Văn bản "Thông tư 76/2001/TT-BTC hướng dẫn Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu kèm theo Quyết định 133/2001/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành" đã HẾT HIỆU LỰC từ ngày 01/07.2016

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 76/2001/TT-BTC

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 76/2001/TT-BTC NGÀY 25 THÁNG 9 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM CỦA QUY CHẾ TÍN DỤNG HỖ TRỢ XUẤT KHẨU BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 133/2001/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thi hành Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

l. Trong thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

a) Đơn vị là các đối tượng quy định tại Điều 3 của Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Bảo lãnh dự thầu xuất khẩu là cam kết đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của Nhà xuất khẩu (Bên được bảo lãnh) cho nhà mời thầụ (Bên nhận bảo lãnh) bằng văn bản do Quỹ Hỗ trợ phát tnển phát hành.

c) Bảo lãnh thực hiện hợp đổng xuất khẩu là cam kết bằng văn bản do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành cho Nhà nhập khẩu (Bên nhận bảo lãnh) cam kết bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ của Nhà xuất khẩu (Bên được bảo lãnh) với Nhà nhập khẩu.

d) Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành cho một tổ chức tín dụng về việc đề nghị tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh cho nghĩa vụ của các đơn vị thuộc đối tượng bảo lãnh dự thầu hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Trường hợp phát sinh các nghĩa vụ bảo lãnh mà tổ chức tín dụng phải thực hiện thì Quỹ Hỗ trợ phát triển phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho tổ chức tín dụng.

e) Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa Quỹ Hỗ trợ phát triển với Bên được bảo lãnh về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc bảo lãnh và hoàn trả.

f) Tổ chức tín dụng là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Quỹ Hỗ trợ phát triển được huy động vốn trung và dài hạn; được ngân sách Nhà nước cấp vốn điều lệ, vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bù chênh lệch lãi suất theo kế hoạch của Nhà nước, để thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.

II- CHO VAY ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN

l. Đối tượng cho vay

Thực hiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam vay góp vốn liên doanh với nước ngoài để sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu phải đảm bảo hai yêu cầu sau:

- Dự án liên doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án liên doanh đạt kim ngạch xuất khẩu ít nhất bằng 80% doanh thu hàng năm.

2. Mức vốn cho vay.

Thực hiện theo quy định tại Điều 8, Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tuớng Chính phủ.

Trường hợp vay góp vốn liên doanh, mức vốn cho vay tối đa bằng 90% phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam được ghi trong giấy phép đầu tư.

3. Tài sản đảm bảo tiền vay

Thực hiện theo quy định tại Điều 12, Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp vay góp vốn liên doanh, đơn vị phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố trị giá tối thiểu bằng 30% số vốn vay.

III- HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ

1. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Thực hiện theo quy định tại Điều 13,Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Nguyên tắc xác định hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

- Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng với lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo nguyên tắc sau:

+ áp dụng chung cho cả các dự án vay vốn bằng nội tệ và dự án vay vốn bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng.

+ Chênh lệch lãi suất để tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư tối đa bằng 50% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được cấp cho chủ đầu tư sau khi dự án (công trình, hạng mục công trình, dự án) đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng và chủ đầu tư đã trả nợ vay (gốc, lãi) cho tổ chức tín dụng.

- Các khoản nợ quá hạn, nợ phải trả trong thời gian gia hạn nợ, đơn vị không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Những khoản vay được trả trước hạn, mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được tính theo thời hạn thực vay của khoản vốn đó.

- Các dự án khoanh nợ thì thời gian khoanh nợ không được tính vào thời hạn thực vay để tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và thời hạn hỗ trợ tối đa bằng thời hạn vay ghi trong hợp đồng tín dụng.

3. Xác định mức hỗ trợ LSĐT

- Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được xác định theo công thức.sau:

Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

=

Số nợ gốc trong hạn thực trả

x

Lãi suất vay vốn tại thời điểm vay vốn của TCTT

-

Lãi suất tín dụng ĐTPT tại cùng thời điểm vay vốn

x

Thời hạn thực vay của số nợ gốc được hỗ trợ LSSĐT (quy đổi theo năm)

- Thời hạn thực vay để tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là khoảng thời gian từ ngày, tháng nhận nợ đến ngày, tháng nợ gốc trong hạn được trả cho tổ chức tín đụng và được xác định trên nguyên tắc sau:

+ Việc xác định thời hạn thực vay để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được căn cứ vào thời điểm nhận vốn vay ghi trên khế ước và thời điểm trả nợ gốc ghi trên chứng từ trả nợ của đơn vị cho tổ chức tín dụng.

