TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN TB THÀNH PHỐ HCM

Bản số: 254/2015/KDTM-ST

Ngày: 15/6/2015

V/v: “Tranh chấp hợp đồng chuyển phát”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN TB THÀNH PHỐ HCM

HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM: 

1. Bà Phạm Thị Thanh - Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa:    

2. Ông Trần Văn Q  - Hội thẩm nhân dân

3. Ông Nguyễn Minh M  - Hội thẩm nhân dân

Ông Trần Tiến P- Cán bộ Tòa án nhân dân quận TB, thành phố HCM - Thư ký phiên toà

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Quận X, Tp. HCM tham gia phiên tòa: Bà Đỗ Thị Thu – Kiểm sát viên.

Trong các ngày 10 và 15 tháng 6 năm 2015 tại Tòa án nhân dân quận TB xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 216/2012/TLST-KDTM ngày 11/12/2012 về “Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 118/2015/QĐST- KDTM ngày 20 tháng 05 năm 2015 giữa các đương sự:

NGUYÊN ĐƠN:

NĐ_Công ty cổ phần Biển Đỏ

Địa chỉ trụ sở : 359/23 LVS , phường 12, Quận X, Thành phố HCM

Người đại diện theo pháp luật : Bà Nguyễn Thị Thảo – sinh năm 1981 (có mặt tại phiên Tòa, vắng mặt tại buổi tuyên án)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn : Luật sư HPH (có mặt) và Phạm Thị Hòa (vắng mặt) – Văn phòng Luật sư HPH, Đoàn Luật sư Thành phố HCM

BỊ ĐƠN:

BĐ_Công ty TNHH TRAIN

Địa chỉ trụ sở : Cảng Thông quan nội địa MĐ – 17 PH, xã MĐ, huyện TL, HN.

Người đại diện theo pháp luật: Ông HARDY HT DIEC

Địa chỉ chi nhánh: 39B TS, phường 4, quận TB, Thành phố HCM

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Phan Quỳnh Chi - sinh năm 1976  (có mặt) Theo văn bản ủy quyền ngày 03/01/2013.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư NTHN – Văn phòng Luật sư TC, Đoàn Luật sư Thành phố HCM ( vắng mặt)

NGỪỜI CÓ QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ LIÊN QUAN: 

LQ_Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải Trường Lộ

Địa chỉ: 86/54 PQ, phường 02, quận TB, Thành phố HCM

Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễ Văn  Trị – sinh năm 1971 ( có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt)

NHẬN THẤY:

Trong đơn khởi kiện ngày 10/10/2012 cùng lời trình bày của bà Nguyễn Như Thảo – đại diện theo pháp luật của nguyên đơn thì :

Vào ngày 11/11/2011 NĐ_Công ty CP Biển Đỏ có yêu cầu BĐ_Công ty TNHH TRAIN (gọi tắt là BĐ_Công ty TRAIN) thông qua Chi nhánh của BĐ_Công ty tại Thành phố HCM để chuyển phát nhanh hàng hóa là 02 cánh tay robot – dùng cho việc dạy học – từ Vương Quốc Anh về Việt Nam. Theo đó, hàng hóa được bên chuyển phát nhận từ Vương Quốc Anh về Việt Nam theo hình thức giao nhận“ door to door “ nghĩa là nhận hàng từ người giao (tại Vương Quốc Anh) và giao tại địa chỉ người nhận (359/23 LVS, phường 12, Quận X, Thành phố HCM) trong thời hạn từ 4 đến 5 ngày, 2 cánh tay robot này nguyên đơn mua từ Vương Quốc Anh của một công ty khác và đã hoàn tất việc giao tiền.

Ngày 21/11/2011, BĐ_TRAIN nhận hàng từ phía người gởi, ngày 28/11/2011 nguyên đơn mới nhận được thông báo hàng về đến Việt Nam, nguyên đơn đã nhanh chóng ký tờ khai nhập khẩu cho BĐ_TRAIN. Đến ngày 02/12/2011 thông qua Email, BĐ_TRAIN thông báo cho nguyên đơn rằng 01 cánh tay robot bị gãy và cho đến ngày 05/12/2011 BĐ_TRAIN vẫn không tiến hành giao hàng mặc dù nguyên đơn đã nhiều lần yêu cầu giao hàng.

