BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1962/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ GIẢI CẦU LÔNG HỌC SINH TOÀN QUỐC NĂM 2011

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ- CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/ NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ công văn số 5126/BGDĐT- CTHSSV ngày 25 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên năm học 2010-2011;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định bản Điều lệ giải Cầu lông Học sinh toàn quốc năm 2011.

Điều 2. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày kí cho đến khi kết thúc Giải.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,Tổng Thư ký Hội Thể thao học sinh Việt Nam, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo có vận động viên tham gia dự Giải, các ông Trưởng ban tổ chức, Ban trọng tài và các thành viên tham dự Giải chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 (để t/h);
- BT. Phạm Vũ Luận (để b/c);
- Liên đoàn Cầu lông VN (để p/h);
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Lưu: VT, Vụ CTHSSV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quang Quý

 

ĐIỀU LỆ

GIẢI CẦU LÔNG HỌC SINH TOÀN QUỐC NĂM 2011
(Ban hành theo Quyết định số : 1962 /QĐ-BGDĐT ngày 10 /5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Điều 1. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Hưởng ứng, chào mừng các ngày lễ lớn trong năm; tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, thường xuyên tập luyện, thi đấu các môn thể thao, đặc biệt là môn Cầu ong trong các trường phổ thông; góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho học sinh.

- Giao lưu học tập kinh nghiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa các em học sinh trên mọi miền đất nước, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh trong nhà trường.

2.Yêu cầu

 - Các đơn vị tuyển chọn và cử vận động viên dự thi theo đúng đối tượng quy định, có trình độ chuyên môn, đảm bảo tốt cho việc thi đấu;

- Chấp hành nghiêm chỉnh Luật, Điều lệ và các quy định của Ban tổ chức;

- Trưởng đoàn chịu trách nhiệm đối với các thành viên tham dự Giải của đơn vị mình và là đại diện chính thức của đơn vị làm việc với Ban tổ chức trong quá trình diễn ra Giải.

Điều 2. Đơn vị, đối tượng, số người dự thi

1. Đơn vị dự thi

 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Đối tượng dự thi

 Học sinh trong năm 2010- 2011 đang học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông đầy đủ hiện hành (bao gồm các trường công lập, bán công, dân lập, tư thục và trường phổ thông năng khiếu TDTT được thành lập theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp năng khiếu TDTT trong giáo dục phổ thông” ban hành theo Quyết định số 32/2003/ QĐ – BGDĐT ngày 11/7/2003) được xếp loại học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên và có đủ sức khoẻ thi đấu môn Cầu ong đều được tham dự Giải.

3. Đối tượng không được dự thi

- Những học sinh học các loại hình học tập khác;

- Những học sinh đoạt giải (huy chương vàng, bạc, đồng) trong các giải vô địch quốc gia do Tổng cục Thể dục Thể thao tổ chức về môn Cầu ong (tính từ năm 2009 đến ngày khai mạc giải.)

4. Số người dự thi:

- Mỗi đơn vị thi đấu được cử: 01 Trưởng đoàn, 02 Huấn luyện viên, 01 Cán bộ Y tế, 01 phục vụ đoàn.

- Trung học phổ thông: 1 đội nam (không quá 5 VĐV), 1 đội nữ (không quá 5 VĐV), 2 đôi nam, 2 đôi nữ, 2 đôi nam nữ phối hợp, 2 đơn nam, 2 đơn nữ.

 - Trung học cơ sở: Mỗi lứa tuổi được đăng ký: 1đôi nam, 1 đôi nữ, 2 đôi nam nữ phối hợp, 2 đơn nam, 2 đơn nữ.

 - Đơn vị đăng cai Giải toàn quốc được đăng ký thêm 1 đơn nam, 1 đơn nữ,

1 đôi nam, 1 đôi nữ, 1 đôi nam nữ phối hợp ở mỗi lứa tuổi, bậc học.

 - Các vận động viên được đăng ký tham gia không quá 3 nội dung (kể cả nội dung đồng đội)

Điều 3: Nội dung, thể thức, luật thi đấu

1. Nội dung:

- Cấp Trung học phổ thông: Đồng đội nam, đồng đội nữ, đôi nam, đôi nữ, đơn nam, đơn nữ, đôi nam nữ phối hợp.

- Cấp Trung học cơ sở: Đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ, đơn nam và đơn nữ.

2. Thể thức thi đấu:

- Giải đồng đội:

+ Mỗi trận đồng đội gồm: 2 trận đơn và 1 trận đôi theo thứ tự: Đơn- Đôi – Đơn

+ Trong mỗi đội chỉ có 1 vận động viên được thi đấu tối đa 2 trận (1trận đơn, 1trận đôi).

- Thể thức thi đấu:

+ Nếu số đội tham dự dưới 16: Giai đoạn 1 chia bảng đấu vòng tròn, giai đoạn 2 đấu loại trực tiếp

+ Nếu số đội tham dự trên 16: Thi đấu loại trực tiếp

 Nội dung đơn và đôi: Thi đấu loại trực tiếp

3. Luật thi đấu:

- Áp dụng luật Cầu lông hiện hành của Tổng cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch

- Cầu thi đấu: Do Ban tổ chức quy định, sẽ có thông báo sau

- Trang phục thi đấu: Trang phục thi đấu môn Cầu lông

- Các đôi, đơn cùng đơn vị sẽ không gặp nhau trận đầu tiên.