+ Lấy thời điểm trả nợ kỳ đầu tiên của khoản nợ gốc trong hạn so với thời điểm giải ngân số vốn vay lần đầu để tính thời hạn thực vay của số nợ gốc trả lần đầu và trên cơ sở đó tính lùi để xác định số thời hạn thực vay của số nợ gốc trả các lần tiếp theo.

- Đối với dự án vay vốn bằng ngoại tệ, việc xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các đự án vay vốn bằng ngoại tệ được thực hiện theo nguyên tệ. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân USD/VNĐ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc tỷ giá tính chéo cho các loại ngoại tệ/VNĐ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cấp tiền hỗ trợ, để xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bằng đồng Việt Nam cho dự án.

IV- BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

l. Đối tượng được bảo lãnh vay vốn đầu tư

Thực hiện theo quy định tại Điều 16, Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Xử lý tài chính khi chủ đầu tư không trả được nợ đúng hạn

Khi đơn vị không trả được nợ vay theo đúng hợp đồng tín đụng đã ký, tổ chức tín dụng cho vay vốn phối hợp với Quỹ Hỗ trợ phát triển và các cơ quan liên quan áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để đôn đốc thu hồi nợ từ đơn vị vay vốn hoặc cho phép đơn vị được giãn nợ theo quy định của tổ chức tín dụng.

Sau khi đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ, đơn vị vay vốn vẫn không có nguồn để trả nợ đúng hạn, xử lý như sau:

- Vào ngày cuối cùng của mỗi quý, tổ chức tín dụng cho vay, vốn thông báo bằng văn bản cho Quỹ Hỗ trợ phát triển về số vốn vay quá hạn phát sinh trong quý.

- Quỹ Hỗ trợ phát triển kiểm tra, trong thời hạn 15 ngày phải chuyển trả cho tổ chức tín dụng số tiền bằng 50% tính trên số vốn vay quá hạn phát sinh trong quý đó. Tổng số tiền Quỹ Hỗ trợ phát triển trả cho tổ chức tín dụng thay cho đơn vị bằng 50% tổng số nợ quá hạn của dự án phát sinh nhưng tối đa không quá 50% mức bảo lãnh đã thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh giữa Quỹ Hỗ trợ phát triển và đơn vị.

Trường hợp Quỹ Hỗ trợ phát tnển chỉ bảo lãnh một phần vốn vay của dự án thì số tiền Quỹ Hỗ trợ phát triển trả cho tổ chức tín dụng thay cho đơn vị cũng được xác định tương ứng với tỷ lệ phần vốn được bảo lãnh trong tổng vốn đầu tư của dự án theo nguyên tắc trên.

- Đơn vị vay vốn phải nhận nợ bắt buộc với Quỹ Hỗ trợ phát triển về số tiền Quỹ Hỗ trợ phát triển trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 130% lãi suất đang vay của tổ chức tín đụng.

- Khi có nguồn trả nợ, đơn vị trả đồng thời cho tổ chức tín dụng và Quỹ Hỗ trợ phát triển theo tỷ lệ ngang nhau (50:50).

- Tài sản hình thành sau đầu tư do tổ chức tín dụng quản lý. Trường hợp phải xử lý tài sản hình thàhh sau đầu tư để trả nợ quá hạn, nguồn xử lý tài sản cũng được trả cho tổ chức tín dụng và Quỹ Hỗ trợ phát triển theo tỷ lệ ngang nhau (50:50). .

V. CHO VAY NGẮN HẠN

1. Đối tượng cho vay

- Thực hiện theo quy định tại tài khoản l, khoản 2, Điều 21, Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ qui định hàng năm hoặc trong từng thời kỳ.

- Các đơn vị có dự án sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu quy đinh tại khoản 1 Điều 6 Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tuớng Chính phủ đã được Quỹ Hỗ trợ phát triển cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong thời hạn vay vốn, nếu đơn vị ký được hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cửa dự án, thì trong năm đầu tiên ký hợp đồng xuất khẩu, đơn vị được vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.

2. Nguyên tắc cho vay

- Việc cho vay vốn ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu được thực hiện theo từng hợp đồng xuất khẩu của đơn vị đã ký với Nhà nhập khẩu.

- Từng thời điểm một, hợp đồng xuất khẩu chỉ được áp dụng một hình thức vay vốn ngắn hạn (hoặc cho vay trước khi giao hàng hoặc cho vay sau khi gian hàng).