Ngày 07/12/2011  BĐ_TRAIN  giao hàng, trước sự chứng kiến của nhân viên BĐ_TRAIN, khi mở hàng, nguyên đơn nhận thấy có một cánh tay robot bị gãy hỏng, nguyên đơn đã chụp hình và lập biên bản về việc này, nguyên đơn chỉ nhận 01 kiện hàng có 01 cánh tay robot còn nguyên vẹn, trả ½ tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu; không đồng ý nhận kiện hàng có 01 cánh tay robot hư hỏng kia.

Ngày 09/12/2011 nguyên đơn gởi đơn khiếu nại yêu cầu bồi thường giá trị của cánh tay  robot  bị  hư  hỏng  hoặc  giao  lại  cho  nguyên  đơn  cánh  tay robot  mới  100%.  Ngày 22/12/2011 nguyên đơn nhận được thư trả lời của BĐ_TRAIN Singgapore bằng tiếng Anh và BĐ_TRAIN - Chi nhánh HCM đã giải thích cho nguyên đơn sau đó rằng do việc đóng gói không thích hợp dẫn đến việc hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Không đồng ý với cách giải thích như trên, nguyên đơn đã có cuộc hẹn trao đổi trực tiếp với lãnh đạo BĐ_TRAIN nhưng BĐ_TRAIN vẫn không đồng ý bồi thường.

BĐ_TRAIN đã đồng ý nhận hàng tại Anh và làm thủ tục để giao hàng cho nguyên đơn tại Việt Nam ( door to door ) do vậy mọi trách nhiệm kiểm tra việc đóng gói cũng như vận chuyển và giao hàng đều thuộc BĐ_TRAIN. Tại thời điểm BĐ_TRAIN nhận hàng  từ đối tác của nguyên đơn, nguyên đơn không hề nhận được bất kỳ thông báo nào từ BĐ_TRAIN về việc hàng hóa của nguyên đơn không được đóng gói an toàn và cẩn thận để bảo vệ chống lại các rủi ro vận chuyển thông thường. Do đó, theoDĐiều 11e - bản Điều kiện và Điều khoản vận chuyển mà BĐ_TRAIN quy định, hàng hóa của nguyên đơn đã được đóng gói đúng quy cách và BĐ_TRAIN phải có trách nhiệm bồi thường.

Nay bà đại diện nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải:

Bồi thường giá trị toàn bộ cánh tay robot bị gãy là : 51.759.040đ (theo Tờ khai hải quan số 53824 ngày 30/11/2011)

Tiền lãi tính trên phần giá trị cánh tay robot từ ngày 25/11/2011 đến 25/11/2012 là: 59.759.040đ x 14%/năm x 12 tháng = 7.246.266đ.

Bị đơn BĐ_Công ty TRAIN do bà Phan Quỳnh Chi đại diện theo ủy quyền trình bày:

Ngày 11/11/2011, nguyên đơn có yêu cầu BĐ_TRAIN vận chuyển hai cánh tay robot từ Anh Quốc về Việt Nam theo dịch vụ tiết kiệm. Ngày 21/11/2011, người gởi hàng tại Anh, Công ty Robotica, đã ký không vận đơn GD 318209124 WN, đóng gói và niêm phong hàng hóa trong hai thùng carton và bàn giao cho BĐ_TRAIN bên Anh, BĐ_TRAIN Anh Quốc nhận hai thùng carton nguyên đai nguyên kiện.

Ngày 01/12/2011, trong quá trình kiểm hóa, Hải quan Việt Nam phát hiện một trong hai cánh tay robot bị gãy ở cổ tay, trong khi thùng carton bên ngoài vẫn còn trong tình trạng tốt, không bị thủng rách. Kiểm tra quy cách đóng gói hàng hóa, BĐ_TRAIN thấy hàng hóa chỉ được quấn túi xốp khí sơ xài, không có moute định vị, chỗ bị gãy là mối nối để vặn đinh ốc, nên có thể chất liệu làm cánh tay robot ở điểm này đã không đủ độ cứng cần thiết.

Ngày 07/12/2011 nguyên đơn từ chối không nhận cánh tay robot bị gãy, thanh toán 50% thuế nhập khẩu và 100% thuế dịch vụ hải quan. BĐ_TRAIN bắt buộc phải nhận lại thùng carton có chứa cánh tay robot bị gãy, Tờ hai quan số 53824/NKD01 và Biên lai nộp thuế số 40683.

