/2005/HSPT ngày 15-8-2005, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã sửa bản án sơ thẩm: chấp nhận một phần kháng cáo của bà Phan Thị Bắc, buộc Đặng Thị Hà phải bồi thường cho bà Phan Thị Bắc 772.000.000 đồng và giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm về phần tội danh, hình phạt và phần trách nhiệm bồi thường dân sự khác cũng như kê biên tài sản đối với Đặng Thị Hà.

Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 11/QĐ-VKSTC-V3 ngày 20-4-2007, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 1360/2005/HSPT ngày 15-8-2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án hình sự sơ thẩm số 678/2005/HSST ngày 28-4-2005 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật với các lý do sau:

- Đặng Thị Hà thừa nhận tất cả các khoản vay và cam kết trả nợ. Hà có tài sản như tiền, nhà và quyền sử dụng đất, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng cả hai cấp không làm rõ trị giá tài sản của Hà (đã được kê biên) để xác định khả năng thanh toán của Hà, từ đó đánh giá đúng tính chất, mức độ, hậu quả hành vi phạm tội của bị cáo. Trong khi cân đối giữa số tiền Hà nợ người khác và số tiền người khác nợ Hà cùng với tài sản vợ chồng Hà đang có thì Hà không phải hoàn toàn mất khả năng thanh toán...Do đó, mức hình phạt 18 năm tù mà Tòa án các cấp xử phạt Hà là quá nặng.

- Đối với khoản tiền Hà nợ bà Chu Thị Quỹ 1.200.000.000 đồng, thì trong quá trình điều tra, ngày 06-02-1996 Cơ quan điều tra đã xử lý vật chứng trả cho bà Quỹ 39.000.000 đồng, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm vẫn buộc Hà trả cho bà Quỹ 1.200.000.000 đồng là không chính xác, gây thiệt hại cho Đặng Thị Hà.

- Chồng của Đặng Thị Hà là ông Nguyễn Thanh Sơn có tham gia vào việc vay nợ như trực tiếp vay của ông Nguyễn Văn Thông 20 lượng vàng, ký giấy xác nhận nợ cùng Đặng Thị Hà một số trường hợp điển hình là bà Vũ Thị Nga năm tỷ đồng, bà Trần Thị Bích một trăm năm mươi lăm triệu đồng....Ngoài ra, các giấy vay tiền của các đối tượng vay đều ghi vay của Nguyễn Thanh Sơn. Do đó, Nguyễn Thanh Sơn phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho những người bị hại. Tòa án các cấp không buộc Nguyễn Thanh Sơn liên đới bồi thường thiệt hại cùng Đặng Thị Hà là không đúng.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.  

XÉT THẤY

Về tội danh và hình phạt:

Đặng Thị Hà chiếm đoạt của 16 người là 9.749.025.600 đồng, thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo sử dụng tài sản vay của người này rồi cho người khác vay lại lấy lãi suất cao hơn là sử dụng vào mục đích bất hợp pháp. Toà án các cấp xử phạt Đặng Thị Hà 18 năm tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là đúng pháp luật.

Về phần trách nhiệm dân sự:

Ông NguyễnThanh Sơn (chồng Hà) đã có hành vi giúp sức cho Hà trong việc vay tiền như vay của ông Nguyễn Văn Thông 20 lượng vàng; ký một số giấy cho vay tiền và cùng Hà ký xác nhận nợ trong một số trường hợp cụ thể, nên ông Sơn phải có trách nhiệm liên đới cùng với Hà đối với các khoản tiền mà ông Sơn có liên quan. Tòa án cấp sơ thẩm đưa ông Sơn tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và có kê biên tài sản của vợ chồng Đặng Thị Hà để bảo đảm thi hành án là đúng. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm lại không xác định trong số 27 người Hà vay tiền thì ông Sơn đã giúp sức cho Hà những trường hợp cụ thể nào, số tiền là bao nhiêu để buộc ông Sơn phải có trách nhiệm liên đới cùng Hà trả nợ cho những người này là thiếu sót. Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện được sai lầm này của Tòa án cấp sơ thẩm mà giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cũng là sai lầm. Mặt khác Tòa án cấp phúc thẩm không triệu tập ông Sơn tham gia phiên tòa phúc thẩm, trong khi những người bị hại kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông Sơn phải liên đới cùng Hà trả nợ là vi phạm thủ tục tố tụng. Do vậy cần thiết phải hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm về phần trách nhiệm dân sự của Đặng Thị Hà để giải quyết lại nhằm xác định trách nhiệm của ông Nguyễn Thanh Sơn phải liên đới cùng Đặng Thị Hà trả nợ cho những trường hợp cụ thể nào, số tiền là bao nhiêu để có cơ sở cho việc thi hành bản án.

 Về khoản tiền Đặng Thị Hà nợ bà Chu Thị Quỹ: 

Đặng Thị Hà chiếm đoạt của bà Chu Thị Quỹ 1.200.000.000 đồng, thì trong quá trình điều tra, ngày 06-02-1996 Cơ quan điều tra đã xử lý vật chứng trả cho bà Chu Thị Quỹ 19.000.000 đồng (BL 669 và 4233). Toà án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không trừ cho Hà khoản tiền này và vẫn buộc Hà trả cho bà Quỹ 1.200.000.000 đồng là không đúng. Tuy nhiên, cũng cần xác minh trong quá trình điều tra, ngoài số tiền này thì bà Quỹ còn nhận được khoản tiền nào khác để quyết định cho đúng pháp luật.

Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 285 và Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự;

QUYẾT ĐỊNH

1. Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1360/2005/HSPT ngày 15-8-2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án hình sự sơ thẩm số 678/2005HSST ngày 28-4-2005 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phần trách nhiệm dân sự của Đặng Thị Hà và quyết định án phí dân sự; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

2. Các quyết định khác của bản án hình sự phúc thẩm nêu trên không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tiếp tục có hiệu lực pháp luật.

Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy một phần:

Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác đinh rõ những trường hợp cụ thể, chồng của bị cáo phải liên đới cùng bị cáo trả nợ. Cần xem lại một khoản trả nợ cho ngượi bị hại thu được  trên địa bàn xã An Lạc, Dương Văn Bộ là chủ nhiệm hợp tác xã thương mại An Lạc đã chỉ đạo Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Tất Phường và một số đối tượng khác giúp dựng các trạm thu phí để buộc các lái xe chở than phải nộp tiền khi qua các trạm và chiếm đoạt với số tiền 464.140.000 đồng, thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 135 Bộ Luật hình sự có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm. Đồng thời, hành vi phạm tội của các bị cáo đã phạm vào 2 tình tiết tăng nặng quy định tại điểm a (phạm tội có tổ chức) và điểm g (phạm tội nhiều lần) khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. Trong vụ án này, lẽ ra phải truy tố và xét xử bị cáo Dương Văn Bộ về hai tội: lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và cưỡng đoạt tài sản vì trong nhóm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Bộ có tham gia góp vốn 19.500.000 đồng và được chia số tiền chiếm đoạt của những người bị hại theo số tiền bị cáo đã góp nên bị cáo có vai trò đồng phạm của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm không truy tố Bộ về tội này là còn bỏ lọt tội phạm. Đối với tội cưỡng đoạt tài sản, bị cáo Dương Văn Bộ có vai trò chính, là người đề xuất, chỉ đạo lập các trạm Barie để thu tiền của các lái xe, thuê các đối tượng ngoài Hợp tác xã tham gia trực tiếp thu tiền tại các trạm, phân công Biên, Mơ, Phường thực hiện việc lập các trạm, theo dõi và quản lý toàn bộ số tiền thu được và là người sử dụng toàn bộ số tiền chiếm đoạt, quá trình điều tra và tại các phiên tòa không thành khẩn, còn các bị cáo Nguyễn Tất Phường, Nguyễn Văn Biên, Dương Thị Mơ tham gia với vai trò đồng phạm giúp sức tích cực.

Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự đối với các bị cáo là không đúng. Khi lượng hình Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ đối với từng bị cáo nên chỉ xử phạt Dương Văn Bộ 08 năm tù, Nguyễn Văn Biên 06 năm tù, Dương Thị Mơ 06 năm tù, Nguyễn Tất Phường 05 năm 06 tháng tù không phải là nặng.

Tòa án cấp phúc thẩm cũng có sai lầm khi cho rằng hành vi phạm tội của các bị cáo không phải là phạm tội có tổ chức; đồng thời lại quá nhấn mạnh việc bị cáo Biên đã bồi thường toàn bộ thiệt hại, bị cáo Bộ đã bồi thường thêm trước khi xét xử phúc thẩm là 299.444.000 đồng, trong tổng số 407.869.000 đồng còn phải bồi thường để giảm hình phạt cho bị cáo Dương Văn Bộ còn 05 năm tù là mức án dưới mức khởi điểm của khung hình phạt nhưng lại không áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự là không đúng pháp luật. Đồng thời giảm án cho các bị cáo Nguyễn Văn Biên 42 tháng tù là không đúng pháp luật, chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm của địa phương.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với các bị cáo Dương Văn Chung, Nguyễn Tất Phường, Dương Thị Mơ là có căn cứ và cần thiết, nhưng do các bị cáo trên đã được Chủ tịch nước đặc xá nên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa giám đốc thẩm.

Do vậy cần hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại xem xét cân nhắc kỹ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà các bị cáo được hưởng để có mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra.

Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 285; Điều 287 và Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự;

QUYẾT ĐỊNH

1. Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 412/2006/HSPT ngày 28-4-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội về hình phạt đối với Nguyễn Văn Hưng, Dương Đình Mạc, Dương Văn Vĩnh, Dương Văn Bộ, Nguyễn Văn Biên.

2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

3. Tiếp tục tạm giam các bị cáo đã bị bắt giam cho đến khi Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội thụ lý lại vụ án.

Lý do bản án phúc thẩm bị hủy một phần:

Tòa án cấp phúc thẩm đã sai lầm trong việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nên quyết định hình phạt chưa tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo.

Tên bản án

Quyết định giám đốc thẩm 25/2007/HS-GĐT về vụ án Đặng Thị Hà phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án

Tiếng Việt

English