Chào Công ty, Công ty tôi hiện tại ở TP.HCM và chúng tôi đang muốn mở rộng sản xuất ra các tỉnh lân cận. Tôi muốn hỏi việc thành lập các cơ sở sản xuất ra các tỉnh lân cận thì tôi nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?

I.       CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Doanh nghiệp 2014.

Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

II.        NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Quy định chung:

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014, quy định về Chi nhánh, địa điểm kinh doanh như sau:

Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của Chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về việc đăng ký Chi nhánh và thông báo địa điểm kinh doanh quy định như sau:

- Đối với Chi nhánh, doanh nghiệp gửi thông báo lập Chi nhánh đến phòng đăng ký kinh doanh.

- Đối với địa điểm kinh doanh, chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt Chi nhánh.

Do vậy việc thành lập Chi nhánh không quy định về điều kiện nơi được thành lập. Tuy nhiên, đối với địa điểm kinh doanh có quy định nơi lập địa điểm kinh doanh phải là nơi đặt trụ sở chính hoặc Chi nhánh.

2. Một số lưu ý khi thành lập Chi nhánh và địa điểm kinh doanh:

a. Đối với vấn đề đặt tên (Điều 41 Luật Doanh Nghiệp 2014, Điều 20 NĐ 75/2015/NĐ-CP).

- Tên của Chi nhánh, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

- Tên của Chi nhánh phải có cụm từ “Chi nhánh” kèm theo tên doanh nghiệp.

- Phần tên riêng của văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh không được kèm theo cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”

b. Mã số thuế (Điều 8 NĐ 78/2015/NĐ-CP):

- Chi nhánh được cấp mã số đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp.

- Địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Vì Chi nhánh có mã số thuế riêng nên chi nhánh có thể tự thực hiện nghĩa vụ thuế. Còn mã số được cấp cho địa điểm kinh doanh không phải mã số thuế nên địa điểm kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua Trụ sở chính hoặc Chi nhánh.
Do đó, trong trường hợp của Công ty nếu muốn thành lập cơ sở sản xuất tại các tỉnh lân cận ngoài địa phận của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính thì phải thành lập chi nhánh trước. Việc thành lập nhiều chi nhánh ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ không bị giới hạn, đồng thời phải có chi nhánh tại các tỉnh nêu trên thì mới được phép thành lập địa điểm kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với thắc mắc của Anh/Chị về vấn đề nêu trên. Câu trả lời này chỉ mang tính chất tham khảo, việc áp dụng nội dung tư vấn trên còn phụ thuộc vào từng vụ việc, hoàn cảnh cụ thể. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp qua mục Câu hỏi trên Website http://thegioiluat.vn để được giải đáp cụ thể.

TRÂN TRỌNG

 

 

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.