Qua yêu cầu của nguyên đơn, bà đại diện bị đơn không đồng ý tất cả những yêu cầu này, hiện nguyên đơn vẫn chưa thanh toán ½ tiền thuế nhập khẩu mà BĐ_TRAIN đã đóng thay cho nguyên đơn là 2.587.952đ.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: LQ_Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải Trường Lộ do ông Nguyễ Văn  Trị – đại diện theo pháp luật trình bày:

LQ_Công ty Trường Lộ có chức năng là đại lý Hải quan và được BĐ_Công ty TRAIN thuê để tiến hành thủ tục hải quan cho các lô hàng xuất – nhập thông quan đường chuyển phát nhanh của BĐ_TRAIN. Đối với lô hàng nhập có số Bill GD 31820924 WW chủ hàng là NĐ_Công ty cổ phần Biển Đỏ, nhập mặt hàng cánh tay Robot (mới 100%) thì LQ_Công ty Trường Lộ có mở kiện hàng để Hải quan kiểm tra, khi kiện hàng được mở ra nhận thấy có 01 kiện chứa 01 cánh tay Robot bị gãy. Theo quy định, LQ_Công ty Trường Lộ đã bàn giao kiện hàng đó lại cho BĐ_TRAIN để tiến hành các bước tiếp theo.

Tại phiên Tòa, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn – Luật sư HPH trình bày:

Nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải bồi thường giá trị cánh tay robot là 51.759.040đ và tiền lãi từ ngày 25/11/2011 đến 25/11/2012 là 7.246.266đ, thời hạn trả ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Bà Chi đại diện bị đơn không đồng ý toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn vì: Bị đơn chỉ nhận trách nhiệm chuyển phát từ Vương quốc Anh giao lại cho nguyên đơn, khi nhận hàng thì 2 kiện hàng đã được đã được đóng gói, niêm phong, việc cánh tay Robot bị gãy không thuộc phạm vi trách nhiệm của bị đơn vì khi tiến hành kiểm hóa, thông quan bao bì chứa hàng vẫn còn nguyên không bị thủng rách, móp méo. Theo quy định của BĐ_Công ty thì khách hàng có quyền lựa chọn các loại dịch vụ như: Chuyển phát nhanh, chuyển phát tiết kiệm, trách nhiệm tăng cường… cụ thể trong trường hợp này, nguyên đơn lựa chọn dịch vụ chuyển phát tiết kiệm. Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ trách nhiệm tăng cường thì phải đóng thêm một khoản phí, khi xảy ra   mất mát, hư hỏng thì bị đơn có trách nhiệm bồi thường.

Bà Thảo trình bày: Bà không biết bên bị đơn có dịch vụ trách nhiệm tăng cường vì không được bị đơn thông báo,  nguyên đơn không hề được bị đơn thông báo việc đóng gói 02 kiện hàng không đảm bảo điều kiện để vận chuyển.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: LQ_Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải Trường Lộ do ông Nguyễ Văn  Trị là người đại diện theo pháp luật có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt.

Luật sư HPH phát biểu ý kiến:

- Xác định quan hệ tranh chấp trong vụ án này là “ Hợp đồng vận chuyển” được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự.

- Nguyên đơn ủy quyền cho bị đơn nhận hàng từ người bán là Công ty Robotica (Anh Quốc) chuyển về cho bị đơn nên trong không vận đơn phải ghi người gửi hàng là NĐ_Công ty CP Biển Đỏ và người nhận hàng cũng là NĐ_Công ty CP Biển Đỏ nhưng bị đơn ghi người gửi: Công ty Robotica là không đúng.

- Bị đơn không có quy định, hướng dẫn thế nào là kiện hàng móp méo… với kinh nghiệm của một hãng vận chuyển bị đơn phải có trách nhiệm hướng dẫn, cảnh báo cho nguyên đơn về cách thức đóng gói.

- Bị đơn phải có trách nhiệm mua bảo hiểm kiện hàng chứ không phải nguyên đơn. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.

Bà Chi phát biểu tranh luận:

- BĐ_TRAIN chỉ có trách nhiệm nhận kiện hàng chứ không giám sát việc đóng gói, BĐ_TRAIN chỉ chịu trách nhiệm về bao bì bên ngoài còn nguyên không thủng rách.