3. Mức vốn cho vay

- Cho vay trước khi giao hàng: sau khi ký được hợp đồng xụất khẩsu, đơn vị được vay vốn để mua nguyên, vật liệu và các yếu tố sản xuất để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% trị giá hợp đồng xuất khẩu. Trường hợp bên nhập khẩu đã mở L/C thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% trị giá L/C có hiệu lực.

- Cho vay sau khi giao hàng được thực hiện khi đơn vị có hối phiếu hợp lệ hoặc bộ chứng từ hàng xuất. Mức vốn cho vay tối đa không quá 90% trị giá hối phiếu hợp lệ hoặc 90% trị giá bộ chứng từ hàng xuất.

- Đối với những mặt hàng xuất khẩu bằng hạn ngạch thì mức cho vay tối đa bằng trị giá hàng hoá còn lại trong hạn ngạch tính đến thời điểm vay vốn.

4. Bảo đảm tiền vay

- Cho vay trước khi giao hàng: Đơn vị vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp trị giá tối thiểu bằng 30% số vốn vay.

- Cho vay sau khi giao hàng: Đơn vị vay vốn được sử dụng hối phiếu hợp lệ hoặc bộ chứng từ hàng xuất để chứng minh cho việc vay vốn.

5. Trả nợ gốc và lãi tiền vay

- Trả nợ gốc: nợ gốc được hoàn trả một lần hoặc nhiều lần phù hợp với số lần thanh toán được quy định trong Hợp đồng xuất khẩu.

- Trả lãi tiền vay: lãi tiền vay được trả hàng tháng.

VI- BẢO LÃNH DỰ THẦU, BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

1. Đối tượng được bảo lãnh

Đối lượng được bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng gồm:

- Đối tượng quy định tại khoản l, khoản 2, Điều 21, Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quy định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướngChính phủ do Bộ Thương mại trình Thủ tuớng Chính phủ qui định hàng năm hoặc trong từng thời kỳ.

- Các đơn vị có dự án sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu đã được Quỹ Hỗ trợ Phát triển cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nuớc, trong thời hạn vay vốn, nếu có nhu cầu thì được Quỹ Hỗ trợ phát triển bảo lãnh dự thầu hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong thời hạn l năm.

2. Thời hạn bảo lãnh

Việc xác định thời hạn bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng được căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ của đơn vị theo yêu cầu của Nhà mời thầu, Nhà nhập khẩu ghi trong hồ sơ mời thầu hoặc hợp đồng xuất khẩu.

3. Đồng tiền dùng trong bảo lãnh

- Đồng tiền dùng trong bảo lãnh dự thầu được xác định theo nghĩa vụ của đơn vị phải thực hiện quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc trong hợp đồng xuất khẩu.

- Đồng tiền dùng trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng được xác định theo nghĩa vụ của đơn vị phải thực hiện quy định trong hợp đồng xuất khẩu.

4. Mức bảo lãnh

- Đối với bảo lãnh dự thầu: Mức bảo lãnh tối đa là 3% giá dự thầu. Truờng hợp tại thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh chưa xác định được giá dự thầu thì mức bảo lãnh thực hiện theo nghĩa vụ của đơn vị dự thầu quy định trong hồ sơ mời thầu.

- Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Mức bảo lãnh tối đa là 10% giá trị hợp đồng.

- Tổng mức bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu và bảo lãnh tín dụng đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển không được vượt quá tổng số vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nuớc trong năm đó.

5. Phí bảo lãnh

- Các đơn vị được Quỹ Hỗ trợ phát triển bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng không phải trả phí.

- Trường hợp bảo lãnh đối ứng, phí phát hành thư bảo lãnh do Quỹ Hỗ trợ phát tnển trả theo quy định của tổ chức tín dụng thực hiện. Quỹ Hỗ trợ phát triển được hạch toán khoản phí này vào chi phí hoạt động nghiệp vụ.

6. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- Trường hợp đơn vị không thực hiện đúng các quy định dự thầu hoặc các nghĩa vụ trong hợp đồng xuất khẩu, Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện nghĩa vụ bão lãnh theo các cam kết trong thư bảo lãnh.

- Trường hợp bảo lãnh đối ứng, khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện việc trả tiền cho bên nhận bão lãnh theo các cam kết trong thư bảo lãnh. Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện việc hoàn trả tiền cho tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam (quy đổi theo tỷ giá bán ra đồng tiền bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm hoàn trả).

