Tin tức

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở

Năm 2011, gia đình tôi chuyển nhượng một phần diện tích đất đang ở cho vợ chồng ông A (chưa tách được sổ đỏ). Sau đó bên A nhượng lại phần đất đó cho bên B và nhờ bố mẹ tôi ký hợp đồng chuyển nhượng cho bên B. Ngày 5/12/2012, bên A và bên B đến nhà và đưa bố mẹ tôi bản hợp đồng chuyển nhượng. Vì trời tối và mắt kém nên bố mẹ tội không đọc hết nội dung hợp đồng nhưng đã kí tên và điểm chỉ vào hợp đồng. Hiện gia đình tôi không được giữ bản hợp đồng nào và mẹ tôi đang băn khoăn vì trong hợp đồng không ghi rõ diện tích chuyển nhượng. Liên lạc với hai bên A, B thì không được nên gia đình rất lo lắng và sợ bị họ lừa. Rất mong nhận được sự tư vấn và gia đình tôi phải làm gì. Tôi xin cảm ơn!

CẢM NHẬN VỀ CUỘC THI FDI – MOOT 2018 (Phiên toà giả định) – TỪ PHẦN THI CÁC ĐỘI SINH VIÊN LUẬT ĐẠI HỌC HUFLIT

Không giống như nhiều ngành học khác, khoa học xã hội và đặc biệt là ngành luật, rất khó để tạo cơ hội cho sinh viên có thể tiếp xúc, cọ xát với những vụ việc trên thực tế. Với tinh thần tạo ra một sân chơi thi đua, giao lưu cho thế hệ các luật sư tương lai, tháng 7 năm 2018, Đại Học Luật Tp. HCM và Hội Luật quốc tế (VSIL) đã phối hợp tổ chức cuộc thi Vmoot 2018. Với 20 đội tham gia đến từ 12 cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, đây là một trong những cuộc thi phiên toà giả định có quy mô và tầm cỡ nhất trong cộng đồng những người học Luật

GÓC KHUẤT CỦA NGHỀ LUẬT SƯ TRANH TỤNG. Tôi có nên chọn nghề luật sư tranh tụng sau khi tốt nghiệp trường luật

Luật sư có lẽ đang là một nghề hot khi các quan hệ xã hội đang ngày càng trở nên phức tạp. Khi các bộ phim tô vẽ nghề luật sư đặc biệt là luật sư tranh tụng như một nghề hâp dẫn và đầy thú vị. Công việc trên thực tế của một luật sư tranh tụng ngược lại khá “trần trụi” và buồn tẻ. Các bạn đang tìm kiếm những cuộc phiêu lưu “như phim” trong sự nghiệp của mình hãy cân nhắc những lăng kính xám màu của nghề luật sư tranh tụng sau đây nhé:

MỘT SỐ CÁCH ĐỂ CÓ KINH NGHIỆM HÀNH NGHỀ CHO DÂN LUẬT

Là một sinh viên luật mới ra trường, bạn có trong tay bằng cấp, kỹ năng, và quan trọng nhất là kiến thức đủ để bạn có thể giải quyết những vấn đề pháp lý. Tuy nhiên nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm. Thật sự ức chế khi họ luôn đòi hỏi kinh nghiệm nhưng lại không cho các bạn trẻ cơ hội để có được kinh nghiệm. Có hàng trăm lí do để chúng ta không đồng ý với quan điểm của nhà tuyển dụng nhưng đó lại là sự thật. Vậy làm gì để có thể có lợi thế trong cuộc cạnh tranh tìm việc vốn đã vô cùng gay gắt đối với dân luật là một câu hỏi muôn thuở của các thế hệ sinh viên luật. Nhân dịp nghỉ hè, hãy cùng THEGIOILUAT.VN điểm qua một số cách để có thể tích luỹ kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhé.

12 BÍ QUYẾT HỌC TỐT Ở TRƯỜNG LUẬT

Nhiều bạn trẻ chọn luật làm sự nghiệp của mình nhưng thậm chí chưa có ý niệm gì về việc học luật. Điều có có thể làm bạn mất nhiều năm quý giá tuổi trẻ loay hoay không biết mình đang làm gì và phải làm gì. Hãy cùng thegioiluat nhìn lại một số kinh nghiệm học luật môi trường đại học nhé.

MỘT SỐ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG NGHỀ LUẬT (PHẦN 1)

Đối với đa số các bạn sinh viên luật mới ra trường, được làm việc trong một công ty luật quốc tế là một điều may mắn. Bạn sẽ có cơ hội cọ xát với công việc thực tế và học hỏi được rất nhiều từ những luật sư có kinh nghiệm trong một môi trường chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nhiều bạn sẽ cảm thấy bỡ ngỡ khi những người trong các công ty đó sử dụng một số thuật ngữ xa lạ khi trao đổi về các nghiệp vụ luật. Hãy cùng thegioiluat.vn làm quen trước với các từ ngữ đó để chuẩn bị tốt hơn cho nghề nghiệp tương lai nhé.