- Trách nhiệm tăng cường ( bảo hiểm) là do khách hàng lựa chọn và phải trả thêm phí nếu có yêu cầu.

- Phần người gửi trên không vận đơn ghi Công ty Robotica (Anh Quốc) là đúng vì BĐ_TRAIN nhận hàng từ Robotica (Anh Quốc) chuyển đến người nhận là NĐ_Công ty CP Biển Đỏ.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân quận TB phát biểu ý kiến:

Quá trình thụ lý, giải quyết đến khi đưa vụ án ra xét xử là quá hạn, phiên Tòa đã được hoãn để đưa thêm người tham gia tố tụng. Sau đó, Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng là LQ_Công ty Trường Lộ tham gia, nhưng khi  đưa vụ án ra xét xử lại Tòa án không chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát nghiên cứu.

XÉT THẤY:

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa Hội đồng xét xử nhận định:

Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn có mời Luật sư HPH và PTH, bị đơn mời Luật sư NTHN bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Tại phiên Tòa, Luật sư PTH và Luật sư NTHN vắng mặt, nguyên đơn đồng ý xét xử vắng mặt Luật sư PTH, bị đơn đồng ý xét xử vắng mặt Luật sư PTHN. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan - LQ_Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải Trường Lộ -  có đơn yêu cầu được vắng mặt tại các phiên hòa giải, xét xử nên Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.

Theo lời thừa nhận của đôi bên đương sự có trong hồ sơ và tại phiên tòa thì vào ngày 11/11/2011 nguyên đơn và bị đơn có giao dịch chuyển phát nhanh hàng hóa là 2 cánh tay Robot – dùng cho việc dạy học – từ Vương Quốc Anh về Việt Nam. Nay nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn phải bồi thường do 1 cánh tay Robot bị gãy theo giá mua là 51.759.040đ, Hội đồng xét xử xét thấy:

Theo Giấy phép số 1109/GP ngày 17/01/1995 và Quyết định số 1109/GPĐC5 ngày 23/7/2004 của Ủy ban Nhà Nước về Hợp tác và Đầu tư cấp BĐ_Công ty TNHH TRAIN có chức năng làm dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế các tài liệu kỹ thuật và chứng từ thương mại, hàng hóa, vật phẩm không phải là các dịch vụ thư tín.

BĐ_Công ty TRAIN được phép thực hiện các dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế các tài liệu kỹ thuật, chứng từ thương mại, hàng hóa và vật phẩm khác không phải là các dịch vụ thư tín. Như vậy, quan hệ tranh chấp trong vụ án này được xác định là “Tranh chấp dịch vụ chuyển phát” được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 4, Điều 19 Nghị định số 128/2007/NĐCP ngày 02/8/2007 của Chính phủ và dịch vụ chuyển phát là một phần của dịch vụ Bưu chính theo quy định tại Điều 3 và Điểm c Khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính năm 2011.

Điều 19 Nghị định 128 qui định:

1. Việc cung ứng và sử dụng dịch vụ chuyển phát được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc cá hình thức giao kết khác theo thỏa thuận của các bên .

2. Phiếu gửi, chứng từ, vận đơn h  p lệ và các hình thức văn bản khác thể hiện sự giao kết giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát và người sử dụng dịch vụ là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Như vậy, bản không vận đơn số GD 318208124WW là sự giao kết hợp đồng của nguyên đơn với bị đơn là hợp đồng dịch vụ chuyển phát.

Căn cứ vào phiếu đặt chỗ số HM5 917027ngày 11/11/2011 thì nguyên đơn yêu cầu bị đơn cung cấp dịch vụ chuyển phát một lô hàng bao gồm 2 cánh tay Robot dùng để dạy học từ Vương Quốc Anh sang Việt Nam bằng đường hàng không theo hình thức “Door to Door” nghĩa là nhận hàng từ người giao hàng chuyển giao đến người nhận.

Theo lời thừa nhận của đôi bên đương sự tại những phiên Tòa trước đây thì khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển phát của BĐ_Công ty TRAIN sẽ điền vào biểu mẫu có sẵn của BĐ_Công ty TRAIN (mặt sau có ghi phiên bản tóm tắt các điều khoản và điều kiện vận chuyển và thực hiện các dịch vụ khác), hai bên không ký hợp đồng nào khác. Như vậy, khi nguyên đơn sử dụng dịch vụ chuyển phát của BĐ_TRAIN, điền thông tin vào biểu mẫu có sẵn của BĐ_TRAIN và được BĐ_TRAIN chấp nhận thì đôi bên đã phát sinh giao dịch, nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết theo qui định của pháp luật.