7. Nhận nợ bắt buộc

- Trường hợp Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, đơn vị phải nhận nợ bắt buộc với Quỹ Hỗ trợ phát triển, quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ gịá bán ra đồng tiền bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm Quỹ Hỗ trợ phát triển trả tiền.

- Trường hợp bảo lãnh đối ứng, khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, đơn vị phải nhận nợ bắt buộc với Quỹ Hỗ ượ phát triển theo số tiền mà Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện việc hoàn trả tiền cho tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam.

- Lãi suất nhận nợ bắt buộc bằng 150% lãi suất vay vốn ngắn hạn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.

VII- TÀI SẢN BẢO ĐẢM NỢ VAY VÀ XỬ LÝ RỦI RO

1. Tài sản đảm bảo nợ vay (thế chấp, cầm cố) và trình tự thủ tục thế chấp,cầm cố tài sản đảm bảo tiền vay thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Xử lý rủi ro được thực hiện theo quy định tại Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tuớngChính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

VIII- CẤP BÙ CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT

Việc cấp bù chênh lệch lãi suất cho Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.

IX- HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Hạch toán kế toán

Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện hạch toán kế toán đối với hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo nguyên tắc sau:

- Nguồn vốn thực hiện hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu được hạch toán và theo dõi chung trong nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển.

- Hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (sử dụng vốn) của Quỹ Hỗ trợ phát triển được hạch toán và theo dõi riêng theo hướng dãn của Bộ Tài chính.

2. Chế độ báo cáo

- Định kỳ chậm nhất vào ngày 10 hàng tháng và ngày 15 tháng đầu mỗi quý, Quỹ Hỗ trợ phát triển lập và gửi các báo cáo tình hình thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài số liệu thống kê theo quy định, trong báo cáo Quỹ Hỗ trợ phát triển cần phân tích, đánh giá và đề xuất các kiến nghị tình hình thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.

- Ngoài các báo cáo định kỳ, trường hợp cần thiết. Quỹ Hỗ trợ phát tnển thực hiện báo cáo đột xuất hoặc chuyên đề theo đề nghị của Bộ Tài chính.

- Các biểu mẫu báo cáo thống kê số liệu tình hình thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu gồm:

+ Báo cáo cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu (tháng, năm), Mẫu số B01-TDXK.

+ Báo cáo cho vay trung và dài hạn hỗ trợ xuất khẩu (tháng, năm) Mẫu số B02-TDXK.

+ Báo cáo cấp HTLSSĐT tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, Mẫu số B03- TDXK

+ Báo cáo bảo lãnh tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, Mẫu số B04-TDXK.

X- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm Quỹ Hỗ trợ phát triển

a) Xây dựng kế hoạch tín dụng hỗ trợ xuất khẩu báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính các nội dung sau:

- Tổng mức vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo các hình thức hỗ trợ;

- Kế hoạch huy động vốn và giải pháp huy động để thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.

- Kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

b) Tổ chức và thực hiện hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo đúng quy định của Quy chế tín dụng hỗ trự xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chmh phủ và quy định tại thông tư này.

c) Hướng dẫn trình tự, thủ tục, quy trình nghiệp vụ cho vay trung, dài hạn; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, cho vay ngắn hạn, bảo lãnh tín dụng hỗ trợ xuất khẩu .

d) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

2. Trách nhiệm Bộ Tài chính

- Hướng dẫn và giám sát Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. .

Thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Quỹ Hỗ trợ phát triển.

Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết những đề xuất, kiến nghị về hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.

XI- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

l. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 9 năm 2001.

2.Các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định tại Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ đã ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất với Quỹ Hỗ trợ phát triển trước ngày 26 tháng 9 năm 2001 (quy định tại thông tư số 5l/2001/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2001) được thống nhất thực hiện theo quy định tại thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

 

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

THEGIOILUAT.VN
Hết hiệu lực
Hết HL: 01/07/2016

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Thông tư 76/2001/TT-BTC hướng dẫn Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu kèm theo Quyết định 133/2001/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 76/2001/TT-BTC Ngày ban hành 25/09/2001
Ngày có hiệu lực 26/09/2001 Ngày hết hiệu lực 01/07/2016
Nơi ban hành Bộ Tài chính Tình trạng Hết hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Thông tư 76/2001/TT-BTC hướng dẫn Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu kèm theo Quyết định 133/2001/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
Mục lục

Mục lục

Close