Lĩnh vực Tài liệu pháp luật DOANH NGHIỆP

Bài viết làm sáng rõ những nguyên tắc pháp lý trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh của chủ thể; nguyên tắc đảm bảo sự quản lý của nhà nước; nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của bên thứ ba; nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng thể hiện ý chí.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, bắt đầu từ Luật Công ty năm 1990, cho đến Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và hiện nay là Luật Doanh nghiệp năm 2014, mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, với một trong những nguyên tắc pháp lý quan trọng là hướng đến và duy trì việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông.
Tại hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” do Học viện Ngân hàng tổ chức ngày 28/10, tại Hà Nội, ông Jonathan Dunn - Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam đã nhấn mạnh rằng, cần phải có vòng cải cách các ngân hàng lần hai, bao gồm cả việc đóng cửa, thanh lý một số ngân hàng thương mại yếu kém, không tồn tại được để nâng cao sức cạnh tranh của thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
rong quá trình giải quyết phá sản đối với một doanh nghiệp, chủ thể có quyền lợi bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chủ nợ. Do đó, việc xác định đúng địa vị pháp của chủ nợ trong các quy định pháp luật về phá sản là vô cùng quan trọng. Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phá sản ở Việt Nam, địa vị pháp lý của chủ nợ cũng được quan tâm và có nhiều thay đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội cũng như hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và chủ nợ. Luật Phá sản năm 2014 đã có những quy định thể hiện địa vị pháp lý của chủ nợ trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp
Doanh nghiệp xã hội là một thuật ngữ pháp lý mới xuất hiện ở Việt Nam và trong thời gian gần đây thì doanh nghiệp xã hội đang nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý. Hiện nay, địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội được quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP, nhìn chung hành lang pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở nước ta còn rất sơ khai và cần được tiếp tục hoàn thiện
Tháng 9/2015, lãnh đạo 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã chính thức thông qua Chương trình Nghị sự 2030, đặt ra 17 Mục tiêu phát triển bền vững, gồm: xóa đói; xóa nghèo; cuộc sống khỏe mạnh; chất lượng giáo dục; bình đẳng giới; nước sạch và vệ sinh; năng lượng sạch và bền vững; việc làm đàng hoàng và tăng trưởng kinh tế; công nghiệp đổi mới và cơ sở hạ tầng; giảm bất bình đẳng; đô thị và cộng đồng bền vững; tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm; hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; tài nguyên nước; tài nguyên đất; hòa bình công bằng và thể chế vững mạnh; hợp tác để hiện thực hóa các mục tiêu - với 169 chỉ tiêu cụ thể.
Phi cơ đang lướt êm trên không phận thành phố Sài Gòn, đêm dưới cánh bay trải rộng qua những tuyến và luồng giao thông nhấp nháy với những mảng sáng, tối đan xen, gợi lên trong lòng vị Tổng giám đốc vừa trở về từ nước ngoài một cảm nhận vừa huyền ảo, vừa thực tại, vừa chờ đợi, vừa thách thức … Hai hôm nay, những đánh giá và nhận định lạc quan của Trưởng văn phòng đại diện tại châu Âu luôn dằng co với các thông tin và báo cáo trực tuyến từ Tổng công ty về một số vấn đề mà ông sẽ phải chủ trì giải quyết trong ba buổi họp liên tục đã lên lịch ngày mai.