Hiện nay, BĐ_Công ty TRAIN đang quản lý 01 kiện hàng có chứa 01 Robot bị gãy 01 cánh tay do nguyên đơn từ chối nhận với lý do bị hư hỏng.

Tại Điều 12 bản dịch tóm tắt ( 01-10 ) các điều khoản và điều kiện vận chuyển và thực hiện các dịch vụ khác (từ tiếng Anh sang tiếng Việt) được in tại mặt sau của mẫu không vận đơn do BĐ_TRAIN phát hành khi khách hàng giao dịch có ghi:

12.1 Căn cứ theo qu  định tại Điều 13 dưới đâ , chúng tôi giới hạn trách nhiệm phải chịu về bất kỳ mất mát, hư hỏng hay sự chậm trễ của bất cứ phần nào hay toàn bộ lô hàng của người gửi phát sinh từ việc vận chuyển như sau:

a/ Nếu việc vận chuyển lô hàng của người gửi toàn bộ hoặc chỉ một phần bằng đường hàng không và liên quan đến nơi cuối cùng hay trạm dừng thuộc một nước ngoài nước gửi hàng, luật áp dụng bắt buộc sẽ là công ước Warsaw 192, hoặc công ước Warsaw được tu chỉnh bởi Nghị định thư La Haye1955 và/hoặc Nghị định thư Montreal số 4 ( 1975), hoặc Công ước Montreal (1999) tùy theo phải áp dụng văn bản nào cho phù h    . Các điều ước quốc tế nà  điều chỉnh và giới hạn trách nhiệm của chúng tôi đối với những mất mát, hư hỏng, chậm trễ xảy ra cho hàng gửi đến 19 SDR trên mỗi ký lô ( xấp xỉ 20 Euro/ký lô mặc dù tỷ giá có biến động)...

Điều 16 quy định về trách nhiệm bồi thường tăng cường : Dựa vào việc thanh toán cước   hí đã định, người gửi có thể kê khai trên phiếu gửi hàng giá trị của lô hàng (không áp dụng cho giấy tờ, tài liệu) vư  t quá mức trách nhiệm bồi thường như qu   định tại Điều 12 lên mức tối đa 25.000 Euro cho mỗi lô hàng (“trách nhiệm bồi thường tăng cường”). Việc kê khai phải được thực hiện bằng cách điền vào ô thích h  p và kê khai  giá trị trên phiếu gửi hàng. Có thể đòi bồi thường thiệt hại xảy   ra cho lô hàng đã được chứng minh lên đến tổng giá trị đã kê khai…

Theo phần kê khai trên không vận đơn số GD 318209124 WW thì nguyên đơn lựa chọn dịch vụ chuyển phát nhanh tiết kiệm, phần lựa chọn ưu tiên trách nhiệm được nâng cao để trống. Như vậy, nguyên đơn chỉ lựa chọn dịch vụ chuyển phát nhanh tiết kiệm thông thường, không lựa cho dịch vụ trách nhiệm tăng cường.

Hai kiện hàng được BĐ_Công ty TRAIN nhận từ Công ty Robotica vận chuyển về Việt Nam để giao cho nguyên đơn, quá trình kiểm hóa, thông quan phát hiện 01 kiện hàng chứa 01 Robot bị gãy 01 cánh tay nên BĐ_Công ty TRAIN phải có trách nhiệm bồi thường.

Theo lời thừa nhận của đôi bên đương sự thì kiện hàng có trọng lượng 7kg, việc bồi thường sẽ được thực hiện theo quy định của BĐ_TRAIN trong Bản các điều khoản và điều kiện vận chuyển và thực hiện các dịch vụ khác khi nguyên đơn lựa chọn loại dịch vụ là chuyển phát nhanh tiết kiệm, mức bồi thường do hàng hóa bị hư hỏng được tính như sau: 7kg x 20 Euro = 140 Euro sẽ được quy đổi ra tiền đồng VN.