- Đồng phục trong thi đấu đồng đội và đôi

- Các nội dung chỉ được tổ chức thi đấu khi có 3 đơn vị trở lên dự thi.

4. Độ tuổi:

-Trung học cơ sở:

Nhóm 1: 12 đến 13 tuổi ( sinh sau năm 1997 )

Nhóm 2: 14 đến 15 tuổi ( sinh sau năm 1995 )

Học sinh ở nhóm tuổi dưới được phép thi đấu ở nhóm tuổi trên, và chỉ được thi đấu các nội dung khác ở nhóm tuổi đó.

-Trung học phổ thông: đến 18 tuổi (sinh sau năm 1992)

Điều 4: Đăng ký tham gia thi đấu

- Danh sách đăng kí do lãnh đạo đơn vị ký tên đóng dấu và có xác nhận đủ sức khoẻ của y tế trường

- Mỗi thành viên về dự Giải mang theo 01 ảnh mầu 3 x 4 cm có ghi rõ họ tên phía sau để làm thẻ dự thi.

- Đăng ký gửi: 01 bản gửi về Vụ Công tác học sinh, sinh viên 49 Đại Cồ Việt Hà Nội. ĐT: 04.38694983; Fax: 04.38694983. Email nnthanh @moet.com.vn.

Điều 5: Thời gian, địa điểm tổ chức giải

- Thời gian tổ chức giải từ ngày 01/8 đến ngày 10/8/2011.

- Địa điểm: Nhà thi đấu trường Cao đẳng Kinh tế – Tài chính Thái Nguyên

- 9h00 ngày 01/8/2011 Đón tiếp, kiểm tra nhân sự, làm thẻ thi đấu

- 8h30 ngày 02/8/2011: Họp chuyên môn

 - 8h00 ngày 03/8/2011: Khai mạc Giải

 - Ngày 10/8/2011 Bế mạc.

Điều 6 : Kinh phí và chế độ đãi ngộ

1/ Kinh phí tổ chức:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo kinh phí tổ chức giải và giải thưởng.

- Các đơn vị về dự thi: kinh phí do trường và cơ quan có đội tham dự chịu trách nhiệm lo kinh phí ăn, ở, đi lại cho đội trong suốt quá trình tổ chức giải.

2/ Chế độ ăn, ở, tập luyện và thi đấu:

Các đơn vị có đội tham dự tự túc các khoản bồi dưỡng tập luyện, thi đấu, trang phục, tiền ăn, ở, đi lại, (theo Quyết định số 234/2006 QĐ-TTg ngày 18/10/2006 về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao và Thông tư Liên tịch số 127/2008/TTLT/BTC- BVHTTDL ngày 24/02/2008 về hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao)

 Tiền làm thẻ: 10.000đ/người

Điều 7: Khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại

1/ Khen thưởng:

Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng:

- Cúp, cờ, huy chương và giải thưởng cho giải nhất đồng đội. Cờ, huy chương giải thưởng cho giải nhì và 2 giải ba đồng đội. Huy chương, giải thưởng cho các giải nhất, nhì, ba (đồng giải ba), đơn, đôi ở mỗi lứa tuổi, cấp học

- Tặng cờ lưu niệm cho đơn vị đăng cai và các nhà tài trợ.

2. Kỷ luật:

 Mọi thành viên tham gia giải phải nghiêm túc tuân thủ theo Luật Cầu lông hiện hành và Điều lệ Giải. Cá nhân, tập thể vi phạm Luật, Điều lệ tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ Ban Tổ chức sẽ có hình thức kỷ luật thích hợp từ cảnh cáo đến truất quyền thi đấu, truất quyền chỉ đạo hoặc đề nghị cấp trên xét kỷ luật, thông báo về đơn vị quản lý.

3. Khiếu nại:

 Chỉ có trưởng đoàn, huấn luyện viên mới có quyền khiếu nại về nhân sự, Ban tổ chức có trách nhiệm xem xét và xử lý kịp thời. Nếu chưa xác định được vi phạm về nhân sự dự thi, Ban tổ chức sẽ kiểm tra sau khi kết thúc giải, đơn vị vi phạm sẽ chịu toàn bộ kinh phí cho công tác thẩm tra, bị huỷ bỏ toàn bộ kết quả thi đấu và bị thu hồi huy chương, giải thưởng của nhân sự vi phạm. Các khiếu nại về luật, chuyên môn, kỹ thuật do Tổng trọng tài xem xét, xử lý giải quyết ngay để đảm bảo tiến độ các trận đấu theo đúng lịch thi đấu.

Điều 8: Công tác chỉ đạo giải

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo trực tiếp toàn bộ giải, cơ quan thường trực chỉ đạo là Vụ Công tác học sinh, sinh viên.

- Chỉ có Bộ Giáo dục và đào tạo mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này khi thấy cần thiết để phù hợp với thực tế phong trào tập luyện và thi đấu môn Cầu ong của học sinh phổ thông.

THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 10/05/2011

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Quyết định 1962/QĐ-BGDĐT năm 2011 về Điều lệ giải Cầu lông Học sinh toàn quốc năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 1962/QĐ-BGDĐT Ngày ban hành 10/05/2011
Ngày có hiệu lực 10/05/2011 Ngày hết hiệu lực
Nơi ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo Tình trạng Đang có hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Quyết định 1962/QĐ-BGDĐT năm 2011 về Điều lệ giải Cầu lông Học sinh toàn quốc năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Mục lục

Mục lục

Close