Theo bảng tỷ giá ngày 15/6/2015 của Ngân hàng TMCP Việt Nam thì giá bán của 1

Euro = 24.580đ. 140 Euro x 24.580đ = 3.441.200đ.

Xét yêu cầu của nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả 7.246.266đ tiền lãi, Hội đồng xét xử xét thấy: Theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại thì bị đơn còn phải chịu trách nhiệm thanh toán thêm phần lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường.

Theo biểu lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thì mức lãi là 6,8%/năm; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: 6,20%/năm. Như vậy, mức lãi suất trung bình  là 6,5%/năm,  lãi suất quá hạn là 9,75%/năm.

Tiền lãi được tính như sau:

Từ tháng 12/2011 đến 6/2015 = 43 tháng:

3.441.200đ x 9,75%/năm x 43 tháng = 1.202.269đ

Tổng cộng, bị đơn phải thanh toán là: 3.441.200 + 1.202.269đ = 4.643.469đ

Như trên đã phân tích, Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn.

Về thời hạn thanh toán: Nguyên đơn yêu cầu bị đơn thanh toán ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật là không trái luật, nên chấp nhận.

Về án phí: Áp dụng Khoản 2, 4 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 và Điểm a, b Khoản 3 Mục I Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH 12 ngày 27 tháng 02 năm 2009, BĐ_Công ty TNHH TRAIN phải nộp 2.000.000đ án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. NĐ_Công ty cổ phần Biển Đỏ phải nộp 3.118.091đ án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm trên phần yêu cầu không được chấp nhận ( 67.005.306 – 4.643.469đ = 62.361.837đ )

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH:

Áp dụng Điều 29; Điều 199; Khoản 1 Điều 245; Khoản 1 Điều 252 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004;

Áp dụng Điều 40, 41 Luật Bưu Chính;

Áp dụng Điều 306 Luật Thương mại năm 2005;

Áp dụng Điều 2, 6, 7, 9, 26, 30, 31 và 32 Luật Thi hành án dân sự năm 2008;

Áp dụng Khoản 2, 4 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 và Điểm a,b

Khoản 3 Mục I Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh số

10/2009/UBTVQH 12 ngày 27 tháng 02 năm 2009.

Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu của NĐ_Công ty cổ phần Biển Đỏ.

BĐ_Công ty TNHH TRAIN có trách nhiệm bồi thường cho NĐ_Công ty cổ phần Biển Đỏ số tiền 4.643.469đ (Bốn triệu sáu trăm bốn mươi ba ngàn bốn trăm sáu mươi chín ngàn đồng) do đã làm hư hỏng hàng hóa theo dịch vụ chuyển phát ngày 11/11/2011.

Thời hạn thanh toán: Ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và có đơn yêu cầu thi hành án của nguyên đơn mà bị đơn chưa thanh toán xong số tiền nêu trên thì hàng tháng còn phải chịu thêm khoản lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác.

2. Về án phí: BĐ_Công ty TNHH TRAIN phải nộp 2.000.000đ (Hai triệu đồng) án phí  kinh  doanh  thương  mại  sơ  thẩm.  NĐ_Công  ty  cổ  phần  Thủy  Triều  Đỏ  phải  nộp 3.118.091đ (Ba triệu một trăm mười tám ngàn không trăm chín mươi mốt đồng) được trừ vào 1.475.133đ (Một triệu bốn trăm bảy mươi lăm ngàn một trăm ba mươi ba đồng) tiền tạm ứng án phí theo theo Biên lai thu số 01200 ngày 19/11/2012 của Chi cục Thi hành án Dân sự quận  TB,  thành  phố HCM,  NĐ_Công  ty  cổ  phần  Thủy  Triều  Đỏ  còn  phải  nộp  thêm 1.642.958đ (Một triệu sáu trăm bốn mươi hai ngàn chín trăm năm mươi tám đồng).

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

3. Về quyền kháng cáo: BĐ_Công ty TNHH TRAIN có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, NĐ_Công ty cổ phần Biển Đỏ có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản sao án hoặc bản sao án được niêm yết hợp lệ.

Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp và Viện Kiểm sát nhân dân cấp trên có quyền kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

 

 

 

Tên bản án

Bản án số: 254/2015/KDTM-ST Tranh chấp hợp đồng chuyển phát

Số hiệu 254/2015/KDTM-ST Ngày xét xử 15/6/2015
Bình luận án

Tiếng Việt

English